Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “EVN đôi khi phải hy sinh lợi ích vì việc chung”

VOV.VN - Trong buổi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn và vận hành xả lũ của thủy điện Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Tập đoàn điện lực Việt Nam có thời điểm phải hy sinh lợi ích riêng vì việc chung của nhân dân.

“Đôi khi phải hy sinh lợi ích riêng vì việc chung”

Ngày 21/7, Phó Thủ tướng, Trưởng ban Ban chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai Lê Văn Thành đi kiểm tra công tác phòng chống thiên tai Hòa Bình và thành phố Hà Nội.

Trong sáng 21/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn và vận hành xả lũ của Thủy điện Hòa Bình (kiểm tra tại đỉnh đập và hầm nhà máy).

Sau khi nghe báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam, đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, UBND tỉnh Hòa Bình và các bên liên quan, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty Thủy điện Hòa Bình đã chuẩn bị kỹ lưỡng trước mùa mưa bão năm nay. 

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành và UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp chặt chẽ với EVN để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hồ đập và thực hiện nghiêm các quy định về an toàn hồ đập; đảm bảo hiệu quả nguồn nước vì các mục tiêu phát điện, chống lũ, an toàn hạ du, phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất cho hạ du.

“Ngoài mục tiêu sản xuất điện ra cần đảm bảo an toàn hồ đập phục vụ cắt lũ vào mùa mưa, cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho thủ đô Hà Nội và hạ du khi mùa khô về... đôi khi phải hy sinh lợi ích riêng vì việc chung”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo.

Thủy điện Hòa Bình là công trình lớn nhất cả nước và quan trọng đặc biệt (dung tích toàn bộ trên 9,8 tỷ m3 nước), có nhiệm vụ phát điện, cấp nước, đặc biệt là phòng, chống lũ cho đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Hồ Hoà Bình, cùng với các hồ chứa quy mô rất lớn trên bậc thang Sông Đà như Sơn La, Huổi Quảng, Bản Chát…, đã đóng vai trò rất lớn trong việc thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ gồm: Phát điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và điều tiết lũ cho hạ du (Vùng Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng Bắc Bộ). 

Cùng với đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu nâng cao công tác dự báo khí tượng thủy văn đặc biệt là quan trắc đo mưa,… tại các hồ đập.

“Yêu cầu bảo đảm tuyệt đối an toàn hồ thủy điện Hòa Bình, thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ về vận hành an toàn hồ đập. Khi xảy ra sự cố ở sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn cho Thủ đô và các địa phương ở hạ du. Đây là ưu tiên số 1, tuyệt đối không được được để xảy ra sự cố. Tuy nhiên, có thời điểm cần phải xả lũ, nên phải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để hạn chế tối đa ảnh hưởng. Chấp nhận, hy sinh lợi ích riêng, để đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng. Rà soát lại tất cả trang thiết bị, đầu tư thêm thiết bị dự báo khí tượng thủy văn để nâng cao chất lượng dự báo, nhất là tại các hồ đập”, Phó Thủ tướng yêu cầu thêm.

Khẩn trương rà soát hệ thống đê điều, khoanh vùng khắc phục điểm xung yếu

Sau khi làm việc tại tỉnh Hòa Bình, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã cùng đoàn đi kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó mưa lũ bão tại khu vực công trình Đập Đáy ở huyện Đan Phượng – Phúc Thọ (Hà Nội) và kiểm tra tình hình tại đê Hữu Hồng, cống Liên Mạc trên đê hữu Hồng (Hà Nội). 

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, trên cả nước hiện có 9.220 km đê, trong đó có 2.731 km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt. Ngoài ra, có khoảng trên 44.545 km đê bao, bờ bao các loại ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn tồn tại 200 trọng điểm xung yếu; 316km đê còn thiếu cao trình; 498km đê còn nhỏ hẹp, chưa đủ mặt cắt thiết kế; 174km đê thường xảy ra đùn sủi, thẩm lậu khi có lũ; 386 cống cũ, hư hỏng; 233km kè hư hỏng, xung yếu.

Những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều ngày càng phức tạp. Năm 2020: 326 vụ vi phạm; đã xử lý 165 vụ; tồn đọng 161 vụ; 06 tháng đầu năm 2021, xẩy ra 167 vụ, xử lý được 89 vụ, tồn đọng 78 vụ.

Đứng trên công trình Đập Đáy, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị: “Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, rà soát hết các điểm xung yếu về đê điều, hành lang thoát lũ, các công trình đã, đang thi công, phải tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ thi công, tránh dở dang, nguy hiểm khi mùa mưa lũ đến. Các điểm xung yếu cần sớm được đầu tư xây dựng, gia cố, khắc phục. Công trình nào chưa thể đầu tư xây dựng ngay thì khoanh vùng, khi mưa bão về phải xuống kiểm tra, gia cố kịp thời. Xây dựng kế hoạch tổng thể cho gia cố, bổ sung, tăng cường toàn bộ hệ thống đê điều... không được chủ quan, nếu chủ quan sẽ gây hậu quả khôn lường”./.

Hà Nội là một trong những địa phương có hệ thống đê điều lớn nhất cả nước với trên 750 km đê, trong đó trên 620 km đã được phân cấp trải rộng trên địa bàn của 26/30 quận, huyện. Chiều dài đê của Hà Nội chỉ đứng sau Thanh Hóa (trên 1.000 km đê), nhưng Hà Nội lại có nhiều tuyến đê quy mô lớn, trong đó có tuyến đê cấp đặc biệt bảo vệ cho Thủ đô Hà Nội, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tình hình nắng nóng và mưa bão từ nay đến cuối 2021
Tình hình nắng nóng và mưa bão từ nay đến cuối 2021

VOV.VN - Khả năng đến tháng 6-7/2021 mới xuất hiện bão ở Biển Đông và từ nay đến cuối năm 2021, nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

Tình hình nắng nóng và mưa bão từ nay đến cuối 2021

Tình hình nắng nóng và mưa bão từ nay đến cuối 2021

VOV.VN - Khả năng đến tháng 6-7/2021 mới xuất hiện bão ở Biển Đông và từ nay đến cuối năm 2021, nắng nóng sẽ không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Bảo vệ tính mạng người dân là thước đo phòng chống thiên tai"
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Bảo vệ tính mạng người dân là thước đo phòng chống thiên tai"

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Suy cho cùng, bảo vệ tính mạng người dân là thước đo cho hoạt động phòng chống thiên tai".

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Bảo vệ tính mạng người dân là thước đo phòng chống thiên tai"

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Bảo vệ tính mạng người dân là thước đo phòng chống thiên tai"

VOV.VN - Theo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: “Suy cho cùng, bảo vệ tính mạng người dân là thước đo cho hoạt động phòng chống thiên tai".