Quan hệ Ấn Độ - Mỹ sẽ ra sao dưới nhiệm kỳ Tổng thống mới của nước Mỹ?

VOV.VN - Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đang là sự kiện được dư luận Ấn Độ quan tâm đặc biệt trong ngày hôm nay 4/11. Truyền thông Ấn Độ những giờ qua đang theo sát các thông tin cập nhật về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ.

Theo kết quả cập nhật số phiếu mới nhất, ứng cử viên Joe Biden của đảng Dân chủ đang dẫn trước đương kim Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa. Dư luận Ấn Độ nhìn chung theo dõi khá kỹ nhưng khá thận trọng khi đưa ra các bình luận về người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm nay.

Ấn Độ dường như đang chuẩn bị cho bất cứ kịch bản nào xảy ra. Nếu ông Donald Trump chiến thắng, quan hệ Ấn Mỹ sẽ tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực như trong 4 năm qua nhờ mối quan hệ cá nhân giữa ông Trump và thủ tướng Narendra Modi. Trong nhiệm kỳ của ông Trump, hợp tác quốc phòng và năng lượng. Còn nếu ông Joe Biden thắng cử, đó sẽ là lần đầu tiên nước Mỹ có một vị phó Tổng thống gốc Ấn, tức bà Kamala Harris, ứng viên liên danh tranh cử với ông Biden. Quan sát các phát ngôn của ông Biden về Ấn Độ trước đây, hãng tin PTI nhận định không nên quá lo lắng về một cú sốc trong quan hệ song phương Ấn Mỹ. Ông Biden từng nhiều lần ủng hộ quan hệ với Ấn Độ.

Có thể nói, người dân Ấn Độ đang quan sát rất kỹ cuộc bầu cử này. Có 3 lý do dẫn tới sự quan tâm này. Thứ nhất, số lượng cử tri Mỹ gốc Ấn là rất đáng kể và nhóm cử tri này đang vươn lên những vị trí cao hơn trong xã hội Mỹ. Sự xuất hiện của ứng cử viên Phó Tổng thống Kamala Harris cũng là một nhân tố mới, khiến người ta hy vọng quan hệ Ấn - Mỹ sẽ có nhiều tiến triển mới trong nhiệm kỳ tới. Thứ hai, quan hệ song phương đang trên đà phát triển trong nhiệm kỳ vừa qua của Tổng thống Trump được kỳ vọng sẽ có đột phá mới trong những năm tới. Thứ ba, Ấn Độ đang là một trong 4 mắt xích của Nhóm Bộ Tứ kim cương góp phần hình thành khuôn khổ an ninh quốc phòng mới tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương. Bộ Tứ kim cương cũng được cho là cơ chế đa phương giúp Ấn Độ kiềm chế các hành động mạnh bạo của Trung Quốc tại khu vực.  

Vì sao Ấn Độ quan tâm tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020?

VOV.VN - Mỹ đang gần tiến tới kết quả bỏ phiếu cuối cùng, xác định xem ai sẽ là vị Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ, thì tại Ấn Độ, quốc gia đang phải nỗ lực kiềm chế đại dịch Covid-19, tác động của cuộc bầu cử Mỹ tới chính trường nước này sẽ ra sao?

