Ukraine sử dụng hệ thống phòng thủ ven bờ RBS-17 tấn công mục tiêu trên bộ

VOV.VN - Đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy, đây là lần đầu Lực lượng Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ RBS-17 của Thụy Điển để tấn công các mục tiêu trên bộ, theo The War Zone.

Đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội mới đây ghi lại hình ảnh dường như cho thấy lực lượng Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ RBS-17 mà Thụy Điển viện trợ để tấn công mục tiêu trên bộ.

RBS-17, còn được gọi là “Robot 17” hay “Hệ thống phòng thủ ven bờ Hellfire” (HSDS), sử dụng một phiên bản tên lửa chống tăng AGM-114C Hellfire của Mỹ. Thụy Điển đã gửi hệ thống này cho Ukraine trong một gói viện trợ giữa năm nay.

Được thiết kế chủ yếu cho vai trò phòng thủ gần bờ, chống lại các cuộc đổ bộ và các mối đe dọa ở vùng nước nông, điều đáng chú ý nhất trong đoạn video mới xuất hiện gần đây là cách các lực lượng Ukraine dường như sử dụng RBS-17 nhằm vào các mục tiêu trên bộ.

Đoạn video cho thấy RBS-17 phóng tên lửa từ vị trí giữa cánh đồng ở Ukraine. Trước khi tên lửa được phóng đi, người điều khiển chạy lùi về nơi ẩn nấp phía sau một hàng cây gần đó.

Trước khi người điều khiển quay trở lại, tên lửa phóng về phía một mục tiêu không xác định. Tuy nhiên, xét thấy không có vùng nước nào xuất hiện gần đó, đoạn video có thể xác nhận rằng các lực lượng Ukraine đang sử dụng RBS-17 chống lại các mục tiêu mặt đất, đánh dấu việc hệ thống này và tên lửa trong dòng Hellfire được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến trên bộ ở Ukraine.

Đáng chú ý, tên lửa Brimstone mà Anh viện trợ cho Kiev đã được sử dụng theo cách tương tự ở Ukraine vài lần. Khi đó, Brimstone được phóng từ một bệ phóng đặt trên xe tải. Brimstone có một số điểm tương đồng với Hellfire, bao gồm cả hình dạng tổng thể, nhưng là tên lửa được thiết kế phóng từ trên không.

RBS-17 được thiết kế với một số đặc điểm giúp nó hữu dụng trong vai trò tấn công trên bộ do có nguồn gốc được lấy cảm hứng từ tên lửa Hellfire chống giáp. Ví dụ, hệ thống này có thể di động và yêu cầu thiết lập tối thiểu với hệ thống khai hỏa trên mặt đất kiểu giá 3 chân và bệ phóng nhỏ gọn.

RBS-17 cũng là một hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser được thiết kế có độ chính xác cao với bộ ngắm laser và quang học được sử dụng để phát hiện và đánh dấu mục tiêu. Tên lửa của RBS-17 có thể mang đầu đạn nặng 9 kg và có thể tấn công mục tiêu ở cự ly khoảng 8 km.

Khi Thụy Điển lần đầu tiên thông báo sẽ gửi hệ thống RBS-17 cho Ukraine, nước này đã viện dẫn yêu cầu của chính phủ Ukraine về một hệ thống giúp đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của lực lượng Nga ở các vùng ven biển phía Đông Nam Ukraine, cũng như những lo ngại về một cuộc đổ bộ đường biển ở đó. RBS-17 dường như là một lựa chọn hợp lý để Thụy Điển gửi đi vì hệ thống này được thiết kế để bảo vệ bờ biển chống lại những mối đe dọa như vậy.

Hiện tại, cục diện mối đe dọa đã thay đổi và việc phòng thủ bờ biển không còn là ưu tiên cao như trước đây. Điều này có khả năng thúc đẩy các lực lượng Ukraine sáng tạo với các loại vũ khí mà họ được cung cấp, bao gồm cả việc khám phá hiệu quả của RBS-17 với các mục tiêu mặt đất.

Na Uy cũng sử dụng một phiên bản tương tự của RBS-17 và tháng 9 vừa qua đã cam kết sẽ viện trợ khoảng 160 tên lửa dẫn đường bằng laser Hellfire cho Ukraine. Chúng có thể được sử dụng để tấn công xe thiết giáp và các phương tiện khác của Nga, cũng như các mục tiêu “mềm” hơn và có thể đặc biệt hữu ích trong việc thiết lập hệ thống phòng thủ bán tĩnh ở các khu vực trọng yếu, cũng như trong các cuộc phục kích. Các tên lửa sẽ được bàn giao kèm với bệ phóng và bộ hướng dẫn của hệ thống.

Với thông tin này, tên lửa được nhìn thấy trong video kể trên cũng có thể là Hellfire mà Na Uy cam kết viện trợ chứ không phải là phiên bản tên lửa trong hệ thống RBS-17 của Thụy Điển. Tuy nhiên, không rõ Na Uy đã bàn giao số tên lửa như đã cam kết hay chưa.

Dù vậy, đoạn video trên cho thấy các lực lượng Ukraine dường như đang đưa vào sử dụng các hệ thống dựa trên Hellfire mà nước này được viện trợ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine tiếp nhận “mắt thần” cho hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T
Ukraine tiếp nhận “mắt thần” cho hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T

VOV.VN - Ukraine vừa tiếp nhận hệ thống radar TRML-4D đầu tiên để bổ sung cho hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T do Đức cung cấp nhằm bảo vệ không phận nước này.

Ukraine tiếp nhận “mắt thần” cho hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T

Ukraine tiếp nhận “mắt thần” cho hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T

VOV.VN - Ukraine vừa tiếp nhận hệ thống radar TRML-4D đầu tiên để bổ sung cho hệ thống tên lửa phòng không IRIS-T do Đức cung cấp nhằm bảo vệ không phận nước này.

Điểm tên các loại vũ khí Mỹ có và không cung cấp cho Ukraine
Điểm tên các loại vũ khí Mỹ có và không cung cấp cho Ukraine

VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ đã cam kết hỗ trợ hàng nghìn vũ khí cho Kiev, trong đó có các tên lửa Javelin và các loại đạn pháo hạng nặng. Tuy nhiên, cũng có những loại vũ khí Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine.

Điểm tên các loại vũ khí Mỹ có và không cung cấp cho Ukraine

Điểm tên các loại vũ khí Mỹ có và không cung cấp cho Ukraine

VOV.VN - Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Mỹ đã cam kết hỗ trợ hàng nghìn vũ khí cho Kiev, trong đó có các tên lửa Javelin và các loại đạn pháo hạng nặng. Tuy nhiên, cũng có những loại vũ khí Mỹ sẽ không cung cấp cho Ukraine.

Sức mạnh ATACMS - Hệ thống tên lửa Ukraine muốn nhưng Mỹ nói chưa cần
Sức mạnh ATACMS - Hệ thống tên lửa Ukraine muốn nhưng Mỹ nói chưa cần

VOV.VN - Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS) có thể tấn công các mục tiêu cách xa hơn 300km. Ukraine nhận định vũ khí này có thể giúp họ giành lại Crimea, song Mỹ cho rằng điều Kiev cần nhất lúc này là một loại vũ khí khác, đó là Hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS).

Sức mạnh ATACMS - Hệ thống tên lửa Ukraine muốn nhưng Mỹ nói chưa cần

Sức mạnh ATACMS - Hệ thống tên lửa Ukraine muốn nhưng Mỹ nói chưa cần

VOV.VN - Hệ thống Tên lửa Tác chiến Lục quân (ATACMS) có thể tấn công các mục tiêu cách xa hơn 300km. Ukraine nhận định vũ khí này có thể giúp họ giành lại Crimea, song Mỹ cho rằng điều Kiev cần nhất lúc này là một loại vũ khí khác, đó là Hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS).