Hậu Giang chủ động ứng phó với hạn, mặn xâm nhập trong mùa khô này

VOV.VN - Theo dự báo, trong mùa khô này vùng nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ước tính khoảng 90.000- 110.000ha; Vùng nguy cơ xâm nhập mặn, ảnh hưởng hạn có tổng diện tích ước tính khoảng 50.000-60.000ha.

Huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang hàng năm đều bị ảnh hưởng mặn xâm nhập từ biển Tây. Trong mùa khô này, mặn đã xâm nhập vào địa bàn huyện từ giữa tháng 2 đến nay, có những ngày nồng độ mặn đo được tại một số điểm trong huyện từ 8‰-9,5‰.

Để ứng phó có hiệu quả trước tình hình mặn xâm nhập, trước đó huyện Long Mỹ đã tiến hành tu bổ, nâng cấp 23 cống hở và 17 cống tròn. Những ngày qua, khi nước mặn theo kênh, rạch xâm nhập, nơi nào vượt mức 1,5‰, huyện đã chỉ đạo đóng cống nơi đó để ngăn mặn. Mặt khác, huyện cũng đã chỉ đạo ngành chức năng, địa phương sẵn sàng các giải pháp thực hiện đắp đập thời vụ ngăn mặn khi vào thời điểm cần thiết.

Ngoài giải pháp công trình, hàng ngày cán bộ của ngành nông nghiệp huyện còn thường xuyên đi kiểm tra độ mặn tại các điểm chính và nhanh chóng thông báo cho các địa phương, người dân trong vùng có nước mặn xâm nhập chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống. Nhờ sự chủ động này nên thời gian qua dù mặn xuất hiện với nồng độ cao nhưng người dân nơi đây vẫn đảm bảo được nguồn nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất, nhất là bảo vệ tốt vụ lúa Đông xuân 2023-2024.

Ông Nguyễn Công Đoàn ở ấp 6, xã Lương Nghĩa cho biết,vụ lúa Đông Xuân này ông gieo trồng được 12 công. Hiện lúa đang làm đòng, hứa hẹn vụ mùa bội thu.

“Trà lúa hiện nay thì đang phát triển tốt không ảnh hưởng mặn vì nhờ cái sự hỗ trợ của Nhà nước kiểm tra đo lường độ nước mặn, với lại đê bao khép kín nên ngăn chặn được nước mặn không để ảnh hưởng đến lúa của bà con”, ông Đoàn nói.

Tại huyện Phụng Hiệp dù hiện tại chưa bị ảnh hưởng của hạn và mặn xâm nhập nhưng theo dự báo có khoảng 20.000 ha đất sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng trong thời gian tới nên chính quyền và nhân dân trong huyện cũng đã chủ động chuẩn bị nhiều giải pháp để ứng phó.

Ngay từ năm ngoái, Phụng Hiệp đã huy động các nguồn lực hơn 25,4 tỷ đồng để đầu tư xây dựng 6 cống hở, 4 cống kết hợp với trạm bơm, tổ chức nạo vét 20 tuyến kênh tạo nguồn, chủ động khép kín cho hơn 1.000ha đất sản xuất, nâng tổng diện tích đất sản xuất được khép kín hoàn toàn trên địa bàn huyện xấp xỉ khoảng 19.000ha. Ngành nông nghiệp huyện cũng đã bố trí 8 điểm quan trắc mặn, định kỳ khảo sát 2 buổi/ngày để kịp thời cập nhật nồng độ mặn.

Trong khi đó, các địa phương trong huyện nằm dọc tuyến kênh xáng Quản Lộ- Phụng Hiệp, có nguy cơ ảnh hưởng mặn như các xã Phương Phú, Tân Phước Hưng và thị trấn Búng Tàu cũng đã tổ chức kiểm tra, duy tu sửa chữa các cống ngăn mặn do địa phương quản lý, vận hành và đề ra nhiều giải pháp để chủ động phòng chống.

“Ban Chỉ huy xã được huyện cấp máy đo nồng độ mặn thì chúng tôi cũng tổ chức đo hàng ngày để kiểm tra, đánh giá được nồng độ mặn để có hướng chuẩn bị. Bên cạnh đó chỉnh sửa lại các cống ngăn mặn. Hiện 6 cống trên địa bàn xã vận hành tốt đảm bảo khi có mặn xâm nhập thì chúng tôi sẽ đóng cống để đảm bảo an toàn trong sản xuất cho người dân. Chúng tôi cũng tuyên truyền để người dân chủ động trữ nguồn nước rong các khu sản xuất của mình, làm sao đảm bảo khi có mặn xâm nhập thì chủ động được nguồn nước ngọt", ông Nguyễn Đức Thọ- Phó chủ tịch UBND xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp cho biết.

Theo dự báo của các cơ quan chức năng, nồng độ mặn trên sông, kênh rạch tại các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục tăng cao vào tháng 3 và đầu tháng 4 tới; phạm vi mặn xâm nhập trên sông Hậu từ 40 đến 48km; sông Cái Lớn từ 30 đến 40km.

Trước tình hình này, UBND tỉnh Hậu Giang đã có văn bản yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thường xuyên phối hợp, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn, độ mặn tại các cửa sông chính để kịp thời kiểm soát mặn xâm nhập từ biển Đông và biển Tây vào địa bàn tỉnh.

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu, ngoài thực hiện tốt công tác dự báo tình hình xâm nhập mặn vào từng thời điểm cụ thể, các đơn vị và cán bộ chuyên môn cần tăng cường công tác quan trắc độ mặn nhằm phát hiện sớm nồng độ mặn và địa bàn bị xâm nhập để thông tin kịp thời cho chính quyền các cấp kịp thời xử lý, cũng như người dân biết chủ động phòng tránh. Trong đó, công tác quan trắc phải đảm bảo thông suốt và liên tục từ tỉnh đến địa phương trên cơ sở đánh giá, dự báo để có sự chủ động ứng phó hiệu quả.

“Qua đợt đi kiểm tra thực tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở ban ngành, đặc biệt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như là Chi cục Thủy lợi, Văn phòng Thường trực của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai có thông tin kịp thời đến người dân và các cấp chính quyền cơ sở để làm sao có những thông tin sớm nhất, kịp thời nhất để dân chủ động ứng phó trên tinh thần là hạn chế tối đa thiệt hại do xâm nhập mặn trong thời gian tới. Qua kinh nghiệm đợt mặn 2015-2016, cũng như đợt mặn 2018-2019 đã diễn ra trên địa bàn của tỉnh thì cũng đề nghị nhân dân trong tỉnh phải thường xuyên nghe thông tin từ cơ quan thông tấn báo chí, trên phân tích dự báo của cơ quan chức năng của tỉnh để chủ động ứng phó với tình hình xâm nhập mặn”, ông Tuyên nêu rõ.

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương kiểm tra nắm số hộ dân bị thiếu nước ngọt sinh hoạt, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số... để kịp thời thực hiện giải pháp hỗ trợ phù hợp với thực tế tại vùng bị hạn, mặn xâm nhập, kiên quyết không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại ĐBSCL

VOV.VN - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Sóc Trăng: Hạn, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân
Sóc Trăng: Hạn, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân

VOV.VN - Do giá lúa tăng cao, một bộ phận nông dân ở Sóc Trăng tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) vào thời gian cao điểm diễn ra mặn xâm nhập nên nguy cơ rủi ro cao. Một số diện tích lúa đã bị ảnh hưởng và thiệt hại do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.

Sóc Trăng: Hạn, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân

Sóc Trăng: Hạn, mặn xâm nhập gây ảnh hưởng đến sản xuất lúa của người dân

VOV.VN - Do giá lúa tăng cao, một bộ phận nông dân ở Sóc Trăng tiếp tục sản xuất vụ Đông Xuân muộn (vụ 3) vào thời gian cao điểm diễn ra mặn xâm nhập nên nguy cơ rủi ro cao. Một số diện tích lúa đã bị ảnh hưởng và thiệt hại do thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập
Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. Ngành chức năng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp từ công trình đến phi công trình để ứng phó, bảo đảm sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

Các địa phương khu vực ĐBSCL nỗ lực ứng phó hạn, mặn xâm nhập

VOV.VN - Diễn biến mặn xâm nhập vào mùa khô 2024 tại ĐBSCL đang bước vào cao điểm. Trong tháng 2 và tháng 3 này, độ mặn cao đã xâm nhập mạnh và sâu khiến việc sản xuất, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng do khan hiếm nước ngọt. Ngành chức năng các địa phương đang triển khai quyết liệt các giải pháp từ công trình đến phi công trình để ứng phó, bảo đảm sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Hậu Giang đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn
Hậu Giang đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn

VOV.VN - Trước dự báo tình hình hạn, mặn xâm nhập sẽ diễn ra gay gắt trong mùa khô này, tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động có giải pháp để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

Hậu Giang đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn

Hậu Giang đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân trong mùa hạn mặn

VOV.VN - Trước dự báo tình hình hạn, mặn xâm nhập sẽ diễn ra gay gắt trong mùa khô này, tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các ngành chức năng chủ động có giải pháp để đảm bảo nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân.

Hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre kêu trời vì sử dụng nước nhiễm mặn giá cao
Hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre kêu trời vì sử dụng nước nhiễm mặn giá cao

VOV.VN - Hiện nay, bước vào cao điểm hạn mặn, nguồn nước ngọt sinh hoạt đối với người dân tỉnh Bến Tre bắt đầu khan hiếm, nhiều trạm cấp nước trên địa bàn đã bị nhiễm mặn. Điều cần quan tâm là tại một số xã ở huyện Châu Thành, rất nhiều hộ dân rất bức xúc, dù phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn nhưng đóng phí ở mức cao.

Hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre kêu trời vì sử dụng nước nhiễm mặn giá cao

Hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre kêu trời vì sử dụng nước nhiễm mặn giá cao

VOV.VN - Hiện nay, bước vào cao điểm hạn mặn, nguồn nước ngọt sinh hoạt đối với người dân tỉnh Bến Tre bắt đầu khan hiếm, nhiều trạm cấp nước trên địa bàn đã bị nhiễm mặn. Điều cần quan tâm là tại một số xã ở huyện Châu Thành, rất nhiều hộ dân rất bức xúc, dù phải sử dụng nguồn nước nhiễm mặn nhưng đóng phí ở mức cao.