Đảo chìm Đá Tây thuộc quần đảo Trường Sa vẫn được coi như "thủ phủ" của các đảo chìm. Được bao bọc xung quanh bởi bãi đá ngầm, san hô với độ sâu lý tưởng, tạo thành một lòng hồ giữa biển. Với địa thế như vậy, đảo Đá Tây không chỉ trở thành nơi neo đậu, trú ngụ an toàn cho tàu bè mỗi khi sóng to gió lớn mà còn là nơi rất lý tưởng để nuôi trồng thủy sản.
Nắm bắt được lợi thế đó, các cán bộ, chiến sỹ Hải quân Công ty Hải sản Trường Sa, Hải đoàn 129 đã tận dụng nơi đây trở thành một điểm nuôi cá lồng có giá trị kinh tế cao.
|
Khu nhà của đội nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá thuộc Công ty Hải sản Trường Sa nằm ngay gần đảo Đá Tây A.
|
|
Một buổi họp của đội nuôi trồng thủy sản. Trong mỗi buổi họp các kỹ thuật nuôi cá được phổ biến cho toàn thể anh em
|
|
Mọi công việc của đội được phân công một cách cụ thể.
|
|
Cá ở đây được nuôi một cách rất khoa học và bài bản theo công nghệ của Na Uy. Trong những lúc trời yên, biển lặng, cá được cho ăn 2 lần/ngày
|
|
Đại úy Văn Thanh Toàn, người đã gắn bó với đội nuôi trồng thủy sản này được hơn 3 năm cho biết, tuy gặp nhiều khó khăn vất vả nhưng anh và các anh em trong đội vẫn quyết tâm bám trụ để cố gắng làm kinh tế nơi biển đảo Trường Sa
|
|
Kính lặn và ống thở là một phương tiện không thể thiếu cho anh em trong đội nuôi trồng kiểm tra tình trạng của cá.
|
|
Đây là một lồng cá giữa “lòng hồ” Đá Tây. Hiện đội nuôi trồng có 8 lồng nuôi như thế này, lồng có hình tròn, đường kính 9m. Do nằm giữa biển khơi đầy sóng gió nên lồng được thiết kế rất vững chắc.
|
|
Thiếu tá Đặng Văn Bình đang cho cá ăn. Hiện đội nuôi trồng chủ yếu là nuôi cá chim trắng, trong mỗi lồng có khoảng 3 tấn cá. Anh Bình cho biết, do môi trường ở đây rất sạch nên hầu như cá nuôi không mắc bất cứ một loại bệnh nào.
|
|
Giữa biển trời Trường Sa lộng gió, những người nuôi cá ở đây vẫn ấp ủ một tâm niệm, đưa nghề nuôi cá đến đây và dần chuyển giao cho ngư dân giúp phát triển kinh tế vùng biển thân yêu của Tổ quốc.
|