Độc đáo lễ hội làng gốm Thổ Hà

Nổi bật trong hội làng Thổ Hà là lễ rước ba ông Phúc, Lộc, Thọ do chính người dân làng hóa trang.

Làng Thổ Hà xưa kia là một trong ba trung tâm gốm sứ cổ xưa có tiếng nhất của người Việt, nay là thôn Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Dấu vết của làng gốm Thổ Hà còn lại ngày nay là những mảng tường nhà, hàng rào, đường làng xây hoàn toàn bằng các phế phẩm gốm. Lễ hội làng Thổ Hà diễn ra từ ngày 20 – 22/1 âm lịch và ngày lễ chính là 21/1 âm lịch. Lễ hội nhằm tôn vinh, tưởng nhớ ông Đào Trí Tiến - người được xem là ông tổ nghề gốm của làng Thổ Hà.

Lễ hội truyền thống làng Thổ Hà có từ năm 1685 nhưng bị gián đoạn trong một thời gian dài. Mãi cho đến năm 1992, dân làng cùng các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là chi hội người cao tuổi ở làng đã chính thức tổ chức lại lễ hội cùng nghi lễ rước theo nghi thức xưa. Hội làng được tổ chức hàng năm, nhưng chỉ vào các năm Canh, Nhâm, Ât, Đinh mới có lễ rước long trọng.

Lễ rước là điểm nổi bật trong hội làng Thổ Hà. Khi ấy, các xóm trong làng tổ chức rước kiệu ra đình gồm hàng trăm người, ai nấy đều ăn vận rực rỡ. Tâm điểm của hội rước là ba ông Phúc Lộc Thọ do dân làng hóa trang, dẫn đầu là đoàn múa lân, đội bát nhã đủ cả kèn, trống, nhị, thanh la.

Đi sau 3 ông Phúc, Lộc, Thọ có 4 ông Tổng Cờ, Tổng Kiếm, Tổng Tiết, Tổng Chiêng. Mỗi ông đại diện cho một đoàn quân. Tiếp sau đó là đoàn rước Kiệu Thánh và Kiệu Mẫu cùng bàn thờ ngai vị đi kèm với đội múa sinh tiền. Lễ Rước chỉ đi theo đoạn đường khoảng 300m nhưng phải mất 2 giờ  do nhiều nghi lễ kèm theo…

Hóa trang cho lễ rước

Mỗi người hóa thân vào một nhân vật khác nhau

Ông Tổng cờ

Đội bát nhã đủ kèn, trống, nhị, thanh la

Nổi bật 3 ông Phúc, Lộc, Thọ

Ông "Thọ" được con cháu ghi lại phút hóa thân

Đoàn rước hùng dũng trên đường làng

Dấu vết của làng gốm Thổ Hà còn lại ngày nay là những mảng tường nhà, xây hoàn toàn bằng các phế phẩm gốm..."

Lễ vật phồn thực

Chị em xúng xính áo quần tham gia ngày hội

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên