Uỷ quyền đòi nợ có hợp pháp không?

VOV.VN - Uỷ quyền đòi nợ là hoạt động không bị cấm theo quy định của pháp luật, các bên có thể thực hiện uỷ quyền cho người khác về đòi nợ.

Trong quan hệ vay tài sản, bên vay có nghĩa vụ trả nợ theo thoả thuận khi đến hạn, việc trả nợ đúng hạn thể hiện được tinh thần, trách nhiệm, uy tín của bên vay trong quan hệ vay tài sản. Tuy nhiên trên thực tế việc bên vay tài sản vi phạm thời hạn, nghĩa vụ thanh toán khoản vay lại diễn ra vô cùng phổ biến, điều này đã gây ra nhiều thiệt hại cho bên cho vay. Vậy trong trường hợp bên vay tiền không chịu thanh toán khoản vay theo thoả thuận thì bên cho vay có  thể uỷ quyền cho người khác thay mình đòi nợ không?

Trước đây, việc uỷ quyền đòi nợ có thể được thực hiện thông qua hình thức thuê các đơn vị đòi nợ thuê thực hiện thủ tục đòi nợ hoặc uỷ quyền cho một cá nhân, tổ chức thay mặt mình thực hiện thủ tục đòi nợ. Tuy nhiên, kể từ thời điểm Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thì dịch vụ đòi nợ thuê này đã bị cấm hoạt động. Cụ thể tại Điều 6 Luật đầu tư 2020 có quy định về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh, trong đó có dịch vụ đòi nợ. Vì vậy, việc tìm đến các đơn vị kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã không còn hợp pháp theo quy định pháp luật.

Vậy, việc uỷ quyền đòi nợ có phù hợp và có hợp pháp hay không?

Theo quy định của pháp luật thì chỉ cấm hoạt động ngành nghề kinh doanh đòi nợ, nghĩa là cấm các cá nhân, tổ chức hoạt động dịch vụ kinh doanh đòi nợ. Hiện nay, pháp luật chưa quy định chi tiết về cấm hoạt động uỷ quyền để đòi nợ. Do vậy, trên thực tế hoạt động uỷ quyền đòi nợ vẫn có căn cứ để thực hiện. Việc uỷ quyền đòi nợ sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.

Cụ thể, tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 có quy định hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền.

Theo các quy định pháp luật nêu trên, bên cho vay tiền có quyền uỷ quyền cho người khác thay mặt mình thực hiện các biện pháp, cách thức hợp pháp để đòi nợ. Sau khi hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực, trong phạm vi nội dung uỷ quyền, bên được uỷ quyền sẽ liên hệ, trao đổi, làm việc với bên vay tiền với mục đích để thay mặt bên uỷ quyền đòi lại khoản tiền đã cho vay.

Tuy nhiên, việc uỷ quyền cho người khác đòi nợ không đồng nghĩa với việc bên cho vay bị mất quyền của mình đối với bên vay. Trường hợp uỷ quyền chỉ là để người khác thay mặt mình thực hiện các thủ tục cần thiết. Vì vậy, trong trường hợp bên cho vay muốn tự mình thực hiện đòi nợ thì vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên, để tránh rắc rối và tranh chấp không đáng có xảy ra, giữa các bên nên có sự thông báo, thống nhất về việc đòi nợ.

Trong trường hợp uỷ quyền đòi nợ, cần thực hiện thủ tục uỷ quyền thế nào?

Hiện nay, đối với thủ tục uỷ quyền nói chung, pháp luật không có quy định phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Do đó các bên có thể tự lập hợp đồng uỷ quyền bằng văn bản, có chữ ký của các bên, nội dung uỷ quyền đáp ứng theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, để đảm bảo có giá trị với bên thứ ba cũng như với cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có tranh chấp thì hợp đồng uỷ quyền của các bên nên được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền. Để lập hợp đồng uỷ quyền, các bên có thể liên hệ với Văn phòng công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã (phường) để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Uỷ quyền đòi nợ là hoạt động không bị cấm theo quy định của pháp luật, các bên có thể thực hiện uỷ quyền cho người khác về đòi nợ. Tuy nhiên, việc uỷ quyền này cần tuân thủ quy định pháp luật. Việc đòi nợ thay cũng cần đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật liên quan, tránh sử dụng các biện pháp, phương thức đòi nợ trái quy định pháp luật./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quỹ Phát triển đất tỉnh Gia Lai “đau đầu" đi đòi nợ
Quỹ Phát triển đất tỉnh Gia Lai “đau đầu" đi đòi nợ

VOV.VN - 3 năm qua các dự án đã hoàn thành nhưng huyện Chư Sê chưa không hoàn trả tiền, khiến Quỹ Phát triển Đất tỉnh Gia Lai phải “đau đầu" trong việc đòi nợ. 

Quỹ Phát triển đất tỉnh Gia Lai “đau đầu" đi đòi nợ

Quỹ Phát triển đất tỉnh Gia Lai “đau đầu" đi đòi nợ

VOV.VN - 3 năm qua các dự án đã hoàn thành nhưng huyện Chư Sê chưa không hoàn trả tiền, khiến Quỹ Phát triển Đất tỉnh Gia Lai phải “đau đầu" trong việc đòi nợ. 

Bắt khẩn cấp các đối tượng từ Hà Nội vào Đà Nẵng hoạt động tín dụng đen
Bắt khẩn cấp các đối tượng từ Hà Nội vào Đà Nẵng hoạt động tín dụng đen

VOV.VN - Minh và Linh từ Hà Nội vào Đà Nẵng hoạt động tín dụng đen, cho hơn 100 người vay tiền với lãi suất cắt cổ từ 182,5-268,5%/năm, bị lực lượng công an bắt giữ khẩn cấp.

Bắt khẩn cấp các đối tượng từ Hà Nội vào Đà Nẵng hoạt động tín dụng đen

Bắt khẩn cấp các đối tượng từ Hà Nội vào Đà Nẵng hoạt động tín dụng đen

VOV.VN - Minh và Linh từ Hà Nội vào Đà Nẵng hoạt động tín dụng đen, cho hơn 100 người vay tiền với lãi suất cắt cổ từ 182,5-268,5%/năm, bị lực lượng công an bắt giữ khẩn cấp.

Triệt phá ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" tại các tỉnh miền Trung
Triệt phá ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" tại các tỉnh miền Trung

Ngày 6/10, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phá thành công chuyên án "tín dụng đen", làm rõ 15 đối tượng liên quan hoạt động liên tỉnh cho vay lãi nặng, với lãi suất từ 110 - 360%/năm; bắt giữ đối tượng cầm đầu, chủ mưu là Đặng Ngọc Đức (sinh năm 2001, trú tại xã Quảng Nhân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).

Triệt phá ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" tại các tỉnh miền Trung

Triệt phá ổ nhóm hoạt động "tín dụng đen" tại các tỉnh miền Trung

Ngày 6/10, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa phá thành công chuyên án "tín dụng đen", làm rõ 15 đối tượng liên quan hoạt động liên tỉnh cho vay lãi nặng, với lãi suất từ 110 - 360%/năm; bắt giữ đối tượng cầm đầu, chủ mưu là Đặng Ngọc Đức (sinh năm 2001, trú tại xã Quảng Nhân, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa).