Thanh niên dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động để thoát nghèo

VOV.VN - Đưa thanh niên người dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là một trong những giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi. Đây cũng là mục tiêu của Dự án về Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững thuộc “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025". 

Những ngày cuối năm, anh Phạm Văn Trờ (34 tuổi), trú xã Ba Thành, huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi hoàn tất những thủ tục cuối cùng để đi nước ngoài lao động theo hợp đồng. Anh là một trong 27 người ở huyện Ba Tơ đi lao động ở nước ngoài. Anh Trờ tốt nghiệp Đại học và làm việc một số nơi nhưng công việc không ổn định, thu nhập không đủ nuôi vợ con. Anh Trờ vay 60 triệu đồng với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện để ký quỹ đăng ký đi làm việc ở Nhật Bản.

Anh Phạm Văn Trờ cho biết, đây là cơ hội để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và kiếm tiền sau này về nước tiếp tục làm ăn: “Bản thân cũng muốn thay đổi, thứ 2 là để tìm kiếm thu nhập, phụ giúp gia đình và sau đó có cơ hội học tập những kinh nghiệm về những công nghệ, văn hóa của nước bạn để sau này phục vụ cho bản thân cũng như quê hương”.

Năm 2023, UBND huyện Ba Tơ được tỉnh Quảng Ngãi giao 80 chỉ tiêu đưa người đi lao động nước ngoài. Tính đến hết tháng 11, huyện Ba Tơ có 27 lao động xuất cảnh, đi làm việc theo hợp đồng, còn nhiều lao động khác đang hoàn thiện thủ tục chờ xuất cảnh đi Nhật Bản, Hàn Quốc.

Ông Phạm Xuân Vinh, Chủ tịch UBND huyện miền núi Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chúng ta tiếp tục vận động tuyên truyền, làm sao để nhân dân thấy được hiệu quả, ý nghĩa quan trọng của việc lao động ở nước ngoài sẽ giải quyết cơ bản vấn đề giảm nghèo, giải quyết cơ bản thu nhập của người dân thì lúc đó người dân mới có thể tham gia, hưởng ứng tích cực”.

Thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, UBND các huyện, thành phố trong tỉnh, nhất là các huyện miền núi như Ba Tơ, Trà Bồng, Minh Long… tuyên truyền, phổ biến chính sách, tư vấn cho lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm, nhất là người dân tộc thiểu số. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh liên kết với các đơn vị tuyển dụng để làm thủ tục đưa người đi làm việc nước ngoài. Tuy nhiên, số hộ được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội để đi xuất khẩu lao động đối với người dân tộc thiểu số chưa nhiều.

Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến nay, mới cho 33 người vay vốn đi lao động ở nước ngoài theo Nghị định 61/2015 của Chính phủ về chính sách việc làm công, hỗ trợ đưa người đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng, hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên và Quỹ quốc gia về việc làm.

Bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Số lượng cho vay chưa nhiều là do quy định chỉ hạn chế 5 nhóm đối tượng thụ hưởng. Địa phương cần bổ sung thêm nguồn vốn và mở rộng nhóm đối tượng thụ hưởng ngoài chính sách của Chính phủ: “Chính sách cho vay đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài không đạt như kỳ vọng. Nguyên nhân là đối với nguồn vốn của Trung ương chỉ được cho vay 5 đối tượng, đó là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thu hồi đất, đồng bào dân tộc thiểu số, người có công. Còn các đối tượng khác không được tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng chính sách, đơn vị cũng đã kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh có thể mở rộng thêm các đối tượng vay vốn ngoài đối tượng mà Chính phủ quy định”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam
Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam

VOV.VN - Sau nhiều nỗ lực của chính quyền và ngành chức năng, 2023 là năm đầu tiên, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động ngay từ tháng 11.

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam

Tín hiệu vui từ xuất khẩu lao động vùng miền núi tỉnh Quảng Nam

VOV.VN - Sau nhiều nỗ lực của chính quyền và ngành chức năng, 2023 là năm đầu tiên, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam vượt chỉ tiêu xuất khẩu lao động ngay từ tháng 11.

Xuất khẩu lao động giúp nhiều hộ dân ở Sóc Trăng thoát nghèo, ổn định kinh tế
Xuất khẩu lao động giúp nhiều hộ dân ở Sóc Trăng thoát nghèo, ổn định kinh tế

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả, góp phần đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, chủ yếu ở nông thôn.

Xuất khẩu lao động giúp nhiều hộ dân ở Sóc Trăng thoát nghèo, ổn định kinh tế

Xuất khẩu lao động giúp nhiều hộ dân ở Sóc Trăng thoát nghèo, ổn định kinh tế

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là một kênh giải quyết việc làm hiệu quả, góp phần đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, chủ yếu ở nông thôn.