Rà soát, đề xuất mức điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024

VOV.VN - Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.

Bộ LĐ-TB-XH vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong thời gian tới theo quy định tại Điều 91 Bộ Luật Lao động.

Cụ thể, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương nắm tình hình thực hiện lương tối thiểu vùng thuộc khu vực quản lý theo quy định của Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Đối với lương tối thiểu theo tháng, Bộ LĐ-TB-XH đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá về tình hình triển khai thực hiện mức lương tối thiểu, trong đó có việc triển khai quy định tiếp tục thực hiện các nội dung đã thoả thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các thỏa thuận khác có lợi hơn cho người lao động.

Đặc biệt là thỏa thuận về trả lương cho người lao động làm công việc đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu; đánh giá những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện mức lương tối thiểu và trả lương cho người lao động.

Đối với lương tối thiểu theo giờ, đề nghị đánh giá rõ việc triển khai, áp dụng của các doanh nghiệp sau khi Chính phủ lần đầu ban hành mức lương tối thiểu theo giờ; khảo sát, thống kê các nhóm vị trí, chức danh công việc, lĩnh vực thực hiện trả lương theo giờ, mức lương giờ phổ biến của các công việc trên; đánh giá thuận lợi, khó khăn và tác động của doanh nghiệp sau khi Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu theo giờ.

Bộ LĐ-TB-XH cũng yêu cầu các địa phương rà soát, đánh giá việc điều chỉnh phân vùng lương tối thiểu hiện hành. Trường hợp có đề xuất điều chỉnh vùng thì Sở LĐ-TB-XH phối hợp với Liên đoàn lao động, chi nhánh Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức trao đổi với Ban Quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp (nếu có), các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và gửi về Bộ.

Bên cạnh đó, Bộ cũng yêu cầu các địa phương cập nhật tình hình lao động, việc làm, đơn hàng của các doanh nghiệp, cung – cầu lao động trên địa bàn trong quý 1/2023, đặc biệt là sau Tết Âm lịch; dự báo nhu cầu sử dụng lao động và tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo. Kết quả rà soát gửi về Bộ trước ngày 1/4/2023.

Theo quy định của Bộ luật Lao động, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Mức lương tối thiểu này được xác lập theo vùng và được Chính phủ công bố dựa trên khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.

Lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như: Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động và khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38 về việc tăng lương tối thiểu vùng ngay từ ngày 1/7/2022 thay vì 1/1 hằng năm như quy định hiện hành. Mức tăng là 6%, kéo dài đến ngày 31/12/2023. Lần đầu tiên, quy định về mức lương tối thiểu theo giờ cũng đã được ban hành.

Theo Nghị định số 38, mức lương tối thiểu tháng đang được áp dụng theo 4 vùng gồm: Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng; vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng. Về mức lương tối thiểu giờ, vùng 1 là 22.500 đồng/giờ, vùng 2 là 20.000 đồng/giờ, vùng 3 là 17.500 đồng/giờ, vùng 4 là 15.600 đồng/giờ.

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhờ việc tăng lương tối thiểu vùng, trong năm 2022, tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tăng khoảng 6,2% so với năm 2021 (7,78 triệu đồng/tháng)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lao động đi làm việc ở nước ngoài 2023, những tín hiệu lạc quan
Lao động đi làm việc ở nước ngoài 2023, những tín hiệu lạc quan

VOV.VN - Sau thành công đưa được gần 143.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (đạt 158,64% kế hoạch) của năm 2022, bước sang năm 2023, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được dự báo tiếp tục có những gam màu sáng.

Lao động đi làm việc ở nước ngoài 2023, những tín hiệu lạc quan

Lao động đi làm việc ở nước ngoài 2023, những tín hiệu lạc quan

VOV.VN - Sau thành công đưa được gần 143.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (đạt 158,64% kế hoạch) của năm 2022, bước sang năm 2023, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được dự báo tiếp tục có những gam màu sáng.

Cần đẩy mạnh hỗ trợ an sinh cho người đi xuất khẩu lao động về nước
Cần đẩy mạnh hỗ trợ an sinh cho người đi xuất khẩu lao động về nước

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc tại nước ngoài về nước để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Cần đẩy mạnh hỗ trợ an sinh cho người đi xuất khẩu lao động về nước

Cần đẩy mạnh hỗ trợ an sinh cho người đi xuất khẩu lao động về nước

VOV.VN - Chuyên gia cho rằng, cần khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc tại nước ngoài về nước để đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

Đầu năm, doanh nghiệp điện tử tuyển dụng "khủng" với hơn 42.000 chỉ tiêu
Đầu năm, doanh nghiệp điện tử tuyển dụng "khủng" với hơn 42.000 chỉ tiêu

VOV.VN - Tại phiên giao dịch việc làm kết nối 10 tỉnh, thành phố phía Bắc, ngành nghề dẫn đầu bảng về nhu cầu tuyển dụng là sản xuất điện tử, với 42.135 chỉ tiêu, tiếp đến là may mặc, sản xuất nhựa, kinh doanh, công nhân xây dựng, cơ khí-hàn, thợ vận hành máy, bán hành, thu ngân, kế toán kiểm toán, phiên dịch…

Đầu năm, doanh nghiệp điện tử tuyển dụng "khủng" với hơn 42.000 chỉ tiêu

Đầu năm, doanh nghiệp điện tử tuyển dụng "khủng" với hơn 42.000 chỉ tiêu

VOV.VN - Tại phiên giao dịch việc làm kết nối 10 tỉnh, thành phố phía Bắc, ngành nghề dẫn đầu bảng về nhu cầu tuyển dụng là sản xuất điện tử, với 42.135 chỉ tiêu, tiếp đến là may mặc, sản xuất nhựa, kinh doanh, công nhân xây dựng, cơ khí-hàn, thợ vận hành máy, bán hành, thu ngân, kế toán kiểm toán, phiên dịch…

Hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

VOV.VN - Hà Nội và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi đang có nhu cầu tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động làm việc trong nước và đi làm việc tại nước ngoài.

Hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

Hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động

VOV.VN - Hà Nội và các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi đang có nhu cầu tuyển dụng hàng trăm nghìn lao động làm việc trong nước và đi làm việc tại nước ngoài.