Chàng thanh niên Dao đỏ - nông dân trẻ xuất sắc

VOV.VN - Những điển hình như Chảo Vần Phú cần được hỗ trợ để giúp người dân địa phương thoát nghèo

Anh Chảo Vần Phú, 30 tuổi, là người dân tộc Dao Đỏ, chủ nhiệm Hợp tác xã Dao đỏ Bản địa Tả Phìn, đã phát kiến công nghệ nồi hơi chiết xuất tinh dầu từ thảo quả tự nhiên.

Đến gặp anh từ sáng sớm nhưng chúng tôi phải ngồi đợi gần 2 giờ đồng hồ bởi anh còn bận đi giới thiệu sản phẩm của mình ở một hội thảo trên huyện Sapa. Ấn tượng đầu tiên khi gặp anh là dáng vẻ gầy, nhỏ và gương mặt kiên định. Anh chia sẻ với chúng tôi về công việc mà mình theo đuổi.

Cơ sở của anh không chỉ đa dạng về các dịch vụ cung cấp như tắm nước lá Dao Đỏ, homestay cho khách du lịch mà còn có những sản phẩm như tinh dầu từ lá cây rừng, lá thuốc và đặc biệt là tinh dầu thảo quả.

Xuất phát điểm từ kinh nghiệm tinh chế tinh dầu thảo dược để tinh chế nước tắm lá thiên nhiên, từ năm 2012, Chảo Vần Phú trăn trở về một sáng kiến mới: tinh chế chưng cất tinh dầu từ thảo quả. Đầu nghĩ, chân đi, Chảo Vần Phú lặn lội về Hà Nội để tìm hiểu, đặt hàng chế biến công cụ và mang về làm thử. Chảo Vần Phú đã sở hữu sáng chế của mình là một “dây chuyền mini” để chiết xuất tinh dầu thảo quả,  bao gồm 1 máy nghiền thảo quả công suất 3-4 kg thảo quả khô/mẻ, 1 nồi hơi chưng cất tinh dầu thảo quả công suất 10 kg khô/mẻ chiết xuất.

Năm 2012, năm đầu tiên sản xuất thử nghiệm, Chảo Vần Phú đã thu được 2 lít tinh dầu thảo quả đầu tiên.

Hiện nay ở huyện Sa Pa, 1 kg thảo quả tươi có giá 30.000 đồng, giá tiêu thụ thảo quả khô là 130.000 đồng/ký. Trong khi đó, 1 lọ tinh dầu chiết xuất thảo quả hàm lượng 5ml bán được với giá 180.000 đồng/lọ. Cứ 10 kg thảo quả khô chiết xuất được 100 ml tinh dầu thảo quả. Như vậy  công nghệ chế biến của Chảo Vần Phú nâng giá trị của thảo quả tiêu thụ  lên 280% so với tiêu thụ thảo quả khô. Toàn bộ quy trình là do anh suy nghĩ, tìm tòi, thử nghiệm và đặt hàng sản xuất từ Hà Nội.

Khách du lịch đến đây thường mua nhiều, và tư thương Trung Quốc cũng đã sang tìm kiếm, đặt hàng sản xuất.

Để đáp ứng được đơn hàng, HTX Dao đỏ bản địa Tả Phìn cần đầu tư nâng cấp công nghệ. Ước tính HTX của Chảo Vần Phú cần 200 triệu đồng để đầu tư cho công nghệ và nhãn mác sản phẩm mới này. Chảo Vần Phú đã gõ cửa nhiều nguồn vốn, tìm đến các nguồn vốn hỗ trợ khuyến công,.. nhưng đều chưa tiếp cận thành công.

Gần đây, ở Hà Nội, Trung tâm hỗ trợ sáng kiến doanh nghiệp xã hội (CSIP) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) có tổ chức Hội nghị Đầu tư xã hội, đây cũng là một cơ hội để được kết

* Nếu bạn quan tâm đến công trình sáng kiến dây chuyền chiết xuất tinh dầu thảo quả của Chảo Vần Phú, có thể liên hệ:  0973.632.385 - Email: maytham1985@gmail.com

nối và chia sẻ những sáng kiến đầu tư xã hội, nhưng Chảo Vần Phú cũng bỏ lỡ không tham gia được sự kiện này, một phần không được biết  thông tin, một phần khác có lẽ là do chưa phải là đối tượng được quan tâm do quy mô kinh doanh còn nhỏ hẹp so với các sáng kiến kinh doanh xã hội đã “cất cánh” khác.

Tinh dầu thảo quả là sản phