Trung Quốc-Nga bàn về Triều Tiên trong lúc Mỹ-NATO thảo luận tình hình Nga

VOV.VN - Đại diện của Trung Quốc và Nga hôm qua (7/6) vừa có cuộc điện đàm về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên, còn Tổng thư ký NATO họp với Tổng thống Mỹ bàn về Nga.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 7/6, ông Lưu Hiểu Minh, Đặc phái viên của Chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Bán đảo Triều Tiên đã có cuộc điện đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Morgulov trao đổi về tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.

Ông Lưu Hiểu Minh cho rằng hợp tác Trung - Nga trong vấn đề Triều Tiên là một phần quan trọng trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước trong thời đại mới. Ông khẳng định, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường liên lạc và phối hợp với Nga, duy trì hòa bình ổn định trên Bán đảo Triều Tiên và đóng vai trò xây dựng trong tiến trình thúc đẩy giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng giải pháp chính trị.  

Về phần mình, Thứ trưởng Ngoại giao Nga cho rằng, lập trường của Nga và Trung Quốc đồng nhất cao trong vấn đề Triều Tiên và sự hợp tác giữa hai bên gặt nhiều thành quả. Ông nhấn mạnh, Nga sẵn sàng tăng cường phối hợp và hợp tác song đa phương với Trung Quốc, nhằm thúc đẩy tình hình trên Bán đảo Triều Tiên phát triển theo hướng tốt lên.

Hai bên nhất trí sẽ tiếp tục duy trì liên lạc chặt chẽ trong vấn đề này.

Cuộc điện đàm giữa đại diện Trung Quốc và Nga diễn ra không lâu sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Hàn đầu tiên dưới thời Tổng thống Joe Biden và Mỹ bổ nhiệm ông Sung Kim, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp về Triều Tiên, làm đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên nhằm tìm cách thúc đẩy quan hệ ngoại giao với quốc gia Đông Bắc Á này.

Ông Lưu Hiểu Minh cũng vừa được bổ nhiệm làm Đặc phái viên về vấn đề Triều Tiên của chính phủ Trung Quốc hồi tháng 4 sau khi vị trí này bị bỏ trống từ năm 2019. Trong vai trò đặc phái viên mới, ông Lưu được kỳ vọng sẽ tăng cường vị thế của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, hôm 7/6 Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có cuộc họp với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thủ đô Washington. Hai bên đã thảo luận về mối quan hệ với Nga, trong đó nhất trí về cách tiếp cận song phương - cần răn đe, phòng thủ và đối thoại với Nga.

Trước đó Tổng thư ký Stoltenberg đề xuất tổ chức một cuộc họp giữa Hội đồng Nga và NATO trong thời gian sớm nhất. Tuy vậy phát biểu trước báo giới sau cuộc họp, ông Stoltenberg không trả lời câu hỏi trên mà nhấn mạnh rằng với sự mạnh mẽ và đoàn kết của NATO, thì đối thoại với Nga không phải là dấu hiệu của sự yếu kém, mà là một phần để phấn đấu cho mối quan hệ tốt đẹp hơn. Ngay cả khi NATO không tin vào mối quan hệ tốt đẹp hơn với Nga thì cũng cần quản lý mối quan hệ khó khăn đó. Việc kiểm soát vũ khí, minh bạch, giảm thiểu rủi ro - tất cả đều quan trọng.

Hai bên cũng đã thảo luận về tầm quan trọng của kiểm soát vũ khí. Tổng thư ký NATO hoan nghênh việc Mỹ và Nga gia hạn Hiệp ước START Mới thêm 5 năm. Đồng thời ông cho biết các đồng minh NATO đã và vẫn đang đi đầu trong việc kiểm soát vũ khí toàn cầu và kiểm soát vũ khí hạt nhân. Ông Stoltenberg cũng đánh giá cao việc Tổng thống Mỹ Biden sẽ gặp lãnh đạo các nước NATO trước khi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin sắp tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngoại trưởng Indonesia: Biển Đông là phép thử quan hệ ASEAN-Trung Quốc
Ngoại trưởng Indonesia: Biển Đông là phép thử quan hệ ASEAN-Trung Quốc

VOV.VN - Tham dự Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia đề cập 3 vấn đề hợp tác chính - xử lý đại dịch, phục hồi kinh tế cũng như duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, trong đó nhấn mạnh khả năng quản lý trên Biển Đông.

Ngoại trưởng Indonesia: Biển Đông là phép thử quan hệ ASEAN-Trung Quốc

Ngoại trưởng Indonesia: Biển Đông là phép thử quan hệ ASEAN-Trung Quốc

VOV.VN - Tham dự Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc, Ngoại trưởng Indonesia đề cập 3 vấn đề hợp tác chính - xử lý đại dịch, phục hồi kinh tế cũng như duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, trong đó nhấn mạnh khả năng quản lý trên Biển Đông.

WHO nói không thể ép Trung Quốc tiết lộ thêm dữ liệu về nguồn gốc dịch Covid-19
WHO nói không thể ép Trung Quốc tiết lộ thêm dữ liệu về nguồn gốc dịch Covid-19

VOV.VN - Khi phóng viên hỏi WHO sẽ làm thế nào để khiến Trung Quốc cởi mở hơn về nguồn gốc đại dịch, ông Mike Ryan đáp: "WHO không có quyền để ép buộc bất kỳ ai về chuyện này".

WHO nói không thể ép Trung Quốc tiết lộ thêm dữ liệu về nguồn gốc dịch Covid-19

WHO nói không thể ép Trung Quốc tiết lộ thêm dữ liệu về nguồn gốc dịch Covid-19

VOV.VN - Khi phóng viên hỏi WHO sẽ làm thế nào để khiến Trung Quốc cởi mở hơn về nguồn gốc đại dịch, ông Mike Ryan đáp: "WHO không có quyền để ép buộc bất kỳ ai về chuyện này".

Trung Quốc mở rộng quân sự ở Thái Bình Dương khiến hải quân Mỹ e ngại nhất
Trung Quốc mở rộng quân sự ở Thái Bình Dương khiến hải quân Mỹ e ngại nhất

VOV.VN - Hiện nay quân đội Mỹ đánh giá hải quân Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất và đáng kể nhất về mặt quân sự đối với Mỹ trên mặt biển. Đánh giá này dựa trên hạm đội “đa tầng” và kho vũ khí tên lửa đạn đạo, hạt nhân, và siêu thanh của Trung Quốc.

Trung Quốc mở rộng quân sự ở Thái Bình Dương khiến hải quân Mỹ e ngại nhất

Trung Quốc mở rộng quân sự ở Thái Bình Dương khiến hải quân Mỹ e ngại nhất

VOV.VN - Hiện nay quân đội Mỹ đánh giá hải quân Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng nhất và đáng kể nhất về mặt quân sự đối với Mỹ trên mặt biển. Đánh giá này dựa trên hạm đội “đa tầng” và kho vũ khí tên lửa đạn đạo, hạt nhân, và siêu thanh của Trung Quốc.

Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ
Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ

VOV.VN - Ngày nay, nỗi sợ về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đã thúc đẩy một số nước Đông Nam Á xích lại gần Mỹ hơn nữa dưới thời Tổng thống Biden.

Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ

Đối mặt tham vọng của Trung Quốc về lãnh thổ, Malaysia và Philippines càng xích lại gần Mỹ

VOV.VN - Ngày nay, nỗi sợ về việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ đã thúc đẩy một số nước Đông Nam Á xích lại gần Mỹ hơn nữa dưới thời Tổng thống Biden.

Điều chỉnh Điều lệ đảng - Triều Tiên thay đổi quan điểm thống nhất Bán đảo Triều Tiên?
Điều chỉnh Điều lệ đảng - Triều Tiên thay đổi quan điểm thống nhất Bán đảo Triều Tiên?

VOV.VN - Thông tin về nội tình Triều Tiên thường rất hiếm hoi. Mới đây, một tờ báo Hàn Quốc đã tiết lộ những điều chỉnh quan trọng trong Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên, trong đó đảng này được cho là đã từ bỏ đường lối dùng cách mạng để thống nhất Hàn Quốc với Triều Tiên.

Điều chỉnh Điều lệ đảng - Triều Tiên thay đổi quan điểm thống nhất Bán đảo Triều Tiên?

Điều chỉnh Điều lệ đảng - Triều Tiên thay đổi quan điểm thống nhất Bán đảo Triều Tiên?

VOV.VN - Thông tin về nội tình Triều Tiên thường rất hiếm hoi. Mới đây, một tờ báo Hàn Quốc đã tiết lộ những điều chỉnh quan trọng trong Điều lệ Đảng Lao động Triều Tiên, trong đó đảng này được cho là đã từ bỏ đường lối dùng cách mạng để thống nhất Hàn Quốc với Triều Tiên.

Triều Tiên có 4.300 xe tăng sẵn sàng tung vào chiến tranh
Triều Tiên có 4.300 xe tăng sẵn sàng tung vào chiến tranh

VOV.VN - Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên vận hành khoảng 4.300 xe tăng chiến đấu chủ lực – một lợi thế đáng kể so với 2.300 chiến tăng chủ lực của quân đội Hàn Quốc. Mức độ sẵn sàng chiến đấu của các xe tăng Triều Tiên này là như thế nào?

Triều Tiên có 4.300 xe tăng sẵn sàng tung vào chiến tranh

Triều Tiên có 4.300 xe tăng sẵn sàng tung vào chiến tranh

VOV.VN - Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Triều Tiên vận hành khoảng 4.300 xe tăng chiến đấu chủ lực – một lợi thế đáng kể so với 2.300 chiến tăng chủ lực của quân đội Hàn Quốc. Mức độ sẵn sàng chiến đấu của các xe tăng Triều Tiên này là như thế nào?

Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?
Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?

VOV.VN - Sức mạnh của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã nâng cao đáng kể, góp phần tạo thế chân vạc mới với 3 cực là Mỹ, Nga, và Trung Quốc thay thế trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Liệu Trung Quốc có tham vọng và năng lực để phá vỡ nốt thế chân vạc này?

Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?

Liệu Trung Quốc có phá nổi thế chân vạc Mỹ-Nga-Trung?

VOV.VN - Sức mạnh của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã nâng cao đáng kể, góp phần tạo thế chân vạc mới với 3 cực là Mỹ, Nga, và Trung Quốc thay thế trật tự thế giới đơn cực do Mỹ lãnh đạo. Liệu Trung Quốc có tham vọng và năng lực để phá vỡ nốt thế chân vạc này?