Làng Thị Cấm kéo lửa thổi cơm thi

(VOV)- Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km, Thị Cấm thuộc xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, ở đây còn giữ được hội thổi cơm truyền thống.

Cứ nhằm mùng 8 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, người dân Thị Cấm lại tổ chức hội kéo lửa, thổi cơm thi với nhiều nghi lễ độc đáo.

Tương truyền, thời Vua Hùng thứ 18, quân nhà Thục kéo đại binh sang xâm lược nước ta. Tướng Phan Tây Nhạc được giao thống lĩnh quân binh dẹp giặc. Khi trẩy quân qua làng Thị Cấm, được dân làng xin đi theo để phục vụ. Nhạc tướng quân liền ra lệnh tổ chức nấu cơm thi để tuyển người giỏi việc nuôi quân.

Bà Hoa Dung – vợ ông đã vận động dân làng góp gạo, dùng giang tre kéo lửa rồi ra sông Nhuệ lấy nước về nấu cơm. Đất nước thanh bình, Phan Tây Nhạc Đại vương cùng bà Hoa Dung đã về dạy dân Thị Cấm trồng lúa, dệt vải. Khi ông bà mất, hằng năm, dân làng tưởng nhớ công lao của họ, mùng 8 tháng giêng dân làng lại kéo lửa mở hội thổi cơm thi. 

Những chiếc cối và chày giã gạo được tôn vinh trong dịp lễ hội.

Sau phần tế lễ truyền thống, BTC sẽ tiến hành các lễ nghi như phát thóc, bốc rơm nếp từ kho ra, bắc bếp, vò bùi nhùi nhóm lửa... tiếp đó, các bậc cao niên trong làng kiểm tra lại niêu cơm,  chày cối có thật sạch hay không.

Có 4 đội tham gia cuộc thi nấu cơm.

Một người phụ nữ đang chuẩn bị rơm cho đội của mình.

4 thiếu niên khỏe mạnh được chọn để thi chạy lấy nước. Trước đây nước được lấy ở chủa Linh Ứng ở đầu làng. Tuy nhiên hiện tại việc thi chạy này chỉ mang tính nghi lễ.

Ở phần thi kéo lửa, đội nào làm cho bùi nhùi cháy đầu tiên sẽ được chấm điểm cao nhất. Sau đó, các thành viên sẽ mang lửa về bếp của đội mình. Dụng cụ lấy lửa là chiếc bùi nhùi đã chuẩn bị sẵn. Bùi nhùi được làm nguyên thủy gồm: Rơm nhóm lửa, đoạn tre đực già dùi sẵn những khe nhỏ và một que giang luồn vào khe đó đánh lửa. 

Thổi lửa nấu cơm.

Thóc của ban tổ chức phát sẽ được các thanh niên giã gạo. Họ phải thật khéo léo để làm sao hạt gạo không bị vỡ.

Những người phụ nữ thì làm công việc sàng sẩy, nhặt thóc và vo gạo.


Bắc bếp thổi cơm

Ở một khoảnh khác, một nhóm thành viên sẽ đôt những đống rơm để sau ủ cơm chín. Đồng thời, tro cũng là để các đội giấu nồi cơm của mình.

Sân đình làng Thị Cấm mịt mù trong khói.


Các vị bô lão trong làng phải đánh trống tìm cơm.

Cơm sau đó được mang vào đình, mở nắp kiểm tra xem đã chín chưa. 

Tiếp đó, cơm được xới vào bát nhỏ đem cúng hai vợ chồng Nhạc tướng quân. 

Trải qua nhiều đời, người dân Thị Cấm vẫn duy trì lễ hội một cách nguyên bản nhất để giáo dục con cháu về lòng quý trọng đối với hạt thóc, hạt gạo cũng như lòng biết ơn tới những người nông dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu
Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu

(VOV) - Sự đổi thay nhanh chóng của thành phố nơi đầu biển, cuối sông này khiến cho bất kỳ ai đến với Đà Nẵng cũng phải trầm trồ.

Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu

Đà Nẵng - thành phố của những cây cầu

(VOV) - Sự đổi thay nhanh chóng của thành phố nơi đầu biển, cuối sông này khiến cho bất kỳ ai đến với Đà Nẵng cũng phải trầm trồ.

Về Đồng Kỵ xem rước pháo, xô quan đám
Về Đồng Kỵ xem rước pháo, xô quan đám

(VOV)- Hội diễn ra nhiều hoạt động, tuy nhiên, nghi lễ thu hút nhiều người hưởng ứng nhất, đó là màn "rước pháo" và “xô quan đám”.

Về Đồng Kỵ xem rước pháo, xô quan đám

Về Đồng Kỵ xem rước pháo, xô quan đám

(VOV)- Hội diễn ra nhiều hoạt động, tuy nhiên, nghi lễ thu hút nhiều người hưởng ứng nhất, đó là màn "rước pháo" và “xô quan đám”.

 Kỷ niệm 224 năm Quang Trung đại phá quân Thanh
Kỷ niệm 224 năm Quang Trung đại phá quân Thanh

(VOV) - Sáng mùng 5 Tết (14/2), tại Gò Đống Đa (Hà Nội) đã tưng bừng khai hội, kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

 Kỷ niệm 224 năm Quang Trung đại phá quân Thanh

Kỷ niệm 224 năm Quang Trung đại phá quân Thanh

(VOV) - Sáng mùng 5 Tết (14/2), tại Gò Đống Đa (Hà Nội) đã tưng bừng khai hội, kỷ niệm 224 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại
Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại

(VOV) -Về xứ Thanh ngày Xuân lại nhớ câu ca: “Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh/Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”.

Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại

Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại

(VOV) -Về xứ Thanh ngày Xuân lại nhớ câu ca: “Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh/Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”.

Thi thổi cơm- té nước, bắt vịt trên sông !
Thi thổi cơm- té nước, bắt vịt trên sông !

(VOV) - Đội chơi phải khéo léo điều khiển chải, thổi cơm, té nước vào lửa của đội đối phương… hết giờ quy định, cơm đội nào chín sẽ thắng

Thi thổi cơm- té nước, bắt vịt trên sông !

Thi thổi cơm- té nước, bắt vịt trên sông !

(VOV) - Đội chơi phải khéo léo điều khiển chải, thổi cơm, té nước vào lửa của đội đối phương… hết giờ quy định, cơm đội nào chín sẽ thắng