Làng Đông Cứu làm khăn chầu, áo ngự
(VOV) - Nghề may và thêu tay khăn chầu, áo ngự với độ chuyên sâu, đa dạng mẫu mã là thế mạnh ở làng Đông Cứu.
Người ta gọi trang phục trong hầu đồng là khăn chầu áo ngự, là các y phục của chư thánh giá ngự. Tuy nhiên, kiểu dáng, màu sắc trang phục có những quy định chung nhưng không mang tính bắt buộc, mỗi nơi lại có những dị biệt khác nhau theo vùng miền.
Ở Hà Nội có thể tìm mua khăn chầu, áo ngự ở phố Hàng Quạt. Xa hơn, có thể tìm mua hoặc đặt may ở chợ Vồi -Thường Tín. Quy mô và độ chuyên sâu trong sản xuất trang phục hầu đồng với số lượng lớn, đa dạng mẫu mã phải tới làng Đông Cứu xã Dũng Tiến (Thường Tín, Hà Nội).
Sản phẩm của làng Đông Cứu hiện được bán khắp cả nước. Dù công nghệ thêu bằng máy đã phát triển ở nhiều làng thêu khác nhưng nghề thêu tay vẫn là thế mạnh ở Đông Cứu.
Đặc biệt, họa tiết trên áo được thêu tay bởi những bí quyết riêng của làng. Có những họa tiết phải thêu 3 tháng mới xong. Giá trung bình một bộ trang phục hàng chợ khoảng 1 triệu đồng, hàng tinh có thể lên tới 5 triệu đồng./.
Một tiệm may trang phục hầu bóng tại chợ Vồi -Thường Tín. |
Ở làng Đông Cứu có nhiều nhà đầu tư cả máy thêu phục vụ đơn hàng lớn. |
Một giá đồng có trang phục đẹp đẽ. |
Các họat tiết và màu sác của Mẫu Thượng Ngàn. |
Rồng thể hiện quyền uy của Quan |
Hoằng - 26 tuổi thợ may đồ hầu bóng ở làng Đông Cứu đã có thâm niên 12 năm trong nghề. |
Màu đỏ cờ là ngôi Đệ Nhất |
Một họa tiết thêu tay (hàng tinh). |
Họa tiết trên hài và quần của Cậu Bé phù hộ cho các gia đình buôn bán cũng như những người muốn cầu học hành. |
Mỗi giá có đầu vấn khăn, hai bên tay thường có hoa cài, chân quấn xà cạp, đi giày thêu. |
Họa tiết thêu trên trang phục của Quan Lớn Tuần Tranh. |
Họa tiết trên trang phục ông Hoàng Mười. |
Sắc phục màu vàng tượng trưng cho Địa Phủ. |
Sắc phục của Cô Bé Thượng Ngàn là con út của Mẫu Thượng Ngàn. |
Giá ông Hoàng Bảy. |
Tại Đền thờ Ông Hoàng Mười ở Nghệ An. |
Họa tiết Long - Phượng thêu tay. |
Bà Vũ Thị Tô gần 70 tuổi ở làng Đông Cứu hàng ngày vẫn ngồi thêu 9 tiếng. |