Tết Hàn thực của người Hà Nội

Cứ vào ngày 3/3 âm lịch, người Việt tượng trưng cho Tết Hàn thực bằng bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa đó là những thức ăn nguội (hàn thực) và gọi Tết này là “Tết bánh trôi-bánh chay." Hiện, Tết này vẫn được duy trì ở nhiều tỉnh Bắc Bộ.

Bánh trôi được nặn bằng bột nếp, bọc nhân đường. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, “ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh” thì vớt ra và ngâm trong nước lã đun sôi để nguội cho săn trở lại rồi lại vớt ra bày vào đĩa. Đĩa bánh trôi được rắc thêm mấy hạt vừng trắng rang thơm.

Bánh chay cũng bằng bột nếp, nhưng nhân bằng đậu xanh. Đậu để làm nhân bánh cũng phải là giống hạt nhỏ, thơm; được đồ chín tới, giã mịn, trộn với đường kính trắng. Bánh chay được đựng trong bát, chan thêm một chút chè đường quấy với bột đao hay bột sắn dây ướp hoa bưởi.

Cả hai loại bánh đều bằng gạo nếp nhưng lại có hương vị riêng rất đặc biệt đặc trưng cho truyền thống văn hóa Việt./.

Bột gạo nếp, đường phên, đậu xanh đồ chín... là những nguyên liệu chính để làm hai loại bánh
Cho nhân vào bánh và nặn thật tròn

Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Khi bánh nổi lên tức là đã chín
Chan một chút chè đường quấy với bột sắn vào bánh chay


 
Bánh trôi, bánh chay sau khi đã hoàn thành
 
Bây giờ, người Hà Nội dần mất thói quen tự làm bánh mà họ chủ yếu là đi mua bánh làm sẵn

Lựa chọn thật kỹ

Những người cao tuổi vẫn rất quan tâm tới cái Tết hàn thực

Tại các trường mẫu giáo, các em được học làm bánh như nhắc nhở một nét văn hóa Việt
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên