Những nữ "họa sĩ" tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong nơi non cao

VOV.VN - Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái đang chuẩn bị các điều kiện để tổ chức Lễ công bố quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật khèn, nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn và Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày năm 2023.

Chị Lù Thị Dinh và chị em phụ nữ người Mông ở bản Púng Luông, xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải những ngày này tất bật chuẩn bị vải, bút vẽ sáp ong, cũng như đồ dùng cần thiết để sẵn sàng tham dự hội thi vẽ hoa văn trên vải sáp ong tại Lễ công bố quyết định  công nhận Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia; ai nấy đều rất vui mừng, phấn khởi: "Nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông được nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nên ai cũng vui và chúng tôi cũng muốn giới thiệu với du khách gần xa về nghệ thuật của dân tộc mình".

Để tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong, người phụ nữ Mông phải dùng sáp ong có màu vàng và đen được nấu chảy, trộn đều tương ứng với độ đậm màu sắc. Khi vẽ, họ chấm bút vào sáp ong nóng, kẻ thật khéo những đường nét trên vải để tạo hoa văn. 

Quá trình vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, cùng độ nhẫn nại đặc biệt của người phụ nữ Mông. Toàn bộ các khâu đều được thực hiện thủ công, mỗi tấm vải sẽ có hoa văn khác nhau, tùy theo sở thích và sự tưởng tượng, sáng tạo của từng người vẽ. Chính vì thế, hoa văn trên vải của người Mông không chỉ mang tính nghệ thuật cao mà còn có tính chất độc bản. Chị Chang Thị Nhứ ở xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Bản sắc dân tộc của người Mông đã được truyền từ đời này sang đời khác. Chúng tôi sẽ tuyền lại cho con cháu để không bị mai một".

Chị Lý Thị Ninh ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải là một trong những phụ nữ Mông có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo hoa văn trên vải bằng sáp ong. Sản phẩm của chị làm ra được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Chị Ninh cho biết, chị thường xuyên chỉ dạy cho nhiều chị em khác cùng làm, để nghề truyền thống của dân tộc mình không bị mai một, cũng như phát triển kinh tế gia đình: "Tôi rất vui và tự hào khi vẽ sáp ong trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bản thân tôi rất mong muốn trong thời gian tới sẽ phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc mình, trao truyền cho thế hệ trẻ".

Để nghệ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong không bị mai một, những năm qua, cấp ủy chính quyền các xã ở huyện Mù Cang Chải luôn khuyến khích, động viên chị em phụ nữ ở địa phương phát huy, bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Từ đó, không chỉ tạo ra những sản phẩm văn hóa, du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách, mà còn trở sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế. Ông Lý A Tủa, Phó chủ tịch UBND xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải cho biết: "Cấp ủy, chính quyền tiếp tục tuyên tuyền bà con nhân dân, nhất là chị em phụ nữ có tay nghề truyền đạt tới các cháu để giữ gìn được bản sắc dân tộc".

Còn Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải cho biết, hàng năm, huyện duy trì các cuộc thi vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong cho phụ nữ các xã, thị trấn nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống này: "Chúng tôi cũng đã làm việc với các công ty thời trang để đưa những họa tiết, hoa văn này vào những bộ trang phục. Ngoài việc đưa trở thành sản phẩm du lịch, để  bảo tồn huyện cũng đã cho chủ trương đưa vào các trường học, gắn với mô hình xây dựng "trường học hạnh phúc" và "trường học du lịch" để các em học sinh được trải nghiệm trong các giờ học ngoại khóa...".

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) mới đây đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, không chỉ làm phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn giúp các địa phương có thêm động lực để quảng bá, giới thiệu với du khách về di sản của mình, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra tại Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá
Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

VOV.VN - Sáng 23/12 tại Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội đã tổ chức hội nghi tổng kết nhiệm vụ năm 2023, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội khẳng định nòng cốt trên mặt trận tư tưởng, văn hoá

VOV.VN - Sáng 23/12 tại Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội đã tổ chức hội nghi tổng kết nhiệm vụ năm 2023, xác định phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

Dàn nhạc giao hưởng của Đồng Quang Vinh biểu diễn "Titanic" trên vịnh Hạ Long
Dàn nhạc giao hưởng của Đồng Quang Vinh biểu diễn "Titanic" trên vịnh Hạ Long

VOV.VN - Giữa vịnh di sản, 30 nghệ sĩ từ dàn nhạc giao hưởng "Sức sống mới" dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh đã khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến này đến bất ngờ khác.

Dàn nhạc giao hưởng của Đồng Quang Vinh biểu diễn "Titanic" trên vịnh Hạ Long

Dàn nhạc giao hưởng của Đồng Quang Vinh biểu diễn "Titanic" trên vịnh Hạ Long

VOV.VN - Giữa vịnh di sản, 30 nghệ sĩ từ dàn nhạc giao hưởng "Sức sống mới" dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh đã khiến khán giả đi từ bất ngờ này đến này đến bất ngờ khác.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số
Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế bảo tồn văn hóa truyền thống vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Huyện vùng cao A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đất giàu truyền thống cách mạng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, di tích chiến tranh cách mạng tiêu biểu. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện A Lưới đã có nhiều nỗ lực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Hội An tiếp nối mạch nguồn di sản truyền thống
Hội An tiếp nối mạch nguồn di sản truyền thống

VOV.VN - Cuối tháng 10 vừa qua, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian.

Hội An tiếp nối mạch nguồn di sản truyền thống

Hội An tiếp nối mạch nguồn di sản truyền thống

VOV.VN - Cuối tháng 10 vừa qua, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chính thức gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian.