Hàng trăm nhà xưởng lấn chiếm đất ngoài đê sông Hồng hưởng lợi do không đóng thuế

VOV.VN - Tình trạng lấn chiếm đất ngoài đê sông Hồng làm nhà xưởng tồn tại hàng chục năm qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm khiến cho việc quản lý ngày càng khó khăn, nhà nước không thu được ngân sách. 

Mới đây Hạt quản lý đê Bắc Từ Liêm phát hiện tại Km55+780 đê hữu Hồng, phường Đông Ngạc đang xảy ra tình trạng đổ chất thải, phế thải xây dựng với khối lượng lớn đổ lấn bờ sông, bãi sông Hồng. Việc san lấp đất ven sông, xây dựng công trình, nhà xưởng, nhà tôn ảnh hưởng đến không gian thoát lũ sông Hồng. Đơn vị này có văn bản gửi UBND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đề nghị ngăn chặn, xử lý ngay khu vực bãi sông Hồng.

Trước tình trạng lấn chiếm đất sông Hồng ngang nhiên, ồ ạt, Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Trường Sơn vừa có văn bản yêu cầu UBND các phường ven đê sông Hồng gồm Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc tổng kiểm tra, rà soát tình hình vi phạm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực ngoài đê sông Hồng thuộc phường Thượng Cát, Bắc Từ Liêm, từ hàng chục năm nay đã tồn tại một khu nhà xưởng diện tích hàng chục nghìn m2. Các công trình có kết cấu quây tôn, khung kèo sắt, mái lợp tôn, công trình tường gạch mái tôn.

Khu vực đang tồn tại những nhà xưởng này trước đây là vùng đào, đấu đất nông nghiệp không ổn định, đất giao cho HTX để giao cho xã viên khai thác. Tuy nhiên là đất nông nghiệp không hiệu quả nên từ năm 1988 hình thành khu lâm sản. Trước đây, chỉ hoạt động chế biến gỗ nhưng do nhu cầu thị trường nên dần chuyển đổi nghề kinh doanh. Hiện tại khu nhà xưởng này chủ yếu kinh doanh các ngành nghề chế biến gỗ, lâm sản, cơ khí, nội thất, giàn giáo, cốp pha sắt.

Chủ nhiệm HTX Đông Ba cho biết, trước đây khu đất được giao cho xã viên sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên phần lớn bị lấn chiếm làm nhà xưởng.

Trong khi đó, báo cáo của UBND phường Thượng Cát cho biết, qua rà soát, hiện có 122 trường hợp sử dụng đất tại khu lâm sản trên diện tích là 11,2 ha với gần 320 công trình là nhà xưởng, lán, nhà tạm tôn. Tất cả các trường hợp này đều không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Một số trường hợp ký hợp đồng giao khoán lợi nhuận với HTX Đông Ba; giấy tờ tự chuyển nhượng nhà xưởng của các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với tổ chức... Tuy nhiên, hiện nay các trường hợp các nhân, tổ chức đang sử dụng đất tại khu lâm sản chưa cung cấp đủ giấy tờ theo biên bản kiểm tra.

Trao đổi với phóng viên, ông Vũ Tiến Bắc, Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Cát cho biết, giải quyết việc lấn chiếm đất nông nghiệp xây nhà xưởng trên địa bàn khu vực bãi lâm sản là nhiệm vụ nóng bỏng, trọng tâm được chính quyền quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, do yếu tố lịch sử để lại UBND phường hiện có nhiều khó khăn trong công tác quản lý khu bãi này. Trên thực tế các hộ gia đình đã tự chuyển mục đích sử dụng dẫn đến bất cập, hồ sơ, giấy tờ liên quan vẫn thể hiện là đất nông nghiệp... Chính quyền vẫn để cho HTX Đông Ba hợp đồng giao khoán đất với ý rõ ràng là đất nông nghiệp. Ông Bắc cũng cho biết, trong nhiều năm, nhiều thời điểm, HTX này được tuyên dương đem lại nguồn lợi kinh tế cho địa phương.  

Năm 2011, Thanh tra Sở Tài nguyên- Môi trường khẳng định, theo quy định hồ sơ là đất nông nghiệp thuộc thẩm quyền UBND các cấp quản lý không phải của HTX; yêu cầu HTX thanh lý toàn bộ các hợp đồng cho thuê, chọ mượn, liên doanh liên kết, chấm dứt việc HTX cho thuê, cho mượn thu lợi nhuận vì HTX không phải là một đơn vị quản lý nhà nước.

Từ thời điểm đó chính quyền đã có nhiều báo cáo quận để xin cơ chế bởi rõ ràng đất nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai phường, xã quản lý đất công ích nhưng đất này là đất nông nghiệp vùng đào, đấu, không giao, có giao nên vẫn chưa thanh lý được và để lỏng từ thời điểm đó đến bây giờ. Về hồ sơ là đất nông nghiệp nhưng thực tế là đất phi nông nghiệp nên rất bất cập cho phường/xã quản lý.

Đối với 122 cá nhân, tổ chức đang sử dụng đất từ năm 2011 sau khi Thanh tra Sở Tài nguyên- Môi trường Hà Nội có kết luận, UBND phường Thượng Cát không thu phí gì. Do đất không đủ điều kiện việc đóng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước việc thu là không đúng quy định. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đang sử dụng đất ký hợp đồng thoả thuận giao khoán lợi nhuận trên đất với HTX Đông Ba, thu phí và nộp phí sai quy định, tự ý mua bán nhà xưởng, thuê và cho thuê lại, sử dụng sai mục đích.

Trao đổi về vấn đề trên, Chủ nhiệm HTX Đông Ba cho biết, có thu phí của một số trường hợp dưới dạng tiền hoa mầu và nộp cho phường, tuy nhiên phường không thu nhận.

Trong khi đó, theo ông Bắc, Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Cát, UBND phường Thượng Cát có rất nhiều văn bản báo cáo đề xuất, kiến nghị, xin cơ chế  đấu thầu cho thuê đất để tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhưng chưa nhận được ý kiến chỉ đạo.

Hàng năm phường kiểm tra toàn diện trên các lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng, phòng cháy chữa cháy. Những phát sinh công trình mới không có, chủ yếu là sửa chữa thay thế nhỏ lẻ.

Vì vậy, phường căng mình giữ nguyên hiện trạng, xử lý vi phạm, trong khi lực lượng mỏng, con người yếu, trong khi đó các nhà xưởng tại đây sử dụng và sản xuất các vật liệu dễ cháy nổ nhưng các cơ sở chưa lập hồ sơ quản lý và phương án PCCC, trang thiết bị PCCC không đầy đủ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh hàng trăm công trình nhà xưởng lấn chiếm đất ngoài đê sông Hồng
Cận cảnh hàng trăm công trình nhà xưởng lấn chiếm đất ngoài đê sông Hồng

VOV.VN - Hàng trăm nghìn m2 đất ngoài đê sông Hồng thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội bị lấn chiếm san lấp sử dụng sai mục đích biến thành nhà xưởng, nhà cấp 4, nhà tạm tôn, tồn tại hàng chục năm nay

Cận cảnh hàng trăm công trình nhà xưởng lấn chiếm đất ngoài đê sông Hồng

Cận cảnh hàng trăm công trình nhà xưởng lấn chiếm đất ngoài đê sông Hồng

VOV.VN - Hàng trăm nghìn m2 đất ngoài đê sông Hồng thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội bị lấn chiếm san lấp sử dụng sai mục đích biến thành nhà xưởng, nhà cấp 4, nhà tạm tôn, tồn tại hàng chục năm nay

Phá dỡ nhà xưởng xây trái phép của 140 hộ dân ở làng đúc nhôm Mẫn Xá
Phá dỡ nhà xưởng xây trái phép của 140 hộ dân ở làng đúc nhôm Mẫn Xá

VOV.VN - Sáng 22/3, UBND huyện Yên Phong (Bắc Ninh) tiến hành đưa lực lượng và máy móc cưỡng chế 140 hộ dân ở làng đúc nhôm Mẫn Xá tự ý lấn chiếm đất đai, xây dựng lán trại, nhà xưởng xây trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Phá dỡ nhà xưởng xây trái phép của 140 hộ dân ở làng đúc nhôm Mẫn Xá

Phá dỡ nhà xưởng xây trái phép của 140 hộ dân ở làng đúc nhôm Mẫn Xá

VOV.VN - Sáng 22/3, UBND huyện Yên Phong (Bắc Ninh) tiến hành đưa lực lượng và máy móc cưỡng chế 140 hộ dân ở làng đúc nhôm Mẫn Xá tự ý lấn chiếm đất đai, xây dựng lán trại, nhà xưởng xây trái phép, gây ô nhiễm môi trường.

Đất lấn chiếm ven sông Hồng bị thổi giá ăn theo quy hoạch
Đất lấn chiếm ven sông Hồng bị thổi giá ăn theo quy hoạch

VOV.VN - Ngay sau thông tin đồ án Quy hoạch đô thị phân khu đô thị sông Hồng sắp được phê duyệt, giá đất không giấy tờ tại các phường ngoài đê ven sông Hồng, tại các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ... bị thổi giá.

Đất lấn chiếm ven sông Hồng bị thổi giá ăn theo quy hoạch

Đất lấn chiếm ven sông Hồng bị thổi giá ăn theo quy hoạch

VOV.VN - Ngay sau thông tin đồ án Quy hoạch đô thị phân khu đô thị sông Hồng sắp được phê duyệt, giá đất không giấy tờ tại các phường ngoài đê ven sông Hồng, tại các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Tây Hồ... bị thổi giá.