Đại gia Nga tiết lộ lý do không đầu tư vào lọc dầu Dung Quất

Phía Việt Nam chưa sẵn sàng cung cấp cho dự án này những ưu đãi mà Gazprom Neft trông đợi, tương ứng với mức sinh lợi thấp hơn.

Ông Alexander Valeryevich Dyukov, Chủ tịch tập đoàn Gazprom Neft của Nga mới đây đã tiết lộ lý do Gazprom Neft không mua 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

“Thoạt đầu, các điều kiện giả định lợi nhuận thích hợp với khoản đầu tư. Nhưng bây giờ phía Việt Nam chưa sẵn sàng cung cấp cho dự án này những ưu đãi mà chúng tôi trông đợi, tương ứng với mức sinh lợi thấp hơn. Chúng tôi không thể đi tới đầu tư có chuẩn nội bộ sinh lợi thấp hơn, người ta không hiểu chúng tôi,” hãng tin Sputniknews trích dẫn lại lời ông Dyukov.

Gazprom Neft cho biết vẫn sẵn sàng đầu tư vào Dung Quất trong tương lai nếu thấy thỏa mãn với các điều kiện từ phía Việt Nam.
Sau một thời gian dài đàm phán, tập đoàn Gazprom Neft tháng 1 năm nay đã chính thức có thư đề nghị dừng quá trình đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất PetroVietnam.

Trước đó, Gazprom Neft đã gửi thư kiến nghị gửi các bộ, ngành của Việt Nam đề xuất cơ chế ưu đãi, điều kiện để tập đoàn này tham gia hợp tác PetroVietnam để vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như tham gia làm dự án mở rộng nhà máy. Tuy nhiên Bộ Công Thương đã gửi thư phúc đáp, khẳng định không thể tiếp tục ưu đãi về thuế nhập khẩu cho Dung Quất sau 2018.

Hiện nhà máy lọc dầu Dung Quất đang có công suất khoảng 150.000 thùng một ngày, và chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Lọc dầu Dung Quất liên tục kêu khó tiêu thụ sản phẩm do bị tính thuế nhập khẩu cao nên giá thành cao hơn so với sản phẩm nhập khẩu. Thậm chí, PetroVietnam còn tuyên bố nguy cơ đóng cửa nhà máy do thua lỗ.

Việc Gazprom Neft rút ý định mua 49% cổ phần của nhà máy lọc dầu Dung Quất đã khiến tình trạng khó khăn của nhà máy này đã khó lại còn khó hơn. Và gần như phương án mở rộng nhà máy cũng bị dừng lại. Tuy nhiên, theo ông Dyukov, điều này không có nghĩa là Gazprom Neft không còn quan tâm đến dự án này trong tương lai.

“Điều đó không ngăn cản chúng ta trở lại vấn đề này trong tương lai. Chúng tôi sẵn sàng tham gia dự án này, nhưng đối với chúng tôi điều quan trọng là thành tựu phân định được các chỉ số hiệu suất. Thời điểm hiện tại, chúng tôi thấy chưa đồng ý với những đề xuất mà phía Việt Nam đưa ra. Do đó, khi nào phía đối tác sẵn sàng cung cấp những điều kiện mà chúng tôi thấy xác đáng thì chúng ta có thể thông qua quyết định,” ông nói.

Tuy nhiên, trước chủ trương sẽ cổ phần hóa Nhà máy lọc dầu Dung Quất của VN, tập đoàn Gazprom Neft đã cho biết sẽ nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của nhà máy trong tương lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất
250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

Dự án có công suất 1 triệu m3, với cơ cấu dầu thô chiếm tới 90% thể tích và sản phẩm xăng dầu chiếm 10% thể tích.

250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

250 triệu USD xây kho ngầm chứa dầu tại Dung Quất

Dự án có công suất 1 triệu m3, với cơ cấu dầu thô chiếm tới 90% thể tích và sản phẩm xăng dầu chiếm 10% thể tích.

Chậm điều chỉnh thuế tăng nguy cơ đóng cửa lọc dầu Dung Quất
Chậm điều chỉnh thuế tăng nguy cơ đóng cửa lọc dầu Dung Quất

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương điều chỉnh, giảm mức thuế nhập khẩu áp vào giá bán sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Chậm điều chỉnh thuế tăng nguy cơ đóng cửa lọc dầu Dung Quất

Chậm điều chỉnh thuế tăng nguy cơ đóng cửa lọc dầu Dung Quất

VOV.VN - Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương điều chỉnh, giảm mức thuế nhập khẩu áp vào giá bán sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Bộ Công Thương bác đề xuất của Dung Quất xin xuất khẩu xăng dầu
Bộ Công Thương bác đề xuất của Dung Quất xin xuất khẩu xăng dầu

VOV.VN - Khi sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa khó khăn, tồn kho sản phẩm có nguy cơ vượt ngưỡng mới xem xét đến phương án xuất khẩu.

Bộ Công Thương bác đề xuất của Dung Quất xin xuất khẩu xăng dầu

Bộ Công Thương bác đề xuất của Dung Quất xin xuất khẩu xăng dầu

VOV.VN - Khi sản phẩm tiêu thụ tại thị trường nội địa khó khăn, tồn kho sản phẩm có nguy cơ vượt ngưỡng mới xem xét đến phương án xuất khẩu.