Xuất khẩu cà rốt ở Hải Dương đang có tín hiệu tích cực

VOV.VN - Những cánh đồng cà rốt tại Hải Dương đang bước vào chính vụ thu hoạch với những tín hiệu vui về thị trường xuất khẩu.

Toàn tỉnh Hải Dương hiện có khoảng 1.300 ha chuyên canh cà rốt theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng quy trình tiên tiến trong bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với sản lượng trung bình 80.000 tấn. Phần lớn lượng cà rốt này được thu mua và sơ chế tại huyện Cẩm Giàng để phục vụ xuất khẩu sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Đông, EU…

Riêng tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng có 6 cơ sở thu mua, sơ chế và xuất khẩu cà rốt với chất lượng đã được khẳng định trên thị trường. Chị Trần Thị Huyên (HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Chính) cho biết, hiện mỗi ngày cơ sở có thể chế biến, đóng gói khoảng 100 tấn cà rốt tươi.

“Hiện tại ngày nào HTX cũng sản xuất và xuất khẩu được 1 container đi nước ngoài và 2 container phục vụ thị trường trong nước. Ban đầu quá trình này cũng khó khăn và tiến độ chậm, giá bán cũng không được cao nhưng đến thời điểm này sản phẩm đã thâm nhập được một số thị trường Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan, Lào”, chị Huyên cho biết.

Năm nay, sản lượng cà rốt của Hải Dương tăng so với vụ trước. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị chức năng làm tốt công tác cấp mã số vùng trồng, kiểm soát về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phòng chống các loại côn trùng gây hại; yêu cầu các doanh nghiệp khi thu mua, phân loại, đóng gói phải đảm bảo chất lượng thương hiệu cà rốt Hải Dương, nhất là đối với các lô hàng xuất khẩu.

Bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hải Dương cho biết, toàn tỉnh đang bước vào chính vụ thu hoạch cà rốt. Ngay từ đầu vụ sản xuất, Sở cũng xác định cây cà rốt vẫn là cây trồng chính, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. “Sở NN&PTNT Hải Dương đã làm việc với các DN xuất khẩu cà rốt, các HTX và đặc biệt là tìm hiểu các thị trường nhập khẩu của tỉnh Hải Dương để quay trở lại chỉ đạo sản xuất tốt hơn”, bà Kiểm cho hay.

Cuối năm 2022, Hàn Quốc đưa ra cảnh báo về tuyến trùng gây hại trên các loại cây trồng có củ nhập khẩu vào nước này. Sở NN&PTNT Hải Dương đã kiểm tra, đánh giá và khẳng định, cà rốt trồng tại Hải Dương không nhiễm sâu bệnh, báo cáo Bộ NN&PTNT để có những đàm phán với phía Hàn Quốc và có các biện pháp giữ ổn định lượng hàng, cam kết nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu trái cây đến năm 2025 sẽ đạt trên 5 tỷ USD
Xuất khẩu trái cây đến năm 2025 sẽ đạt trên 5 tỷ USD

VOV.VN -Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD và đến năm 2030 đạt khoảng 6,5 tỷ USD.

Xuất khẩu trái cây đến năm 2025 sẽ đạt trên 5 tỷ USD

Xuất khẩu trái cây đến năm 2025 sẽ đạt trên 5 tỷ USD

VOV.VN -Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mục tiêu đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt trên 5 tỷ USD và đến năm 2030 đạt khoảng 6,5 tỷ USD.

Điểm danh 7 loại trái cây Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ
Điểm danh 7 loại trái cây Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ

VOV.VN - Hiện nay, Việt Nam có loại trái cây được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bao gồm: xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi.

Điểm danh 7 loại trái cây Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ

Điểm danh 7 loại trái cây Việt Nam được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ

VOV.VN - Hiện nay, Việt Nam có loại trái cây được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ, bao gồm: xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, vú sữa và bưởi.

Cơ giới hóa để vùng ĐBSCL sản xuất trái cây theo hướng hàng hóa, xuất khẩu
Cơ giới hóa để vùng ĐBSCL sản xuất trái cây theo hướng hàng hóa, xuất khẩu

VOV.VN - Vùng ĐBSCL có mô hình trồng cây ăn trái thương phẩm lớn nhất cả nước với hơn 400.000 hecta, chiếm gần 40% diện tích cả nước. Để nâng cao năng suất, chất lượng trái cây thì vấn đề áp dụng cơ giới hóa trong việc trồng, chế biến trái cây là hết sức cần thiết đã và đang được thực hiện.

Cơ giới hóa để vùng ĐBSCL sản xuất trái cây theo hướng hàng hóa, xuất khẩu

Cơ giới hóa để vùng ĐBSCL sản xuất trái cây theo hướng hàng hóa, xuất khẩu

VOV.VN - Vùng ĐBSCL có mô hình trồng cây ăn trái thương phẩm lớn nhất cả nước với hơn 400.000 hecta, chiếm gần 40% diện tích cả nước. Để nâng cao năng suất, chất lượng trái cây thì vấn đề áp dụng cơ giới hóa trong việc trồng, chế biến trái cây là hết sức cần thiết đã và đang được thực hiện.

Sơn La dự kiến xuất khẩu hơn 28.000 tấn trái cây
Sơn La dự kiến xuất khẩu hơn 28.000 tấn trái cây

VOV.VN - Sơn La phấn đấu giá trị nông sản tham gia xuất khẩu đạt hơn 162 triệu USD, tăng 11,3 triệu USD so với năm 2021 và dự kiến sẽ xuất khẩu trên 28.000 tấn trái cây, chủ yếu là xoài, nhãn, chuối, chanh leo, mận hậu...

Sơn La dự kiến xuất khẩu hơn 28.000 tấn trái cây

Sơn La dự kiến xuất khẩu hơn 28.000 tấn trái cây

VOV.VN - Sơn La phấn đấu giá trị nông sản tham gia xuất khẩu đạt hơn 162 triệu USD, tăng 11,3 triệu USD so với năm 2021 và dự kiến sẽ xuất khẩu trên 28.000 tấn trái cây, chủ yếu là xoài, nhãn, chuối, chanh leo, mận hậu...