“Hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí”

VOV.VN - Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo giám sát của Quốc hội cho thấy trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển.

Vấn đề này được thẳn thắn chỉ rõ trong phiên giám sát tối cao của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” ,  diễn ra hôm nay 31/10.

Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương làm trưởng đoàn, tập trung vào khu vực công trên địa bàn cả nước, với 5 nội dung trọng điểm và 7 lĩnh vực trọng tâm theo quy định của Luật THTK,CLP.

Tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước hơn 350 nghìn tỷ đồng

Trình bày báo cáo, ông Nguyễn Phú Cường – Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát cho biết, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP giai đoạn 2016-2021 đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực, song hành với kết quả to lớn của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tài chính, ngân sách; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Biểu hiện rõ nhất là quản lý, sử dụng NSNN, các nguồn vốn nhà nước khác có nhiều chuyển biến tích cực, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Tổng thu và quy mô thu NSNN 5 năm giai đoạn 2016-2020 tương ứng đạt 6,918 triệu tỷ đồng và bình quân đạt 25,3% GDP, vượt mục tiêu đề ra và gấp 1,66 lần giai đoạn 2011-2015.

Cơ cấu chi NSNN chuyển biến tích cực, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển từ mức 22,9% tổng chi NSNN năm 2016 lên khoảng 29% năm 2020; giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên từ 64,9% tổng chi NSNN năm 2017 xuống dưới 64% năm 2020 theo đúng mục tiêu đề ra, nhưng vẫn bảo đảm kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về an sinh xã hội, các lĩnh vực quan trọng.

Tổng số tiết kiệm kinh phí ngân sách, vốn nhà nước giai đoạn 2016-2021 là 350,54 nghìn tỷ đồng. Bội chi NSNN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 3,37% GDP. Nợ công giảm mạnh từ 63,7% GDP vào đầu nhiệm kỳ xuống còn 55,9% GDP cuối năm 2020 và được cơ cấu lại bền vững, an toàn.

Sắp xếp tinh gọn bộ máy, quản lý biên chế, tinh giản biên chế, cải cách thủ tục hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực, là một thành tựu và kết quả nổi bật nhất giai đoạn 2016-2021.

Tính đến cuối năm 2021 đã giảm 13,85% số đơn vị sự nghiệp công lập; biên chế công chức giảm 10,01%; viên chức giảm 11,12% so với năm 2015, vượt mục tiêu đề ra.

Quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, đất đai, khoáng sản được tăng cường. Nguồn thu từ đất góp phần tăng thu đáng kể cho NSNN. Một số địa phương đã chú trọng, quyết liệt xử lý thu hồi được nhiều dự án treo, dự án chậm tiến độ, yêu cầu đưa vào sử dụng gần 100 nghìn ha đất của các dự án chậm triển khai.

“Một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn”

Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn Giám sát cũng thẳng thắn chỉ rõ, việc thực hiện chính sách, pháp luật về THTK,CLP vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; việc chấp hành pháp luật còn chưa nghiêm; trong một số trường hợp thất thoát, lãng phí là rất lớn, nghiêm trọng, làm mất đi cơ hội phát triển.

Đáng lưu ý là hàng nghìn dự án chậm tiến độ và có xu hướng tăng lên qua các năm. Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương năm 2016 có 1.448 dự án chậm tiến độ, năm 2017 là 1.609 dự án, năm 2018 là 1.778 dự án, năm 2019 là 1.878 dự án, năm 2020 là 1.867 dự án, năm 2021 là 1.962 dự án, trong đó hầu hết dự án quan trọng quốc gia, các dự án trọng điểm đều chậm tiến độ.

Hàng nghìn dự án phải điều chỉnh quyết định đầu tư, có dự án điều chỉnh nhiều lần, tổng mức đầu tư điều chỉnh cao gấp nhiều lần so với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu.

Hàng nghìn dự án có thất thoát, lãng phí, trong đó: năm 2016 là 590 dự án, năm 2017 là 840 dự án, năm 2018 là 422 dự án, năm 2019 là 125 dự án, năm 2020 là 923 dự án, năm 2021 là 185 dự án. Có nhiều dự án trong số 1.086 trường hợp phải xử lý hình sự, đã xét xử.

Cũng theo ông Nguyễn Phú Cường, giai đoạn 2016-2020, cổ phần hóa, thoái vốn chỉ đạt 30% kế hoạch. Vốn nhà nước đầu tư tại một số doanh nghiệp chưa được bảo toàn. Nhiều dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp còn thua lỗ, thất thoát, lãng phí.

“Cơ bản các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực dầu khí, điện, than, hóa chất chậm tiến độ nhiều năm,… rủi ro có thể gây thất thoát, lãng phí rất lớn và ảnh hưởng đến cân đối năng lượng nếu không có giải pháp xử lý kịp thời. Một số quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách hoạt động không hiệu quả, sắp xếp lại còn chậm, còn để xảy ra thất thoát, lãng phí” – báo cáo nhấn mạnh.

Hay việc quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ và công trình phúc lợi công cộng tại một số bộ, ngành, địa phương không đúng quy định, chưa hiệu quả; sử dụng sai mục đích, lãng phí. Nhiều nhà, căn hộ tái định cư chưa đưa vào sử dụng hoặc không còn nhu cầu sử dụng, bỏ hoang, đang xuống cấp nghiêm trọng.

Quy hoạch treo, dự án treo còn khá phổ biến. Chỉ tính riêng 7/15 địa phương Đoàn giám sát làm việc có báo cáo đã có 1.739 công trình, dự án được UBND cấp tỉnh phê duyệt, nhưng không triển khai phải hủy bỏ, với tổng diện tích 12.015 ha….

“Những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân do một số quy định pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức, đơn giá còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu phát triển thì nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện” – báo cáo giám sát khẳng định, trong đó có có kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện chưa nghiêm; có hiện tượng buông lỏng quản lý, nể nang, né tránh tại nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương.

Từ thực tế trên, Đoàn giám sát của Quốc hội đưa ra hàng loạt đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, cơ quan tư pháp. Trong đó yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm giải trình của người đứng đầu có liên quan và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với 3.085 dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn 2016-2021 có thất thoát, lãng phí; 74.378,7 ha đất sử dụng sai mục đích, bỏ hoang hóa, vi phạm pháp luật; 79.670 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp đã có quyết định thu hồi nhưng chưa có phương án sử dụng; 305.043 ha đất các công ty nông, lâm nghiệp chưa có quyết định thu hồi và chưa có phương án sử dụng đất…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Tư duy nhiệm kỳ gây lãng phí đất đai”
“Tư duy nhiệm kỳ gây lãng phí đất đai”

VOV.VN - Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh điều này và cho biết có địa phương sau mỗi nhiệm kỳ thì số dự án treo tăng thêm, hàng nghìn hecta đất lãng phí, gây bức xúc.

“Tư duy nhiệm kỳ gây lãng phí đất đai”

“Tư duy nhiệm kỳ gây lãng phí đất đai”

VOV.VN - Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh điều này và cho biết có địa phương sau mỗi nhiệm kỳ thì số dự án treo tăng thêm, hàng nghìn hecta đất lãng phí, gây bức xúc.

Thủ tướng: Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính và quan liêu
Thủ tướng: Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính và quan liêu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xác định rõ lộ trình phù hợp để thực hiện, tháo gỡ vướng mắc, không để lãng phí thời gian, công sức chỉ vì thủ tục hành chính hay sự quan liêu, tắc trách của người thực thi công vụ.

Thủ tướng: Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính và quan liêu

Thủ tướng: Không để lãng phí thời gian, công sức vì thủ tục hành chính và quan liêu

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xác định rõ lộ trình phù hợp để thực hiện, tháo gỡ vướng mắc, không để lãng phí thời gian, công sức chỉ vì thủ tục hành chính hay sự quan liêu, tắc trách của người thực thi công vụ.

Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"
Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"

VOV.VN - “Ông bà ta có câu “tấc đất, tấc vàng”, vậy hàng nghìn dự án treo, hàng tỷ tấc đất lãng phí thì mất bao nhiêu tấc vàng? Đất đai bỏ không trong khi hàng chục nghìn gia đình không có đất, nhiều người phải ở gầm cầu, bên sông đối diện với nhiều rủi ro”.

Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"

Quy hoạch “treo” lãng phí vô biên "tấc vàng"

VOV.VN - “Ông bà ta có câu “tấc đất, tấc vàng”, vậy hàng nghìn dự án treo, hàng tỷ tấc đất lãng phí thì mất bao nhiêu tấc vàng? Đất đai bỏ không trong khi hàng chục nghìn gia đình không có đất, nhiều người phải ở gầm cầu, bên sông đối diện với nhiều rủi ro”.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều dự án về giáo dục, y tế gây lãng phí lớn
Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều dự án về giáo dục, y tế gây lãng phí lớn

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, các công trình, trụ sở, trường học bệnh viện được triển khai nhưng đang có sự lãng phí rất lớn, do đó, cần có sự đánh giá định lượng được sự lãng phí là bao nhiêu và cần có bài học kinh nghiệm và xử lý tiếp theo cho phù hợp.

Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều dự án về giáo dục, y tế gây lãng phí lớn

Đại biểu Quốc hội chỉ ra nhiều dự án về giáo dục, y tế gây lãng phí lớn

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội cho rằng, các công trình, trụ sở, trường học bệnh viện được triển khai nhưng đang có sự lãng phí rất lớn, do đó, cần có sự đánh giá định lượng được sự lãng phí là bao nhiêu và cần có bài học kinh nghiệm và xử lý tiếp theo cho phù hợp.

Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí
Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí

VOV.VN - Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%. Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo hiện vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư...

Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí

Nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ, gây lãng phí

VOV.VN - Dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM được phê duyệt năm 2010, đến tháng 10/2021 lũy kế giải ngân vốn ODA chỉ đạt 2,5%, vốn đối ứng chỉ đạt 2,09%. Tuyến đường sắt đô thị TP Hà Nội đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo hiện vẫn đang làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư...