Joe Biden có trở thành tổng thống một nhiệm kỳ của Mỹ?

VOV.VN - Joe Biden, người có thể trở thành tổng thống Mỹ, sẽ mừng sinh nhật lần thứ 78 vào ngày 20/11/2020.

Nếu Joe Biden chính thức đắc cử trong cuộc bầu cử năm nay, tiếp tục chạy đua và tái đắc cử vào năm 2024, ông sẽ ở tuổi 86 tuổi vào cuối nhiệm kỳ thứ hai năm 2029.

Trong bối cảnh chỉ còn 2 tháng trước khi ông Joe Biden chính thức nhận chìa khóa Phòng Bầu dục, dư luận Mỹ đang đặt câu hỏi liệu ông có trở thành tổng thống một nhiệm kỳ hay không?

Xuyên suốt chiến dịch tranh cử năm nay, Biden – người được cựu Tổng thống Barack Obama mô tả là “chú sư tử của lịch sử Mỹ” – vẫn mập mờ về các kế hoạch trong tương lai.

Hồi tháng 8/2020, khi được ABC News đặt câu hỏi liệu ý tưởng phục vụ 8 năm có nằm trong phạm vi mục tiêu của ông hay không, Biden đã đáp lại rằng “chắc chắn rồi”.

Tuy nhiên, trước đó, hồi tháng 4, tại một sự kiện gây quỹ, ông Biden nói với các nhà tài trợ rằng ông coi mình như một “ứng cử viên chuyển giao” – một cụm từ đã khiến nhiều người ngạc nhiên và dấy lên nhiều suy đoán.

Liệu khi đó có đang tìm cách nói rằng ông được đặt ở vị trí tốt nhất để đóng lại cuốn sách “chủ nghĩa Trump” với kinh nghiệm chính trị hàng chục năm của mình và rồi sau đó sẽ chuyển giao lại ngọn đuốc cho một thế hệ mới của đảng Dân chủ vào năm 2024?

Hay ông chỉ đơn giản là nói về một sự chuyển giao trong một khái niệm lớn hơn, mà không đề cập cụ thể tới bất cứ triển vọng nào trong tương lai?

Vài ngày sau khi truyền thông “củng cố” chiến thắng của Biden trước đương kim Tổng thống Trump, em gái của ông Biden, bà Valerie – người đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp chính trị của ông Biden nhưng vẫn còn là một ẩn số đối với dư luận – bày tỏ tin tưởng rằng anh trai bà sẽ tái tranh cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống.

Không ai chạy đua vào Nhà Trắng và tuyên bố một cách dứt khoát rằng họ tranh cử chỉ 1 nhiệm kỳ. Điều đó làm suy yếu vị thế của họ và sẽ rất nhanh chóng mở ra cánh cửa về một cuộc chiến kế vị nội bộ đảng.

Sức hấp dẫn của nhiệm kỳ tổng thống thứ 2

Julian Zelizer, Giáo sư Đại học Princeton chuyên nghiên cứu về các tổng thống Mỹ cho rằng, sẽ chẳng có giá trị gì đối với ông Biden nếu ông đưa ra các kế hoạch rõ ràng từ quá sớm.

Trong lịch sử Mỹ, có rất ít tổng thống không tranh cử nhiệm kỳ 2. James Polk (nhiệm kỳ 1845-1849), vận động tranh cử với cam kết ông sẽ không tái tranh cử - và ông đã giữ lời hứa. Tuy nhiên, chính trị ở giai đoạn giữa thế kỷ 19 không tương đồng với bối cảnh chính trường ngày nay ở Washington.

Ví dụ duy nhất có thể so sánh ở giai đoạn lịch sử hiện đại của Mỹ là Lyndon B. Johnson, người trở thành ông chủ Nhà Trắng năm 1963 khi Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát.

Johnson sau đó dễ dàng có được nhiệm kỳ trọn vẹn của riêng mình trong cuộc bầu cử 1964. Nhưng với sự mệt mỏi của người Mỹ về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, cũng như sự phản đối từ chính các thành viên đảng Dân chủ, Johnson nói rằng ông sẽ không tranh cử thêm lần nữa.

Dù vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, Johnson không tiếp tục tranh cử là vì ông đối mặt với những thất bại nhất định.

Đằng sau “cơn khát” quyền lực và uy thế của vị trí cầm quyền, vì sao các lãnh đạo Mỹ luôn muốn cầm quyền 2 nhiệm kỳ?

Theo giáo sư Zelizer, đó là bởi “Nhiệm kỳ thứ 2 đem lại tổng thống ý nghĩa về tính hợp pháp. Đó cũng là thời điểm để theo đuổi những sáng kiến chính sách khó khăn mà không chịu sức ép bầu cử”.

Tuổi tác chỉ là con số?

Biden biết chắc chắn ông ở một tình thế khó khăn. Mùa thu 2018, trước khi ông tuyên bố tranh cử tổng thống lần thứ 3, ông thừa nhận với khán giả trong một sự kiện tại Michigan rằng tuổi tác của ông chắc chắn là “vấn đề hợp pháp để nhiều người nêu ra”.

“Nếu tôi định tranh cử lần nữa, sẽ hoàn toàn dễ hiểu khi mọi người nhìn vào tôi và nói rằng ‘Chúa ơi, ông già quá’”, Biden nói.

“Về mặt tuổi tác, đúng là tôi đã già”, ông cho biết, nhưng cũng nói một cách quyết đoán rằng tuổi tác chỉ là con số và ông vẫn tràn đầy năng lượng, sáng suốt và nhanh nhạy.

Có một thực tế rất rõ ràng: khi nhậm chức vào ngày 20/1/2021, các đối thủ đảng Cộng hòa của Biden – và cả các thành viên trong chính đảng Dân chủ - sẽ phải lắng nghe một cách thận trọng để xem ông sẽ nói gì về chủ đề này.

Họ sẽ phải “nghe ngóng” bất cứ dấu hiệu nào, dù là rất nhỏ về khả năng nghỉ hưu của Joe Biden, người mà đến tháng 11/2022, sẽ là tổng thống đương nhiệm đầu tiên ở tuổi ngoài 80 trong lịch sử Mỹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ông Biden thừa nhận sẽ đối mặt với “bức tường gạch” ở Thượng viện
Ông Biden thừa nhận sẽ đối mặt với “bức tường gạch” ở Thượng viện

VOV.VN - Ông Biden thừa nhận nếu đảng Cộng hòa giành được thế đa số tại Thượng viện, ông sẽ đối mặt với những “bức tường gạch” khi thúc đẩy các ưu tiên của mình.

Ông Biden thừa nhận sẽ đối mặt với “bức tường gạch” ở Thượng viện

Ông Biden thừa nhận sẽ đối mặt với “bức tường gạch” ở Thượng viện

VOV.VN - Ông Biden thừa nhận nếu đảng Cộng hòa giành được thế đa số tại Thượng viện, ông sẽ đối mặt với những “bức tường gạch” khi thúc đẩy các ưu tiên của mình.

Trump liên tục cản trở chuyển giao quyền lực, Biden đang gặp bài toán khó?
Trump liên tục cản trở chuyển giao quyền lực, Biden đang gặp bài toán khó?

VOV.VN - Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, một chính quyền sắp mãn nhiệm liên tục cản trở một chính quyền mới và vẫn chưa có ý định nhượng bộ.

Trump liên tục cản trở chuyển giao quyền lực, Biden đang gặp bài toán khó?

Trump liên tục cản trở chuyển giao quyền lực, Biden đang gặp bài toán khó?

VOV.VN - Lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, một chính quyền sắp mãn nhiệm liên tục cản trở một chính quyền mới và vẫn chưa có ý định nhượng bộ.

Iran có “đòn bẩy” để gây sức ép với chính quyền Biden trên bàn đàm phán
Iran có “đòn bẩy” để gây sức ép với chính quyền Biden trên bàn đàm phán

VOV.VN - Iran có thể yêu cầu một “mức giá cao hơn” để quay lại thỏa thuận hạt nhân, trong đó có việc đề nghị Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt dưới thời chính quyền ông Trump.

Iran có “đòn bẩy” để gây sức ép với chính quyền Biden trên bàn đàm phán

Iran có “đòn bẩy” để gây sức ép với chính quyền Biden trên bàn đàm phán

VOV.VN - Iran có thể yêu cầu một “mức giá cao hơn” để quay lại thỏa thuận hạt nhân, trong đó có việc đề nghị Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt dưới thời chính quyền ông Trump.