Những đơn vị đi đầu trong phát triển kinh tế 2023

VOV.VN - Năm 2023, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Có được kết quả đó là nhờ nhiều địa phương, doanh nghiệp đã có những cách làm sáng tạo để khắc phục khó khăn, phát triển đột phá.

Đó là thông tin được các đại biểu khẳng định tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Chính phủ và Chính quyền địa phương diễn ra sáng nay 5/1.

Năm 2023, tỉnh Bắc Giang là một trong những tỉnh phát triển kinh tế tốt nhất cả nước, đạt được nhiều kết quả quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,45%. Bình quân 3 năm 2021-2023, tỉnh Bắc Giang đạt tốc độ tăng trưởng trên 14%/năm. Bắc Giang không chỉ đạt được tăng trưởng cao trong sản xuất công nghiệp, mà lĩnh vực nông nghiệp của địa phương này cũng phát triển nhanh và bền vững hơn. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư của địa phương cũng không ngừng được cải thiện. Năm 2023, Bắc Giang đã thu hút được hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

“Trong năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 26, đã chấn chỉnh kịp thời tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, công chức, việc chức. Chúng tôi đánh giá, chính nhờ Chỉ thị này đã khắc phục được việc trông chờ, ỷ lại, việc đù đẩy trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ; Tạo ra khí thế mới để thúc đẩy phong trào thi đua trong đội ngũ cán bộ, công nhân việc chức”, ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới khó khăn, giá sản phẩm năng lượng sụt giảm, tổng doanh thu năm 2023 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam vẫn đạt kỷ lục 942.800 tỷ đồng. Nộp ngân sách Nhà nước 151.800 tỷ đồng, vượt 94% kế hoạch đề ra. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng; cân đối vĩ mô và tham gia mạnh mẽ vào bình ổn thị trường; cung cấp nhiên liệu cho an ninh Quốc phòng: đáp ứng trên 75% nhu cầu xăng dầu cả nước, đáp ứng trên 73% nhu cầu phân bón cả nước, trên 75% thị phần LPG cả nước và 20% thị phần nội địa trong kinh doanh xăng dầu.

“Đề nghị Bộ Chính trị sớm thông qua và ban hành Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 41 về chiến lược phát triển Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam để mở rộng không gian phát triển cho Tập đoàn. Thứ hai, đề nghị Nhà nước sớm ban hành cơ chế phát triển năng lượng mới, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, cơ chế cho phát triển điện khí LNG nhập khẩu. Thứ ba, đề nghị Nhà nước ban hành cơ chế huy động đồng bộ sử dụng nguồn khí tự nhiên khai thác trong nước để sản xuất điện”, ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành Viên, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam kiến nghị.

Năm 2024, dự báo tình hình có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Bên cạnh thuận lợi là có nền tảng vĩ mô ổn định, nền kinh tế nước ta vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6-6,5%, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát ở mức từ 4-4,5%, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.

Tại hội nghị, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương cần có những giải pháp phát triển kinh tế phù hợp, hành động ngay từ những ngày đầu năm. Trong đó, tập trung vào 3 động lực tăng trưởng; làm mới các động lực tăng trưởng cũ và khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới. Thúc đẩy đàm phán, ký kết các FTA với UAE, khu vực Mỹ La-tinh, tiếp tục mở rộng xuất khẩu vào khu vực châu Phi. Phấn đấu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng ít nhất 6% so với năm 2023.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế năm 2024
Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế năm 2024

VOV.VN - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế.

Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế năm 2024

Khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được "bơm" vào nền kinh tế năm 2024

VOV.VN - Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2024, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 15%, ước tính khoảng 2 triệu tỷ đồng sẽ được đưa vào nền kinh tế.

Kinh tế Việt Nam 2024: Thách thức đan xen cùng cơ hội tăng trưởng
Kinh tế Việt Nam 2024: Thách thức đan xen cùng cơ hội tăng trưởng

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế quốc tế nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn ghi nhận những tín hiệu phục hồi khá rõ nét. Các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, quyết tâm tháo gỡ khó khăn cùng các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ sẽ là những yếu tố tạo ảnh hưởng tích cực với tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và tạo đà cho bước tiến trong trung hạn.

Kinh tế Việt Nam 2024: Thách thức đan xen cùng cơ hội tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam 2024: Thách thức đan xen cùng cơ hội tăng trưởng

VOV.VN - Trong bối cảnh kinh tế quốc tế nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn ghi nhận những tín hiệu phục hồi khá rõ nét. Các tổ chức quốc tế và nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, quyết tâm tháo gỡ khó khăn cùng các giải pháp hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ sẽ là những yếu tố tạo ảnh hưởng tích cực với tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và tạo đà cho bước tiến trong trung hạn.

Tiêu dùng nội địa là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024
Tiêu dùng nội địa là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024

VOV.VN - Nhìn chung, các dự báo kinh tế ở trong nước và quốc tế đều tỏ ra thận trọng và nhận định, tình hình kinh tế năm 2024 có cải thiện nhưng vẫn rất chậm, chưa ổn định. Tuy vậy, tất cả dự đoán đều hy vọng năm 2024 sẽ tốt hơn 2023.

Tiêu dùng nội địa là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024

Tiêu dùng nội địa là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024

VOV.VN - Nhìn chung, các dự báo kinh tế ở trong nước và quốc tế đều tỏ ra thận trọng và nhận định, tình hình kinh tế năm 2024 có cải thiện nhưng vẫn rất chậm, chưa ổn định. Tuy vậy, tất cả dự đoán đều hy vọng năm 2024 sẽ tốt hơn 2023.