Tìm lại niềm vui ngày Giáng sinh

VOV.VN - Món quà tuyệt vời nhất bạn có thể trao tặng người khác là hạnh phúc của chính bạn.

Vào một ngày mùa đông lạnh giá, tôi bỗng nghe có tiếng gõ cửa. Cậu con trai ba tuổi ôm chân tôi khi tôi bước ra mở cửa. Đó là cô hàng xóm cạnh nhà. “Tôi đang tính đi siêu thị, chị có muốn đi cùng không?”, cô ấy hỏi.

Tôi gượng nở một nụ cười. Tôi vẫn đang tập làm quen với việc chấp nhận sự giúp đỡ của người khác - họ đọc cho tôi nghe, đưa tôi đến nơi tôi cần đến hoặc dắt tay tôi khi đi bộ. Những hành động giúp đỡ đó là lời nhắc nhở liên tục rằng giờ đây cuộc sống tôi phụ thuộc vào lòng tốt của người khác.

Tôi từng có một cuộc sống hạnh phúc, khi ấy tôi là người mẹ chu đáo chăm sóc ba cậu con trai nhỏ. Rồi bỗng tai họa từ đâu ập tới, đôi mắt tôi bỗng mù lòa và thế giới của tôi bao trùm một màu tăm tối. Chỉ trong mười tám tháng, căn bệnh thoái hóa võng mạc đã cướp đi ánh sáng của đời tôi. Không có cách chữa trị. Không thể phẫu thuật. Không một tia hy vọng.

Tôi thao thức nhiều đêm, tự hỏi cuộc đời mình sẽ đi đâu về đâu nếu không còn nhìn thấy gì. Làm sao tôi có thể chăm sóc các con? Các con tôi sẽ suy sụp thế nào khi có một người mẹ mù? Tôi suy nghĩ rất nhiều nhưng không tìm được câu trả lời, mà chỉ có cảm giác lo lắng bủa vây tôi.

“Con đợi mẹ một chút nhé”, tôi nói với đứa con trai ba tuổi khi con muốn ăn ngũ cốc. Đầu tiên, tôi phải mò mẫm để tìm cho đúng hộp ngũ cốc, sau đó đổ sữa thật cẩn thận và chậm rãi để tránh làm tràn sữa ra ngoài tô và cũng là để tránh tạo thêm một mớ hỗn độn khác.

“Cha đâu rồi mẹ?”, thằng bé hỏi.

Chồng tôi phải thường xuyên làm thêm giờ để nuôi sống gia đình. Mẹ tôi cũng không giúp được gì nhiều vì cha tôi cũng vừa mất thị lực. Tôi nhận gien này từ cha, nhưng đến khi lớn tuổi thì bệnh của cha mới bộc phát. Cha đã năm mươi lăm tuổi, còn tôi chỉ vừa bước sang ba mươi.

“Mẹ chạy sang giúp con nhé?”, mẹ tôi đề nghị.

Tất nhiên là tôi cần mẹ, nhưng tôi cũng nhận thức được rằng mình không nên chất thêm gánh nặng lên vai bà. “Con ổn mà, mẹ đừng lo. Mẹ con con đang sống rất tốt”, tôi luôn đáp lại như vậy.

Tôi không hề ổn. Thực tế là tôi đang vừa phải chiến đấu với nỗi sợ hãi và lo lắng của mình, vừa cố gắng nấu nướng và dọn dẹp nhà cửa. Trí nhớ của tôi trở nên nhạy bén hơn từ khi mất thị lực, tôi còn nhớ cả số điện thoại để gọi tài xế đưa các con đi tập đá bóng.

Nhưng trong mùa đông lạnh lẽo năm đó, khi những giai điệu Giáng sinh rộn rã ngân vang khắp nơi và hầu hết các gia đình trong xóm đều đã chuẩn bị trang trí nhà cửa, tôi lại chìm sâu vào nỗi buồn. Trang trí nhà cửa, mua sắm quà tặng và nướng bánh đã trở thành những việc hết sức khó khăn đối với tôi.

Cuối cùng cũng đến buổi sáng ngày Giáng sinh, và đó là mùa Giáng sinh đầu tiên kể từ khi tôi bị mù. Các con tôi rộn ràng chạy quanh nhà. “Con muốn mở quà”, một đứa hét lên. “Con cũng vậy”, hai đứa còn lại hùa theo.

Tôi mò mẫm dưới chân giường để tìm cái áo khoác rồi đi theo tiếng cười rộn rã của bọn trẻ ra phòng khách, nơi mùi nhựa thông lan tỏa khắp không gian. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, niềm vui của các con giúp tôi quên mất rằng mình không thể nhìn thấy gì. “Được rồi, bây giờ các con nhận quà theo thứ tự rồi đợi nhau mở quà cùng một lúc nhé”, tôi hướng dẫn.

“Con trước, con trước”, đứa út vừa reo lên vừa xé lớp giấy gói. “Oa, thích quá”, thằng bé hét lên. Ước gì tôi có thể trông thấy biểu cảm của con lúc đó. Con vừa mở hộp nào? Điều gì làm con phấn khích đến vậy? Tôi cố ngăn dòng nước mắt chực trào và tự trách mình – tại sao tôi không thể tận hưởng khoảnh khắc này chỉ bằng đôi tai? Nhưng càng nghe các con thốt lên vui sướng khi mở quà, khao khát được nhìn thấy càng trào dâng trong lòng tôi.

Tôi đứng dậy và nói, “Mẹ sẽ quay lại ngay” rồi dò dẫm từng bước để quay lại phòng ngủ. Hai mắt tôi cay xè. Tôi ngồi xuống giường và nhủ thầm: Thượng đế ơi, tại sao chuyện này lại khiến con đau khổ đến thế? Xin hãy chỉ cho con cách đối diện với nỗi đau này. Con thật sự không biết phải làm sao.

Rồi tôi lặng lẽ khóc một mình, ngay lúc đó chồng tôi bước vào. Anh vòng tay ôm tôi và thủ thỉ: “Anh có thể làm gì cho em đây?”.

“Em không sao mà”, tôi khẽ đưa tay lau nước mắt.

“Cha mẹ ơi, tụi con mở thêm quà được không?”, các con tôi gọi lớn.

“Đợi em một phút”, tôi nói với chồng rồi với tay lấy hộp khăn giấy trên bàn, cố nuốt nỗi đau vào trong bằng một tiếng thở dài.

“Đây là món quà tuyệt vời nhất trên đời”, cậu con trai cả reo lên khi thấy tôi trở lại phòng khách. “Làm sao mẹ biết con thích quà này?”

Câu nói của con làm tôi sững người vì ngạc nhiên. Làm sao tôi biết con thích gì ư? Sao tôi lại không biết chứ? Tôi biết rõ sở thích và ước muốn của từng đứa con của mình, biết con thích gì và điều gì có thể làm con phấn khích. Không cần sáng mắt, tôi vẫn có thể hiểu rõ các con mình. Mặc dù không nhìn thấy đường, tôi vẫn luôn yêu thương, chăm sóc và thậm chí là dạy dỗ các con.

Tấm màn u tối che phủ xung quanh như được vén lên. Tôi không cần thị lực để tận hưởng khoảnh khắc này cùng các con hay để cảm nhận niềm vui khi nghe các con thốt lên đầy ngạc nhiên và sung sướng mỗi lần mở quà. Tôi mỉm cười trước những bình luận ngây ngô của con và trên hết, tôi đã tìm thấy niềm vui mới trong câu nói giản đơn “Con yêu mẹ”.

“Cảm ơn con”, tôi thì thầm, và tôi cũng cảm ơn Thượng đế đã giúp tôi nhìn nhận mọi việc một cách sáng tỏ và mở cửa con tim mình. Ngày hôm đó, tôi đã học được cách trân trọng sự giàu có của mình bên ba cậu con trai nhỏ. Và vì các con, cuối cùng tôi cũng trở lại làm một người mẹ hạnh phúc, một người vợ thấu hiểu và một người bạn vui vẻ.

Sau lễ Giáng sinh, tôi chủ động gọi cho cô bạn hàng xóm: “Chị muốn đến trung tâm thương mại cùng tôi không? Hôm nay có nhiều hàng giảm giá lắm”. Thế là cô ấy qua đón tôi và chúng tôi cùng lên đường. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ trên đường đến trung tâm thương mại. Tôi bám vào cánh tay cô và chúng tôi ghé vào từng cửa hàng. Tại đó, cô ấy đã miêu tả chi tiết từng mặt hàng và lúc nào chúng tôi cũng trở về nhà với nhiều món hời. Các chuyến mua sắm đã trở thành thông lệ hằng năm của chúng tôi.

Kể từ đó, tôi bắt đầu mong đợi những điều tốt đẹp sẽ đến với mình, vì tôi nhận ra cuộc đời này thật sự đáng sống, và cuối cùng tôi cũng có thể tận hưởng mỗi ngày với niềm vui mới tìm lại được sau bao tháng ngày đánh mất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM khánh thành đường sách thứ 2 tại thành phố Thủ Đức
TP.HCM khánh thành đường sách thứ 2 tại thành phố Thủ Đức

VOV.VN - Sáng nay (22/12), TP.HCM đã khánh thành và đưa vào hoạt động đường sách tại TP.Thủ Đức. Đây là đường sách thứ 2 của TP.HCM, bên cạnh được sách đầu tiên nằm trên đường Nguyễn Văn Bình (Quận 1) được đưa vào sử dụng từ năm 2016.

TP.HCM khánh thành đường sách thứ 2 tại thành phố Thủ Đức

TP.HCM khánh thành đường sách thứ 2 tại thành phố Thủ Đức

VOV.VN - Sáng nay (22/12), TP.HCM đã khánh thành và đưa vào hoạt động đường sách tại TP.Thủ Đức. Đây là đường sách thứ 2 của TP.HCM, bên cạnh được sách đầu tiên nằm trên đường Nguyễn Văn Bình (Quận 1) được đưa vào sử dụng từ năm 2016.

"Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2" - Chiếc vé du hành về một góc Sài Gòn xưa
"Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2" - Chiếc vé du hành về một góc Sài Gòn xưa

VOV.VN - Viết về Sài Gòn, lâu nay đã có không ít người viết, nếu không muốn nói là vô số kể, nhưng những trang viết của Cù Mai Công mang theo một Sài Gòn khác, vừa có nét chung nhưng vẫn sở hữu những nét riêng, vừa thân thuộc nhưng cũng đầy mới mẻ.

"Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2" - Chiếc vé du hành về một góc Sài Gòn xưa

"Gia Định là nhớ, Sài Gòn là thương 2" - Chiếc vé du hành về một góc Sài Gòn xưa

VOV.VN - Viết về Sài Gòn, lâu nay đã có không ít người viết, nếu không muốn nói là vô số kể, nhưng những trang viết của Cù Mai Công mang theo một Sài Gòn khác, vừa có nét chung nhưng vẫn sở hữu những nét riêng, vừa thân thuộc nhưng cũng đầy mới mẻ.

Ra mắt tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" khắc họa nghĩa tình Việt - Trung
Ra mắt tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" khắc họa nghĩa tình Việt - Trung

VOV.VN - Tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế” (Nhà xuất bản Văn học, năm 2023) của Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh đã khắc họa sâu sắc về nghĩa tình quốc tế cao cả giữa hai đội quân cách mạng Việt Nam và Trung Quốc trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn.

Ra mắt tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" khắc họa nghĩa tình Việt - Trung

Ra mắt tiểu thuyết "Biên khu Việt Quế" khắc họa nghĩa tình Việt - Trung

VOV.VN - Tiểu thuyết “Biên khu Việt Quế” (Nhà xuất bản Văn học, năm 2023) của Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh đã khắc họa sâu sắc về nghĩa tình quốc tế cao cả giữa hai đội quân cách mạng Việt Nam và Trung Quốc trong chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn.

Cười rinh rích, đỏ mắt tía tai và giật nảy mình khi đọc “Tật xấu người Việt”
Cười rinh rích, đỏ mắt tía tai và giật nảy mình khi đọc “Tật xấu người Việt”

VOV.VN - Không phải cuốn sách đầu tiên nhưng “Tật xấu người Việt” đem tới độc giả những góc nhìn đã chiều, logic, có khi rẽ ngang, rẽ tắt mà rồi xoay hướng đầy bất ngờ. Mỗi bài viết dù ngắn, dù dài cũng đều như một cuộc “trinh thám”, với các tình tiết tưởng không liên quan mà rồi từ sự xâu chuỗi kì tài dẫn độc giả từ cười rinh rích tới giật nảy mình khi chợt nhận ra mình trong đó.

Cười rinh rích, đỏ mắt tía tai và giật nảy mình khi đọc “Tật xấu người Việt”

Cười rinh rích, đỏ mắt tía tai và giật nảy mình khi đọc “Tật xấu người Việt”

VOV.VN - Không phải cuốn sách đầu tiên nhưng “Tật xấu người Việt” đem tới độc giả những góc nhìn đã chiều, logic, có khi rẽ ngang, rẽ tắt mà rồi xoay hướng đầy bất ngờ. Mỗi bài viết dù ngắn, dù dài cũng đều như một cuộc “trinh thám”, với các tình tiết tưởng không liên quan mà rồi từ sự xâu chuỗi kì tài dẫn độc giả từ cười rinh rích tới giật nảy mình khi chợt nhận ra mình trong đó.

"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng hàng triệu người
"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng hàng triệu người

VOV.VN - Với độ dày chỉ 136 trang nhưng ‘Lẽ sống’ đã cô đọng toàn bộ tư tưởng của Viktor Frankl - bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý và là cha đẻ của cuốn ‘Đi tìm lẽ sống’ trong hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống.

"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng hàng triệu người

"Lẽ sống" - cuốn sách kinh điển truyền cảm hứng hàng triệu người

VOV.VN - Với độ dày chỉ 136 trang nhưng ‘Lẽ sống’ đã cô đọng toàn bộ tư tưởng của Viktor Frankl - bác sĩ, nhà trị liệu tâm lý và là cha đẻ của cuốn ‘Đi tìm lẽ sống’ trong hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống.