Công chức, viên chức muốn tăng lương trước thời hạn cần điều kiện gì?

VOV.VN -Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng lương trước thời hạn nếu đáp ứng một số yêu cầu.

Đối với trường hợp lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao

Cán bộ, công chức, viên chức lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây:

Có quyết định công nhận bằng văn bản của cấp có thẩm quyền về việc lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh.

Trong thời gian giữ bậc đạt đủ các tiêu chuẩn: Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Tính đến ngày 31/12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên.

Lưu ý, cán bộ, công chức, viên chức sẽ không được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ 2 lần liên tiếp trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.

Trường hợp có thông báo nghỉ hưu

Cán bộ, công chức, viên chức có thông báo nghỉ hưu được xét nâng bậc lương trước thời hạn nếu đáp ứng đủ điều kiện sau đây: Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. Hoặc trong thời gian giữ bậc đạt đủ các tiêu chuẩn sau:

Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Đối với viên chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lương tối thiểu vùng năm 2021 liệu có thể tăng?
Lương tối thiểu vùng năm 2021 liệu có thể tăng?

VOV.VN - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, năm nay 2020, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng GDP vẫn tăng trưởng dương, năng suất lao động tăng 5,4%... Đây là cơ sở để xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

Lương tối thiểu vùng năm 2021 liệu có thể tăng?

Lương tối thiểu vùng năm 2021 liệu có thể tăng?

VOV.VN - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, năm nay 2020, dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng GDP vẫn tăng trưởng dương, năng suất lao động tăng 5,4%... Đây là cơ sở để xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực thực tế
Tăng lương tối thiểu vùng: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực thực tế

VOV.VN - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có kiến nghị Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 thay vì hoãn tăng lương cả năm 2021.

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực thực tế

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần cân nhắc kỹ nguồn lực thực tế

VOV.VN - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có kiến nghị Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7 thay vì hoãn tăng lương cả năm 2021.

Muốn có tiền tăng lương cho công chức, cần đẩy mạnh tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập
Muốn có tiền tăng lương cho công chức, cần đẩy mạnh tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập

VOV.VN - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội- ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, muốn có nguồn lực để cải cách tiền lương, trước hết cần đẩy mạnh tính tự chủ trong các cơ quan nhà nước, giảm nguồn chi ngân sách, tiết kiệm chi...

Muốn có tiền tăng lương cho công chức, cần đẩy mạnh tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập

Muốn có tiền tăng lương cho công chức, cần đẩy mạnh tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập

VOV.VN - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội- ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, muốn có nguồn lực để cải cách tiền lương, trước hết cần đẩy mạnh tính tự chủ trong các cơ quan nhà nước, giảm nguồn chi ngân sách, tiết kiệm chi...