Người có uy tín ở Sơn La: Nói dân tin, làm dân theo

VOV.VN - Tỉnh Sơn La hiện có gần 3.000 già làng trưởng bản, người có uy tín. Được sự tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành địa phương và những người uy tín, người dân từng bước nâng cao nhận thức, tích cực tham gia xây dựng và phát triển địa phương.

Gương mẫu trong cộng đồng dân cư, trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương... Đây là những việc làm thường xuyên của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La góp phần không nhỏ triển khai hiệu quả mục tiêu "Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi", được xác định tại nội dung số 1, Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. 

Suốt hơn 10 năm qua, ông Lò Văn Sán ở bản Boong Xanh, xã Chiềng Pằn, huyện Yên Châu (Sơn La) trong vai trò là người uy tín ở địa phương đã luôn vận động con cháu cùng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương chính sách của nhà nước, tận dụng nguồn vốn đầu từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng như sự hỗ trợ của tỉnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Theo ông Sán, để “nói dân tin, làm dân theo”, bản thân ông đã tiên phong chuyển đổi diện tích nương vườn kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao. Đến nay gia đình có 3 ha nhãn, xoài và chăn nuôi gia súc, gia cầm, cho thu hoạch ổn định từ 200 - 300 triệu đồng/năm.

“Trước hết, người uy tín phải gương mẫu trong gia đình với con cháu, sau đó là với làng bản; gia đình phải chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy ước của thôn bản. Trong các cuộc họp bản phải tích cực tuyên truyền về các chủ trương để người dân chấp hành, tham gia cùng tổ hòa giải để giải quyết các tranh chấp, thường xuyên tuyên truyền đến các hộ gia đình trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng”, ông Sán nói.

Là lớp người am hiểu truyền thống văn hóa của dân tộc mình, đội ngũ người có uy tín ở Sơn La luôn ngày đêm trăn trở, tìm cách gìn giữ bản sắc văn hóa tốt đẹp cho thế hệ sau.

Ông Lò Văn Xiêng, người uy tín ở bản Tát Ướt, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu cho biết, bản thân ông luôn tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh ở khu dân cư.

“Bản thân là người uy tín trong bản, tôi luôn bảo ban con cháu đừng để mai một đi bản sắc của dân tộc mình; cái nào nên làm như làm nương rẫy, ma chay, nét đặc trưng như tiếng nói không bao giờ bỏ được; tôi luôn vận động bà con và các cháu phải giữ phong tục của dân tộc mình, sẽ động viên các con cháu, con cháu chưa hiểu chỗ nào thì mình sẽ triển khai cho con cháu hiểu về đường lối, chính sách của Đảng”, ông Lò Văn Xiêng cho hay.

Tỉnh Sơn La hiện có gần 3.000 già làng trưởng bản, người có uy tín. Được sự tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành địa phương và những người uy tín, người dân từng bước nâng cao nhận thức, tích cực tham gia xây dựng và phát triển địa phương.

Ông Kha Mạnh Sâm, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Dân vận Tỉnh ủy Sơn La cho biết: “Vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản ở các bản, xã luôn được quan tâm cụ thể bằng việc thực hiện cơ chế, chính sách, chế độ của chính phủ, của tỉnh như việc phát miễn phí các tờ báo; tổ chức thăm hỏi định kì; tổ chức cho già làng, trưởng bản,người uy tín tham quan học tập kinh nghiệm để qua đó nâng cao nhận thức cho họ, hỗ trợ thông tin cần thiết để đội ngũ này thực hiện công tác tuyên truyền, vận động bà con nhân dân, họ mạc, các cháu thiếu niên đạt được hiệu quả tích cực”.

Sơn La đang có những bước chuyển mạnh mẽ, dần trở thành "vựa" quả, Trung tâm chế biến nông sản của khu vực Tây Bắc và cả nước; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh hiện chỉ còn dưới 20%.

Theo ông Kha Mạnh Sâm, các kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ những người có uy tín. Họ thực sự như những “ngọn lửa” soi đường để nhân dân tiếp bước, lan tỏa những giá trị tích cực, tốt đẹp, vươn tới những thành công.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc sống mới trên các bản làng người Cống ở Lai Châu
Cuộc sống mới trên các bản làng người Cống ở Lai Châu

VOV.VN - Đồng bào người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) trước đây đời sống khó khăn, thiếu thốn, bà con vẫn giữ nhiều hủ tục lạc hậu. Những năm gần đây, nhờ các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, người dân nơi đây đã từng ngày đổi thay tư duy, nhận thức, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Cuộc sống mới trên các bản làng người Cống ở Lai Châu

Cuộc sống mới trên các bản làng người Cống ở Lai Châu

VOV.VN - Đồng bào người Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) trước đây đời sống khó khăn, thiếu thốn, bà con vẫn giữ nhiều hủ tục lạc hậu. Những năm gần đây, nhờ các nguồn lực hỗ trợ từ chính sách của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, người dân nơi đây đã từng ngày đổi thay tư duy, nhận thức, vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”
Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

VOV.VN - Chiến tranh là mất mát, hy sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ, người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng.

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

VOV.VN - Chiến tranh là mất mát, hy sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ, người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng.

Người đàn ông vào Đảng ở tuổi 58 vì muốn giúp bản làng nhiều hơn
Người đàn ông vào Đảng ở tuổi 58 vì muốn giúp bản làng nhiều hơn

VOV.VN - Ông La Văn Hoá - người dân tộc Thái ở huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An luôn gương mẫu trong làm kinh tế, xây dựng bản làng. Ở tuổi 58, ông vui mừng khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, vì mong muốn hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách để giúp được nhiều người hơn.

Người đàn ông vào Đảng ở tuổi 58 vì muốn giúp bản làng nhiều hơn

Người đàn ông vào Đảng ở tuổi 58 vì muốn giúp bản làng nhiều hơn

VOV.VN - Ông La Văn Hoá - người dân tộc Thái ở huyện biên giới Quế Phong, tỉnh Nghệ An luôn gương mẫu trong làm kinh tế, xây dựng bản làng. Ở tuổi 58, ông vui mừng khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, vì mong muốn hiểu rõ hơn chủ trương, chính sách để giúp được nhiều người hơn.