Quan sát những diễn biến thời gian vừa qua, các chuyên gia phân tích đều cho rằng khó có sự thay đổi lập tức trong chính sách của Mỹ với Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu ông Joe Biden giành chiến thắng, rất có thể cách thức thực hiện sẽ có thay đổi. Ấn Độ sẽ tiếp tục là ưu tiên với Mỹ cho dù ứng cử viên nào sẽ lên nắm quyền. Ví dụ, thương mại song phương tiếp Ấn - Mỹ đã tăng 7,5 lần từ năm 2000 đến 2018 lên mức 142 tỷ USD và sẽ còn tiếp tục tăng. Bất chấp đại dịch Covid-19, các đại gia công nghệ và sản xuất Mỹ tiếp tục chọn Ấn Độ làm điểm đầu tư ưu tiên nhằm khai thác lợi thế của thị trường 1,3 tỷ người này. Cộng đồng Ấn kiều tại Mỹ cũng là một nhân tố khác thúc đẩy quan hệ này đi lên. Về chính trị, an ninh quốc phòng, chắc chắn Mỹ sẽ vẫn duy trì các hoạt động tương tác với Ấn Độ cả ở khía cạnh song phương và đa phương đặc biệt là về an ninh quốc phòng. Mỹ cần Ấn Độ trong bối cảnh đang ráo riết tập hợp lực lượng tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương phục vụ mục tiêu cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Có một điều khá thú vị là cuộc tập trận Hải quân Malabar tại Ấn Độ Dương do Ấn Độ chủ trì đã khai mạc hôm qua (3/11), cùng ngày với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Cuộc tập trận năm nay là lần đầu tiên có sự tham gia của Australia. Đây là một chỉ dấu cho thấy Ấn Độ, Mỹ cùng 2 đối tác khác trong Bộ Tứ Kim cương là Nhật Bản và Australia đang tiếp tục siết chặt phối hợp trong một tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở và tự do, thịnh vượng và dựa trên luật pháp. Đây cũng chính là ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ song phương này.

Nói tóm lại, về tổng thể, cả Ấn Độ và Mỹ đều cần thúc đẩy quan hệ vì những mục tiêu chiến lược sau cuộc bầu cử này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Mỹ
Các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Mỹ

VOV.VN - Trong khi quá trình kiểm phiếu bầu Tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhiều quốc gia, nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ sự quan tâm đến sự kiện quốc tế được đánh giá là đáng chú ý nhất năm 2020. Các quốc gia như: Đức, Iran, Canada đã có những tuyên bố về mối quan hệ với Mỹ sau cuộc bầu cử.

Các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Mỹ

Các nhà lãnh đạo trên thế giới bày tỏ quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Mỹ

VOV.VN - Trong khi quá trình kiểm phiếu bầu Tổng thống Mỹ đang diễn ra, nhiều quốc gia, nhà lãnh đạo trên thế giới đã bày tỏ sự quan tâm đến sự kiện quốc tế được đánh giá là đáng chú ý nhất năm 2020. Các quốc gia như: Đức, Iran, Canada đã có những tuyên bố về mối quan hệ với Mỹ sau cuộc bầu cử.

Lãnh đạo Nhật Bản nói gì về bầu cử Tổng thống Mỹ?
Lãnh đạo Nhật Bản nói gì về bầu cử Tổng thống Mỹ?

VOV.VN - Tại thời điểm hiện tại, nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản đã có những phát ngôn đầu tiên, thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Mỹ, cuộc đo găng giữa ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden.

Lãnh đạo Nhật Bản nói gì về bầu cử Tổng thống Mỹ?

Lãnh đạo Nhật Bản nói gì về bầu cử Tổng thống Mỹ?

VOV.VN - Tại thời điểm hiện tại, nhiều nhà lãnh đạo Nhật Bản đã có những phát ngôn đầu tiên, thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới cuộc bầu cử Mỹ, cuộc đo găng giữa ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden.

Báo chí quốc tế nóng lên từng giờ cùng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
Báo chí quốc tế nóng lên từng giờ cùng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Khi các điểm bỏ phiếu tại Mỹ đóng cửa, hầu hết các hãng thông tấn lớn trên thế giới đang chạy đua cập nhật kết quả cuộc bầu cử Tổng thống. Các tờ báo đã có những các đưa tin riêng biệt về cuộc bầu cử được quan tâm nhất trong năm nay này.

Báo chí quốc tế nóng lên từng giờ cùng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Báo chí quốc tế nóng lên từng giờ cùng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

VOV.VN - Khi các điểm bỏ phiếu tại Mỹ đóng cửa, hầu hết các hãng thông tấn lớn trên thế giới đang chạy đua cập nhật kết quả cuộc bầu cử Tổng thống. Các tờ báo đã có những các đưa tin riêng biệt về cuộc bầu cử được quan tâm nhất trong năm nay này.