Phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh đăng ký dự tuyển vào trường nghề

VOV.VN - Nhiều trường nghề cũng đề xuất mở những ngành nghề đào tạo mới để đáp ứng sự chuyển dịch thị trường lao động do dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trong số 895.000 học sinh dự thi thi tốt nghiệp THPT năm 2020, có gần 30 % không có nguyện vọng vào đại học. Đây là tín hiệu tích cực trong phân luồng học sinh. Hiện các trường nghề trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp đang đẩy mạnh tuyển sinh đến hết tháng 10, đồng thời đẩy mạnh tư vấn trực tuyến, giới thiệu qua kênh mạng xã hội... Nhiều trường cũng đề xuất mở những ngành nghề đào tạo mới để đáp ứng sự chuyển dịch thị trường lao động do dịch COVID-19 và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 

Theo phản ánh của các trường nghề, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng so với thời điểm trước thi trung học phổ thông (THPT) vào năm 2019, năm nay, tỷ lệ học sinh đăng ký dự tuyển vào trường nghề tăng cao hơn năm trước. Xu hướng học sinh không lựa chọn đại học mà chuyển hướng sang học nghề thể hiện trong số lượng thí sinh đăng ký thi  chỉ để lấy kết quả tốt nghiệp gia tăng chính là tín hiệu tích cực trong công tác phân luồng sau THPT.

Ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội cho biết, nhà trường đã tuyển sinh được hơn 1.000 sinh viên. So với thời điểm này năm 2019, số lượng hồ sơ đăng ký vào trường tăng gấp 1,5 lần, đạt 2/3 so với chỉ tiêu đề ra. Ngành nghề sinh viên lựa chọn học nhiều nhất là nghề: công nghệ ô tô, điện-điện tử, cơ khí, làm đẹp… Nhiều sinh viên nhập học trường nghề có điểm thi xét tuyển đại học trên 25 điểm, đủ điều kiện đỗ vào trường đại học top đầu nhưng vẫn chọn học nghề. 

“Hàng năm, số lượng sinh viên có việc làm trước khi ra trường chiếm 86-87%, sau 6 tháng thì gần 100% sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Do đó, từ năm 2019 trở đi chúng tôi cam kết 100% sinh viên ra trường có việc làm. Năm nay mặc dù dịch COVID-19 gây thất nghiệp nhiều, khó khăn nhưng trên 80% sinh viên vẫn có việc làm khi ra trường trước khi nhận bằng tốt nghiệp. Những đợt cách ly nhà trường vẫn dạy online, hiện hết cách ly, nhà trường dạy tập trung, các em được học cả lý thuyết và thực hành để kiểm soát được chất lượng”- ông Phạm Xuân Khánh cho biết.

Trong những ngày đầu tháng 9, trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cũng đã tổ chức nhập học cho hơn 600 học sinh, sinh viên. Năm nay, nhà trường đã áp dụng công nghệ vào quá trình tuyển sinh, số hóa toàn bộ hoạt động tuyển sinh bằng phần mềm chuyên trang tuyển sinh trên nền tảng web và app ứng dụng trên các thiết bị di động. Năm học 2020 – 2021, nhà trường tuyển sinh và đào tạo 22 nghề với 1.500 chỉ tiêu chính quy, trong đó 1.200 chỉ tiêu hệ Cao đẳng.

Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, năm học này, trong bối cảnh phải thực hiện nhiệm vụ "kép", nhà trường phải đảm bảo vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa thực hiện đúng kế hoạch đề ra, đảm bảo chất lượng đào tạo. Điểm khác trong tuyển sinh năm nay, đó là nhà trường tuyển sinh chương trình 9+, đào tạo học sinh mới tốt nghiệp THCS theo học hệ 9+, vừa học văn hóa để thi tốt nghiệp THPT và vừa học nghề. Đây là cách tiếp cận không mới nhưng có đổi mới và đột phá. Mục tiêu đào tạo đối tượng 9+ phải đảm bảo vừa giỏi văn hóa vừa giỏi nghề.

“Một năm nhà trường chỉ tuyển 1.200 chỉ tiêu cao đẳng và 300 chỉ tiêu trung cấp. Nếu đợt nhập học thứ hai đạt được chỉ tiêu khi nhà trường xác định là dừng đợt tiếp theo bởi vì đã đủ chỉ tiêu. Nhà trường xét tuyển dư ra so với chỉ tiêu từ 5-10 % để đảm bảo khi đem ra trường thì nhà trường vẫn đạt được chỉ tiêu. Trong bối cảnh Việt Nam đang phải áp dụng các biện pháp để phòng chống dịch, nhà trường đã xây dựng tất cả kịch bản để đáp ứng các rủi ro. Nhà trường vẫn đang đào tạo một số chương trình theo hình thức học trực tuyến có hướng dẫn trên một phần mềm đào tạo E-learning, hệ thống phần mềm đáp ứng được tất cả các bối cảnh, các kịch bản”- ông Đồng Văn Ngọc cho biết.

Việc liên kết với doanh nghiệp trong công tác đào tạo, cho sinh viên thực hành là yêu cầu sống còn với các trường nghề. Ngay đầu tháng 9, nhiều trường nghề đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng, chỉnh lý chương trình, chuyển giao công nghệ, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Đây cũng là xu hướng mà các trường nghề triển khai mạnh mẽ trong vài năm gần đây và thu được những kết quả đáng khích lệ khi có tới 90% học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thí sinh cần biết: Mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học
Thí sinh cần biết: Mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học

VOV.VN - Thí sinh đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2020 sẽ có thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày và có 9 ngày điều chỉnh trực tiếp.

Thí sinh cần biết: Mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học

Thí sinh cần biết: Mốc thời gian điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học

VOV.VN - Thí sinh đăng ký xét tuyển cao đẳng, đại học năm 2020 sẽ có thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến là 7 ngày và có 9 ngày điều chỉnh trực tiếp.

Học sinh THPT, trường nghề  Hà Nội nghỉ học thêm 1 tuần  ​
Học sinh THPT, trường nghề Hà Nội nghỉ học thêm 1 tuần ​

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chính thức chỉ đạo cho học sinh THPT, học sinh các trường nghề nghỉ đến ngày 15/3

Học sinh THPT, trường nghề  Hà Nội nghỉ học thêm 1 tuần  ​

Học sinh THPT, trường nghề Hà Nội nghỉ học thêm 1 tuần ​

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chính thức chỉ đạo cho học sinh THPT, học sinh các trường nghề nghỉ đến ngày 15/3

Năm 2019 phấn đấu tuyển sinh trên 4 triệu người học nghề
Năm 2019 phấn đấu tuyển sinh trên 4 triệu người học nghề

VOV.VN -Năm 2019, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đặt ra mục tiêu tuyển sinh khoảng 4 triệu người học nghề, tăng gấp đôi năm 2018.  

Năm 2019 phấn đấu tuyển sinh trên 4 triệu người học nghề

Năm 2019 phấn đấu tuyển sinh trên 4 triệu người học nghề

VOV.VN -Năm 2019, ngành Lao động Thương binh và Xã hội đặt ra mục tiêu tuyển sinh khoảng 4 triệu người học nghề, tăng gấp đôi năm 2018.