Google kiểm soát các tiện ích bằng cử chỉ tay không chạm

VOV.VN - Google vừa bước thêm một bước tiến lớn trong dự án kiểm soát các tiện ích bằng cử chỉ tay không chạm (dự án Soli).

Dự án kiểm soát các tiện ích bằng cử chỉ tay không chạm được Google triển khai nghiên cứu từ năm 2015. Theo đó, thay vì phải chạm trực tiếp vào màn hình, dự án sẽ sử dụng các cử chỉ như xoa ngón tay cái và ngón trỏ với nhau để điều khiển đồng hồ thông minh (smartwatch) hoặc loa thông minh.

Google tiếp tục dự án kiểm soát các tiện ích bằng cử chỉ tay không chạm. (Ảnh: The Verge).

Với công nghệ này, người dùng có thể bật loa thông minh JBL bằng cách di chuyển bàn tay đến gần thiết bị hoặc bật hoặc tắt nhạc bằng một cú búng tay. Các cảm biến radar nhỏ bên trong loa sẽ cảm nhận được chuyển động tay của người dùng.

Sau lần đầu tiên ra mắt dưới dạng nguyên mẫu, dự án Soli đã gặp phải một rắc rối vì radar không nhận chính xác cử chỉ của người dùng và thiết bị gặp khó khăn trong việc lựa chọn chuyển động. Google cho biết, vấn đề này là do mức năng lượng thấp mà smartwatch vận hành (do những hạn chế của Ủy ban Truyền thông Liên bang - FCC).

Tháng 3, Google đã nộp đơn xin FCC để hoạt động ở mức năng lượng cao hơn. Ban đầu, Facebook phản đối vì cho rằng việc cung cấp cho Google mức radar cao hơn có thể gây rối với công nghệ hiện có, nhưng sau nhiều cuộc thảo luận giữa hai công ty, họ đã đạt được thỏa hiệp. Theo Reuters, Google đã giảm mức năng lượng so với những gì họ đã đề xuất lần đầu tiên và đổi lại, Facebook không phản đối dự án.

Ngày 31/12 vừa qua, FCC đã chính thức cho phép Google tiếp tục dự án Soli, sau khi xác định dự án có thể phục vụ lợi ích công cộng và ít có khả năng gây hại.

Sự chấp thuận có nghĩa là Soli có thể tiếp tục tiến về phía trước, đưa chúng ta đến gần hơn một tương lai với loa và màn hình thông minh có cảm ứng tương tác.

Công nghệ này được đánh giá có tiềm năng ứng dụng với nhiều thiết bị hơn là chỉ với smartwatch và loa thông minh, nhất là có thể hỗ trợ tốt cho những người bị suy giảm khả năng vận động hoặc xúc giác nhẹ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?
“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

VOV.VN - Nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là 1 triệu người, nhưng hiện mới có khoảng 10.000 nhân lực đáp ứng.

“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

“Khát” nhân lực AI: Cơ hội hay thách thức cho Việt Nam?

VOV.VN - Nhu cầu nhân lực phục vụ cho lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) là 1 triệu người, nhưng hiện mới có khoảng 10.000 nhân lực đáp ứng.

Việt Nam trước ngưỡng cửa blockchain và trí tuệ nhân tạo
Việt Nam trước ngưỡng cửa blockchain và trí tuệ nhân tạo

VOV.VN - Việt Nam bước đầu ứng dụng blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số lĩnh vực, đời sống, mang hiệu quả khả quan cho nền kinh tế.

Việt Nam trước ngưỡng cửa blockchain và trí tuệ nhân tạo

Việt Nam trước ngưỡng cửa blockchain và trí tuệ nhân tạo

VOV.VN - Việt Nam bước đầu ứng dụng blockchain và trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số lĩnh vực, đời sống, mang hiệu quả khả quan cho nền kinh tế.

Nhiều ứng dụng Android đang gửi dữ liệu người dùng cho Facebook
Nhiều ứng dụng Android đang gửi dữ liệu người dùng cho Facebook

VOV.VN - Báo cáo mới đây đã tiết lộ một số ứng dụng Android gửi dữ liệu cá nhân người dùng cho Facebook, dù họ không có tài khoản mạng xã hội này.

Nhiều ứng dụng Android đang gửi dữ liệu người dùng cho Facebook

Nhiều ứng dụng Android đang gửi dữ liệu người dùng cho Facebook

VOV.VN - Báo cáo mới đây đã tiết lộ một số ứng dụng Android gửi dữ liệu cá nhân người dùng cho Facebook, dù họ không có tài khoản mạng xã hội này.

Bàn tay sáp qua mặt bảo mật xác thực tĩnh mạch
Bàn tay sáp qua mặt bảo mật xác thực tĩnh mạch

VOV.VN - Xác thực tĩnh mạch, một trong những công nghệ bảo mật được coi là an toàn nhất hiện nay, đã bị qua mặt bởi một bàn tay giả làm bằng sáp.

Bàn tay sáp qua mặt bảo mật xác thực tĩnh mạch

Bàn tay sáp qua mặt bảo mật xác thực tĩnh mạch

VOV.VN - Xác thực tĩnh mạch, một trong những công nghệ bảo mật được coi là an toàn nhất hiện nay, đã bị qua mặt bởi một bàn tay giả làm bằng sáp.