Cần tăng mức hỗ trợ để tổ chức chăn nuôi an toàn sinh học

VOV.VN - Với mức hỗ trợ 5 triệu đồng để áp dụng đệm lót sinh học là chưa phù hợp, chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi gia cầm.

Tại hội nghị "Tổng kết thực hiện Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 theo Quyết định số 50 của Thủ tướng Chính phủ và Đề xuất giai đoạn 2021-2025" diễn ra sáng nay (11/6) ở Hà Nội, các đại biểu đề nghị, cần tiếp tục kéo dài thêm thời gian thực hiện chính sách theo hướng hỗ trợ về chăn nuôi an toàn sinh học và liên kết chuỗi.

Khẳng định kết quả tích cực trong thực hiện Chính sách hỗ trợ góp phần đảm bảo sinh kế cho hàng triệu hộ chăn nuôi ở nông thôn, nhiều đại biểu cho rằng, cần có các giải pháp cụ thể và có tính khả thi cao để khắc phục những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 50 của Thủ tướng Chính phủ 5 năm qua.

Theo đó, cần tiếp tục hỗ trợ về con giống; xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học; phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ và xúc tiến thương mại cũng như phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Một số ý kiến cũng chỉ rõ thực tế, nhiều nơi chăn nuôi nông hộ chủ yếu tự phát theo nhu cầu của thị trường dẫn đến thiếu sự ổn định, bền vững. Do vậy, để phát triển chăn nuôi nông hộ về lâu dài cần nhân rộng các mô hình an toàn sinh học để giải quyết được vấn đề môi trường và phòng, chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Huy Đăng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội và bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định đề nghị Bộ NN&PTNT đề xuất Chính phủ tiếp tục thực hiện Quyết định 50, bởi với tình hình dịch Covid 19 hiện nay rất phù hợp cho việc cung cấp thực phẩm tại chỗ.

Đối với các hộ chăn nuôi, hướng tới phải hình thành các hợp tác xã chăn nuôi, an toàn sinh học để tạo ra chuỗi khép kín theo liên kết. Bên cạnh đó, đề nghị tạo điều kiện về đất đai cho các doanh nghiệp phát triển chăn nuôi theo quy mô lớn và xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung và công nghệ cao.

“Thực tế triển khai cho thấy, với mức hỗ trợ 5 triệu đồng để áp dụng đệm lót sinh học là chưa phù hợp, chỉ phù hợp với mô hình chăn nuôi gia cầm. Đối với chăn nuôi lợn, phải cải tạo lại chuồng từ nền xi măng sang nền đệm lót sinh học sẽ cần kinh phí rất lớn”, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định kiến nghị.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, trong Chiến lược phát triển chăn nuôi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn 2045, song song với đẩy mạnh chăn nuôi trang trại quy mô lớn, vẫn cần quan tâm đến chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi truyền thống với những sản phẩm đặc sản gắn với du lịch sinh thái.

Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ như hiện nay, để đảm bảo an toàn dịch bệnh như dịch tả lợn châu Phi phải giải quyết đồng bộ về cơ chế chính sách hỗ trợ, áp dụng an toàn sinh học sẽ huy động được các nguồn lực vào phát triển chăn nuôi nói riêng và nông nghiệp nói chung.

Trong khi đó, chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ thường gặp khó khăn trong đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Do đó, để giải quyết căn cơ vấn đề này, ngoài cơ chế chính sách thì phải có vaccine tiêm phòng và cuối quý III năm nay sẽ công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi sau 5 đợt nghiên cứu, đánh giá vaccine đạt mức độ bảo hộ rất cao. Ngoài việc giải quyết an toàn sinh học bằng chế phẩm sinh học, bằng vaccine, ngành chăn nuôi cũng đã chọn tạo giống có sức đề kháng đối với dịch tả lợn châu Phi.

“Như vậy, phải giải quyết đồng bộ cả cơ chế chính sách, biện pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ với sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân vào cuộc để có hệ sinh thái chuẩn bị cho bước phát triển trong giai đoạn tới đây”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá lợn hơi bắt đáy của năm, nhiều hộ chăn nuôi "treo" chuồng
Giá lợn hơi bắt đáy của năm, nhiều hộ chăn nuôi "treo" chuồng

VOV.VN - Hiện tại, giá lợn hơi đã xuống mức thấp nhất trong một năm qua khiến người nuôi thua lỗ, nhiều hộ phải bỏ trống chuồng.

Giá lợn hơi bắt đáy của năm, nhiều hộ chăn nuôi "treo" chuồng

Giá lợn hơi bắt đáy của năm, nhiều hộ chăn nuôi "treo" chuồng

VOV.VN - Hiện tại, giá lợn hơi đã xuống mức thấp nhất trong một năm qua khiến người nuôi thua lỗ, nhiều hộ phải bỏ trống chuồng.

Giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng từ 2,7 - 3,3% trong tháng 4
Giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng từ 2,7 - 3,3% trong tháng 4

VOV.VN - Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021.

Giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng từ 2,7 - 3,3% trong tháng 4

Giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng từ 2,7 - 3,3% trong tháng 4

VOV.VN - Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021.

Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi
Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi

VOV.VN - Theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC mà Bộ Tài chính mới ban hành, kể từ ngày 17/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021, áp dụng mức thu bằng 50% mức thu phí tại biểu thu phí trong chăn nuôi.

Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi

Giảm 50% mức thu phí trong chăn nuôi

VOV.VN - Theo Thông tư số 24/2021/TT-BTC mà Bộ Tài chính mới ban hành, kể từ ngày 17/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021, áp dụng mức thu bằng 50% mức thu phí tại biểu thu phí trong chăn nuôi.