Làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội – làng cổ đầu tiên được công nhận Di tích Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia – năm 2005) đang làm "nóng" dư luận với việc hàng chục hộ dân ký vào đơn xin trả lại di tích. Giải quyết vấn đề bảo tồn di tích và đảm bảo đời sống cho người dân Đường Lâm vẫn là câu chuyện dài chưa có lời kết.
Tuy nhiên, gạt qua những ồn ào đó, những ngày này, về Đường Lâm vẫn thấy rõ hình ảnh một làng quê Việt
Nam truyền thống với những người nông dân vất vả, nhọc nhằn trong mùa gặt.
Hiện tại, 90% hộ dân ở Đường Lâm vẫn làm ruộng và đây vẫn là nguồn thu nhập chính. Tuy nhiên, nhân lực làm việc đồng áng đang thiếu. Những người trẻ không còn mặn mà với công việc nhà nông vất vả, thu nhập thấp nên đi tìm những công việc khác ngoài thành phố. Diện tích đất canh tác ở Đường Lâm đang không được khai thác hết, nhiều thửa ruộng bỏ hoang.
“Làng Đường Lâm 90% hộ dân vẫn làm ruộng. Làm ruộng nên vất vả và nghèo lắm...” - một người nông dân đã chia sẻ vậy./.
|
Con đường bên cánh đồng lúa chín dẫn vào làng vàng màu rơm mới
|
|
Những kiến trúc cổ ngoài làng như đẹp hơn trong mùa gặt
|
|
Trên cánh đồng, người nông dân đang cần mẫn gặt...
|
|
...và gánh lúa về
|
|
Lúa được đưa lên và tuốt bằng máy ngay trên con đường vào làng
|
|
Đóng thóc vào bao, chở về nhà
|
|
Rơm cũng được chở về nhà. Người dân Đường Lâm vẫn dùng rơm làm chất đốt, làm dây bó - buộc, bện chổi...
|
|
Phút nghỉ ngơi bên đồng làng cùng nụ cười được mùa của một nông dân
|
|
Có nhiều nhà chở lúa về và tuốt lúa ở nhà
|
|
Xảo thóc, phơi thóc trong sân nhà.
|
|
Trên con đường làng, ngõ xóm, đâu đâu cũng thấy rơm
|
|
Rơm vàng bên những bức tường xây đá ong sẫm màu tạo nên nét đẹp dung dị ở Đường Lâm |
|
Người lớn ra đồng thu hoạch nên ban ngày ở làng chỉ có người già và trẻ con
|
|
Nụ cười hồn nhiên bên đống rơm
|
|
Phơi thóc ở sân đình, trẻ em vừa chơi đùa, vừa trông thóc giúp bố mẹ
|
|
Ông Phan Văn Hành (74 tuổi) cho biết, vụ này ông cấy khoảng 1 mẫu: "Làng Đường Lâm vẫn còn 90% hộ làm ruộng. Làm nông nghiệp vất vả và nghèo lắm..." |