Tầm quan trọng của Sievierodonetsk khiến Nga và Ukraine quyết giành từng tấc đất

VOV.VN - Sievierodonetsk là một trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Đông Ukraine. Đây cũng là nơi phong trào ly khai thân Nga lần đầu khởi xướng ở vùng Donbass gần 20 năm về trước.

Chỉ 2 tuần sau khi các binh sỹ Ukraine cuối cùng ở thành phố cảng Mariupol đầu hàng quân đội Nga với hy vọng hoạt động trao đổi tù nhân sẽ được thực hiện, Ukraine có thể mất thêm một trung tâm lớn ở Donbass – thành phố Sievierodonetsk. Ông Serhiy Hayday, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Lugansk, cho biết, giao tranh tại Sievierodonetsk đang diễn ra rất ác liệt và các binh sỹ Nga đã tiến vào trung tâm thành phố. Theo quan chức này, Nga hiện đã kiểm soát 80% diện tích Sievierodonetsk.

Giao tranh tiếp tục diễn ra tại các khu định cư phía Nam và phía Tây của Severodonetsk khi quân đội Nga cố gắng bao vây các tuyến phòng thủ của Ukraine. Sievierodonetsk và khu vực lân cận Lyssychansk là những thành phố lớn cuối cùng trong khu vực Lugansk vẫn do Kiev nắm giữ. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, quân đội Ukraine bảo vệ khu vực có nguy cơ bị mắc kẹt khi Nga siết chặt vòng vây.

Trung tâm công nghiệp hóa chất

Thời Liên Xô, khu định cư gần nhà máy hóa chất Azot lớn nhất của Ukraine đã phát triển thành một thành phố mới. Nó nằm không xa các thành phố Lugansk, Donetsk và Kharkov, được đặt tên là Sievierodonetsk theo tên của con sông Sibersky Donets vào những năm 1950. Trước chiến tranh, thành phố này có dân số khoảng 100.000 người.

Ngoài Azot, Sievierodonetsk còn có nhiều nhà máy hóa chất khác, trong khi Lyssychansk là nơi có nhà máy lọc dầu do Nga sở hữu, nhưng đã ngừng hoạt động từ lâu. Giống như nhiều nhà máy khác trong khu vực, Azot thời gian gần đây đang phải đối mặt với nguy cơ dừng sản xuất do xung đột leo thang tại Donbass.

Sievierodonetsk và Lyssychansk có tầm quan trọng chiến lược vì các khu vực này của Donbass kết nối với các vùng khác của Ukraine. Trọng tâm chính là tuyến đường cao tốc nối Lyssychansk với Bakhmut ở khu vực Donetsk. Nó được quân đội Ukraine sử dụng làm tuyến đường tiếp tế, đồng thời cũng là tuyến đường sơ tán dân thường để tránh các vụ pháo kích nguy hiểm.

Việc giành quyền kiểm soát Sievierodonetsk và Lysychansk sẽ cho phép quân đội Nga tiếp cận biên giới hành chính của khu vực. Từ đây, quân đội Nga có thể tiến xa hơn về phía Tây tới Kramatorsk, một trung tâm hành chính khác ở vùng Donetsk. Kramatorsk là một trong những thành phố công nghiệp lớn cuối cùng tại Donetsk hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng chính phủ Ukraine.

Nơi khởi xướng phong trào ly khai

Sievierodonetsk còn được biết đến là nơi khởi xướng phong trào ly khai tại Ukraine cách đây gần 20 năm. Ngày 28/11/2004, một sự kiện có tên Đại hội đại biểu các cấp toàn Ukraine đã diễn ra tại thành phố với sự tham gia của các thành viên thuộc Đảng Khu vực – một đảng chính trị trung hữu và thân Nga của Ukraine được thành lập tại Donbass vào cuối năm 1997 và nắm quyền kiểm soát nơi này.

Khi các cuộc biểu tình bùng phát tại thủ đô Kiev, Đảng này đã đe dọa sẽ tuyên bố thành lập một khu vực ly khai gồm 8 khu vực ở phía Đông và phía Nam Ukraine, cùng với Crimea và Sevastopol. Tuy nhiên, nỗ lực đó đã không thành công. Kể từ cuộc chính biến tại Ukraine năm 2014, Đảng Khu vực không tham gia bầu cử và hầu hết các thành viên của đảng này đã rời đi để tiếp tục sự nghiệp trong các đảng phái khác.

Sau khi Nga sáp nhập Bản đảo Crimea, lực lượng ly khai tại Ukraine đã nắm giữ 3 thành phố lân cận Sievierodonetsk, Lysychansk và Rubishne. Nhưng quân đội Ukraine đã giành lại quyền kiểm soát vào tháng 7/2014. Kể từ đó Sievierodonetsk trở thành trung tâm hành chính quân sự-dân sự của khu vực.

Tình hình chiến sự tại Severodonetsk

Giới phân tích cho rằng các lực lượng Ukraine đang bị bao vây xung quanh thành phố chiến lược Severodonetsk có khả năng rơi vào một trận địa nguy hiểm. Các tuyến phòng thủ của Ukraine được xây dựng trong nhiều năm qua nhằm chống lại lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn đã bị phá vỡ trong những tuần gần đây. Giao tranh ác liệt cùng với những cuộc pháo kích dữ dội đã phá vỡ nhiều chiến hào.

Theo Sky News, hình ảnh và video trên thực địa cho thấy, quân đội Nga đang chiến đấu ngày càng hiệu quả hơn. Việc sử dụng trực thăng tấn công và nhiều đơn vị pháo binh để hỗ trợ các cuộc tiến quân cho thấy các lực lượng Nga đang áp dụng chiến thuật sử dụng kết hợp nhiều loại vũ khí. Với chiến thuật này, các lực lượng pháo binh, không quân và lục quân sẽ hoạt động song song để hỗ trợ lẫn nhau.

Ông Stuart Ray, nhà phân tích cấp cao của công ty quốc phòng McKenzie Intelligence Services, cho rằng Nga đang có ưu thế hơn tại Severodonetsk: “Họ (Nga) đang bắt đầu giành thế chủ động”.  Theo các nhà quan sát, những bước tiến mà Moscow đạt được xung quanh Severodonetsk có thể tạo ra một “cái bẫy nguy hiểm” đối với các lực lượng Ukraine đang bảo vệ Severodonetsk và thành phố lân cận Lysychansk.

Frank Ledwidge, Giảng viên cao cấp về Chiến lược và Luật quân sự ở Đại học Portsmouth  nhận định, chiến lược này được áp dụng trong một trận đánh “ăn miếng trả miếng”. Hiện, Nga đang tìm cách đột phá dọc chiến tuyến để bao vây quân đội Ukraine.

Trong khi đó, lực lượng Ukraine đang cố gắng cầm cự ở để chống lại đợt tấn công tổng lực của Nga. Ông Oleksandr Stryuk, người đứng đầu chính quyền thành phố, cho biết: "Thành phố đã bị chia cắt, nhưng quân đội Ukraine vẫn đang cầm cự. Nó vẫn thuộc kiểm soát của Ukraine".

Hồi đầu tuần này, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, việc “giải phóng” Donbass - được tạo thành từ hai khu vực Lugansk và Donetsk - là một "ưu tiên vô điều kiện" trong cuộc chiến của Nga.

Nếu Severodonetsk thất thủ, toàn bộ khu vực Lugansk sẽ nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Khi đó, Moscow chỉ cần tập trung lực lượng để kiểm soát nốt khu vực Donetsk.

Tuy vậy, những bước tiến của Nga tại Donbass cũng không thể xóa bỏ một thực tế là Moscow đang thu nhỏ mục tiêu kể từ khi phát động chiến dịch quân sự từ cuối tháng 2.

Không ai có thể đoán trước cuộc chiến ở miền Đông Ukraine sẽ phát triển như thế nào. Nó có thể trở thành dấu chấm hết cho hoạt động quân sự của Nga nhưng cũng có thể khiến giao tranh kéo dài hơn khi các loại vũ khí do phương Tây cung cấp giúp Ukraine khôi phục lợi thế quân sự. Cả Nga lẫn Ukraine đều chịu thương vong nặng nề.

Chuyên gia Stuart Ray nhận định, hai bên khó có thể duy trì cường độ giao tranh mạnh mẽ như vậy một cách vô thời hạn. “Cuộc xung đột hiện giờ đã trở thành một cuộc chiến hao người tốn của. Cả Nga lẫn Ukraine sẽ không thể duy trì mức độ giao tranh ác liệt như vậy quá lâu”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hệ thống HIMARS mà Mỹ có thể gửi cho Ukraine lợi hại ra sao?
Hệ thống HIMARS mà Mỹ có thể gửi cho Ukraine lợi hại ra sao?

VOV.VN - Một số nhà phân tích nhận định, HIMARS có thể là vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” vào thời điểm các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn do hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của Nga.

Hệ thống HIMARS mà Mỹ có thể gửi cho Ukraine lợi hại ra sao?

Hệ thống HIMARS mà Mỹ có thể gửi cho Ukraine lợi hại ra sao?

VOV.VN - Một số nhà phân tích nhận định, HIMARS có thể là vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” vào thời điểm các lực lượng Ukraine đang gặp khó khăn do hỏa lực pháo binh mạnh mẽ của Nga.

Xung đột Nga-Ukraine đến bước ngoặt quyết định, các bên thay đổi mục tiêu
Xung đột Nga-Ukraine đến bước ngoặt quyết định, các bên thay đổi mục tiêu

VOV.VN - Gần 100 ngày kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, giao tranh vẫn tiếp diễn và chưa bên nào tuyên bố hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Nhiều nhà phân tích cho rằng, viễn cảnh sẽ là một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.

Xung đột Nga-Ukraine đến bước ngoặt quyết định, các bên thay đổi mục tiêu

Xung đột Nga-Ukraine đến bước ngoặt quyết định, các bên thay đổi mục tiêu

VOV.VN - Gần 100 ngày kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine, giao tranh vẫn tiếp diễn và chưa bên nào tuyên bố hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Nhiều nhà phân tích cho rằng, viễn cảnh sẽ là một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.

Ukraine tiết lộ mất từ 60 - 100 binh sỹ mỗi ngày, thừa nhận tình hình rất khó khăn
Ukraine tiết lộ mất từ 60 - 100 binh sỹ mỗi ngày, thừa nhận tình hình rất khó khăn

VOV.VN - Tổng thống Ukaine Zelensky ngày 31/5 cho biết, nước này đang mất từ 60 đến 100 binh sỹ mỗi ngày trong cuộc chiến với Nga.

Ukraine tiết lộ mất từ 60 - 100 binh sỹ mỗi ngày, thừa nhận tình hình rất khó khăn

Ukraine tiết lộ mất từ 60 - 100 binh sỹ mỗi ngày, thừa nhận tình hình rất khó khăn

VOV.VN - Tổng thống Ukaine Zelensky ngày 31/5 cho biết, nước này đang mất từ 60 đến 100 binh sỹ mỗi ngày trong cuộc chiến với Nga.

Tổng thống Biden: Mỹ không tìm cách kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine
Tổng thống Biden: Mỹ không tìm cách kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31/5 cho biết, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc khủng hoảng hiện tại không nhằm mục đích làm tổn thương Nga và Washington không tìm cách kéo dài cuộc xung đột.

Tổng thống Biden: Mỹ không tìm cách kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine

Tổng thống Biden: Mỹ không tìm cách kéo dài cuộc xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 31/5 cho biết, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Ukraine trong cuộc khủng hoảng hiện tại không nhằm mục đích làm tổn thương Nga và Washington không tìm cách kéo dài cuộc xung đột.

Lệnh cấm vận dầu mỏ mới nhất từ EU tác động ra sao đến Nga?
Lệnh cấm vận dầu mỏ mới nhất từ EU tác động ra sao đến Nga?

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu ngày 30/5 đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào khối này như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Lệnh cấm vận dầu mỏ mới nhất từ EU tác động ra sao đến Nga?

Lệnh cấm vận dầu mỏ mới nhất từ EU tác động ra sao đến Nga?

VOV.VN - Các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu ngày 30/5 đã nhất trí áp đặt lệnh cấm vận đối với hầu hết hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào khối này như một phần của các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow liên quan đến cuộc xung đột Ukraine.

Ông Josep Borrell: EU nên trở thành một lực lượng quân sự lớn
Ông Josep Borrell: EU nên trở thành một lực lượng quân sự lớn

VOV.VN - Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell ngày 31/5 cho rằng EU cần phải chuyển đổi thành một lực lượng quân sự lớn.

Ông Josep Borrell: EU nên trở thành một lực lượng quân sự lớn

Ông Josep Borrell: EU nên trở thành một lực lượng quân sự lớn

VOV.VN - Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell ngày 31/5 cho rằng EU cần phải chuyển đổi thành một lực lượng quân sự lớn.