Xót lòng nhìn những đồng lúa chín ngập chìm trong nước

VOV.VN - Bão lũ tháng 10 không chỉ tàn phá mảnh đất miền Trung, cơn cuồng nộ của Mẹ thiên nhiên còn để lại cho người trồng lúa, người nuôi sản ở ĐBSCL biết bao câu chuyện buồn.

Điện thoại về nhà, hỏi thăm: - Gặt lúa xong chưa? – Em gái tôi, giọng thiểu não - Mưa hôm rày, lúa sập, chìm nghỉm hết chị ơi, chắc là mất trắng quá! Buông điện thoại, nghe lòng quặn thắt, tôi tất tả về quê.    

Dài qua các xã Khánh Hưng, Khánh Bình và Trần Hợi - những vùng sản xuất lúa chủ lực của huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nhìn những ruộng lúa chín, bông gục chìm trên mặt nước, đã ngả màu đen sỉn, lòng tôi trào dâng niềm thương cảm với người trồng lúa. Ông Hồ Văn Sinh, ở ấp 10 C, xã Trần Hợi có 12 công ruộng, nhưng đến ngày thu hoạch lại bị ngập sâu hơn 40cm. Ông Hợi giọng nghèn nghẹn, trời mưa mãi không dứt, nước ngoài kênh cao hơn trong ruộng, gia đình ông đã tốn cả triệu đồng để bơm nước, nhưng lúa vẫn bị ngập sâu. Mỗi ngày ra ruộng, thấy lúa ngã đổ, lòng ông đau như cắt.

Nguồn thu nhập chính của hầu hết nông dân xã Trần Hợi chỉ nhờ vào cây lúa, nay thủy thần gây hại, bà con rơi vào cảnh nghèo, khó, thử hỏi sao không xót xa?

Cùng cảnh ngộ ruộng lúa chín bị nhấn chìm, anh Út Dương, ở ấp 12, xã Khánh Bình Đông, chia sẻ: “Chỉ tính riêng tiền cày, trục đất và lúa giống, tôi đầu tư cho 20 công ruộng này hơn 10 triệu đồng, chưa kể phân bón, thuốc trừ sâu, vậy mà giờ này kể như lỗ nặng”.

Ông Trần Tấn Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, trời mưa liên tiếp hơn 10 ngày, cộng với triều cường dâng cao, gây ngập lụt trên diện rộng. Toàn huyện có hơn 14.000 ha lúa chín, bị nước nhấn chìm, trong đó mức độ thiệt hại từ 70% đến mất trắng chiếm gần 9.000ha.  

Mưa liên tiếp, triều cường dâng cao, không chỉ gây thiệt hại về lúa mà những hộ nuôi thủy sản và trồng rau màu cũng rơi vào cảnh thất bát, thua cuộc. Ông Lê Văn Của, ở ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, có 3 ao nuôi cá bổi kể, trời mưa không dứt, ông đã bỏ ra gần 2 triệu đồng để mua lưới mành làm bao che, nhưng nước dâng cao quá, cá cũng trôi hết. Vụ nuôi cá này coi như mất trắng.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn tỉnh Cà Mau, toàn tỉnh có 17.000 ha lúa gần ngày thu hoạch bị sập. Ngoài ra, gần 13.000 ha rau màu và cây ăn trái lâu năm cũng bị thiệt hại, chưa kể hàng trăm ha nuôi cá đồng, tôm tự nhiên bị ảnh hưởng. Ước tính ban đầu, tổng thiệt hại trong đợt nước dâng lần này trên địa bàn tỉnh là hơn 400 tỷ đồng. Những địa phương bị thiệt hại kép (vừa lúa, vừa thủy sản và rau màu), thuộc về các địa phương vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời, như Khánh Hưng, Khánh Bình Đông, Khánh Bình Tây và Trần Hợi…

Ai đã là làm ruộng, đều thấu hiểu cảnh thua thiệt kép khi lúa chín bị sập đổ, sản lượng tụt giảm, chất lượng hạt lúa kém, giá cả thu mua giảm hẳn, chưa kể các chi phí cho thu hoạch như phơi, sấy đều tăng nhiều lần. Bà Phan Thị Bưởi, ở ấp 8, xã Khánh Binh Đông, có 7 công ruộng bị ngập, nhưng may mắn thu hoạch vớt vát được hơn 5 công.  “Làm ruộng thường là hên, sui, năm nào thời tiết tốt thì năm đó có lãi. Còn như năm nay, vừa lỗ, vừa phải ăn gạo dở, đời sống của người nông dân càng thêm khổ”- bà Bưởi nói.

Trước tình hình nước ngập, nước dâng cao, mùa màng thiệt hại, các địa phương đã huy động hơn 70 máy các loại giúp dân thu hoạch lúa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường 5 trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất. Tuy nhiên, do nước ngập sâu, lúa đổ rạp xuống nước, nên nhiều nơi, máy không thể hoạt động được. Bên cạnh đó, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau đã điều động hơn 400 cán bộ, chiến sĩ đơn vị thường trực và dân quân giúp dân cắt lúa. Thiếu tá Dương Văn Me, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự huyện Trần Văn Thời - địa phương có nhiều đồng lúa chín, bị ngập sâu cho biết: Ban chỉ huy quân sự huyện đã phân công 13/13 ban chỉ huy quân sự xã giúp dân thu hoạch lúa.

Những tâm sự, những câu chuyện thất bát, may rủi của người làm nông quê tôi, nghe não lòng biết bao! Làm gì để nông dân tránh được thiên tai? Câu hỏi đó, dường như chưa tìm được lời đáp trọn vẹn, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên nhiên ngày càng diễn biến khó lường và khắc nghiệt như hiện nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cà Mau khẩn trương khắc phục thiệt hại do ngập lụt
Cà Mau khẩn trương khắc phục thiệt hại do ngập lụt

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân đã chỉ đạo các sở ngành có liên quan và địa phương trong tỉnh khẩn trương khắc phục thiệt hại do ngập lụt gây ra trên địa bàn.

Cà Mau khẩn trương khắc phục thiệt hại do ngập lụt

Cà Mau khẩn trương khắc phục thiệt hại do ngập lụt

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Quân đã chỉ đạo các sở ngành có liên quan và địa phương trong tỉnh khẩn trương khắc phục thiệt hại do ngập lụt gây ra trên địa bàn.

Ngập lụt ở Cà Mau: “Ở đâu dân gặp khó, ở đó có bộ đội”
Ngập lụt ở Cà Mau: “Ở đâu dân gặp khó, ở đó có bộ đội”

VOV.VN - Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân, Ban CHQS huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã huy động cán bộ, sĩ quan giúp người dân khắc phục.

Ngập lụt ở Cà Mau: “Ở đâu dân gặp khó, ở đó có bộ đội”

Ngập lụt ở Cà Mau: “Ở đâu dân gặp khó, ở đó có bộ đội”

VOV.VN - Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập lụt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của người dân, Ban CHQS huyện Trần Văn Thời, Cà Mau đã huy động cán bộ, sĩ quan giúp người dân khắc phục.

Ngập lụt ở Cà Mau tiếp tục diễn biến phức tạp
Ngập lụt ở Cà Mau tiếp tục diễn biến phức tạp

VOV.VN - Hôm nay (ngày 14/10), do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão số 7, tình hình mưa lớn tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ngập lụt ở Cà Mau tiếp tục diễn biến phức tạp

Ngập lụt ở Cà Mau tiếp tục diễn biến phức tạp

VOV.VN - Hôm nay (ngày 14/10), do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và hoàn lưu bão số 7, tình hình mưa lớn tiếp tục diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Cà Mau.