Microsoft thực hiện thương vụ mua lại lớn thứ 2 trong lịch sử công ty

VOV.VN - Microsoft vừa chính thức chấp nhận chi khoản tiền 19,7 tỷ USD nhằm mua lại Nuance Communications, công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhận dạng giọng nói dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI).

Trong thông báo của mình, Microsoft cho biết điều này nhằm tăng cường sự hiện diện của hãng trong ngành chăm sóc sức khỏe, một lĩnh vực mà Nuance đã làm rất tốt trong những năm gần đây. Trên thực tế, Microsoft đã công bố Microsoft Cloud for Healthcare vào năm ngoái và thỏa thuận này nhằm tăng tốc sự hiện diện của hãng ở lĩnh vực sức khỏe. Các sản phẩm của Nuance trong lĩnh vực sức khỏe bao gồm Dragon Ambient eXperience, Dragon Medical One và PowerScribe One để báo cáo X quang.

Microsoft cho biết ngoài mục tiêu nói trên, việc mua lại Nuance cũng dựa trên một số hợp nhất và quan hệ đối tác mà hai công ty đã thực hiện trong vài năm qua.

Theo thông tin trên trang web của Nuance, công ty hiện có 10.000 khách hàng chăm sóc sức khỏe, có thể kể đến những cái tên lớn như AthenaHealth, Johns Hopkins, Mass General Brigham và Cleveland Clinic… Chính cơ sở khách hàng đó đã thu hút Microsoft và quyết chi đậm để mua lại Nuance. CEO Nuance, Mark Benjamin, sẽ tiếp tục làm việc tại công ty và báo cáo với Scott Guthrie, người đứng đầu phụ trách đám mây và AI của Microsoft.

Nuance là công ty có một lịch sử phức tạp. Công ty lần đầu ra mắt công chúng vào năm 2000 và bắt đầu mua các sản phẩm nhận dạng giọng nói bao gồm Dragon Dictate từ Lernout Hauspie vào năm 2001. Nuance sau đó hợp nhất với một công ty tên ScanSoft vào năm 2005. Hiện nay, Nuance có một số sản phẩm nổi bật, chẳng hạn như Dragon Dictate, một sản phẩm chuyển văn bản thành giọng nói dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp từ đầu những năm 1990. Công ty cũng tham gia vào lĩnh vực nhận dạng giọng nói, chatbot và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, đặc biệt là trong chăm sóc sức khỏe và các ngành dọc khác.

Công ty có 6.000 nhân viên trải khắp 27 quốc gia. Trong báo cáo thu nhập gần đây nhất từ ​​tháng 11/2020, công ty cho biết đã đạt doanh thu 352,9 triệu USD, giảm so với 387,6 triệu USD cùng kỳ năm trước. Vào thời điểm đó, Nuance cũng thông báo đang bán dịch vụ Go-Live và hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR) của mình cho Tập đoàn công nghệ Aeries. Benjamin cho biết điều này nhằm giúp công ty tập trung vào các dịch vụ cốt lõi của mình.

“Với việc bán này, chúng tôi sẽ đạt được một cột mốc quan trọng trong hành trình hướng tới một chiến lược tập trung hơn nhằm thúc đẩy AI hội thoại, hiểu ngôn ngữ tự nhiên và các giải pháp trí tuệ lâm sàng xung quanh”, vị CEO của Nuance cho biết.

Điều đáng chú ý là Microsoft đã có một số sản phẩm chatbot và nhận dạng giọng nói của riêng mình, bao gồm cả dịch vụ chuyển giọng nói thành văn bản trên máy tính để bàn trong Windows và trên Azure, tuy nhiên việc mua lại công ty đầu ngành như Nuance sẽ giúp Microsoft tiến sâu hơn vào ngành chăm sóc sức khỏe.

Thương vụ này hiện đã được cả hội đồng quản trị Microsoft chấp thuận và công ty dự kiến hoàn tất thương vụ này vào cuối năm nay sau khi được các cơ quan giám sát phê chuẩn và sự chấp thuận từ các cổ đông Nuance. Khi đó, đây sẽ là thương vụ mua lại lớn thứ hai của Microsoft từ trước đến nay, chỉ sau con số 26,2 tỷ USD mà công ty đã trả cho LinkedIn vào năm 2016./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Microsoft cung cấp kính thực tế ảo trị giá gần 22 tỉ USD cho quân đội Mỹ
Microsoft cung cấp kính thực tế ảo trị giá gần 22 tỉ USD cho quân đội Mỹ

Microsoft ngày 31/3 thông báo giành được hợp đồng trị giá gần 22 tỉ USD cung cấp kính thực tế ảo cho quân đội Mỹ, dựa trên kính thực tế ảo HoloLens. Kính này được hỗ trợ bằng dịch vụ điện toán đám mây Azure.

Microsoft cung cấp kính thực tế ảo trị giá gần 22 tỉ USD cho quân đội Mỹ

Microsoft cung cấp kính thực tế ảo trị giá gần 22 tỉ USD cho quân đội Mỹ

Microsoft ngày 31/3 thông báo giành được hợp đồng trị giá gần 22 tỉ USD cung cấp kính thực tế ảo cho quân đội Mỹ, dựa trên kính thực tế ảo HoloLens. Kính này được hỗ trợ bằng dịch vụ điện toán đám mây Azure.

Australia nâng cao cảnh giác sau vụ Microsoft bị tin tặc tấn công
Australia nâng cao cảnh giác sau vụ Microsoft bị tin tặc tấn công

VOV.VN - Ngày 9/3, Cơ quan an ninh mạng của Australia đã đề nghị các cơ quan, tổ chức và người dân nâng cao cảnh giác sau khi hãng Microsoft bị tin tặc tấn công, làm ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn khách hàng trên toàn thế giới.

Australia nâng cao cảnh giác sau vụ Microsoft bị tin tặc tấn công

Australia nâng cao cảnh giác sau vụ Microsoft bị tin tặc tấn công

VOV.VN - Ngày 9/3, Cơ quan an ninh mạng của Australia đã đề nghị các cơ quan, tổ chức và người dân nâng cao cảnh giác sau khi hãng Microsoft bị tin tặc tấn công, làm ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn khách hàng trên toàn thế giới.

Microsoft vừa sở hữu một nhân tài từ Nokia và Apple
Microsoft vừa sở hữu một nhân tài từ Nokia và Apple

Cựu nhân viên Apple, Ari Partinen, đã thông báo trên Twitter rằng ông đã gia nhập nhóm Microsoft Surface Imaging.

Microsoft vừa sở hữu một nhân tài từ Nokia và Apple

Microsoft vừa sở hữu một nhân tài từ Nokia và Apple

Cựu nhân viên Apple, Ari Partinen, đã thông báo trên Twitter rằng ông đã gia nhập nhóm Microsoft Surface Imaging.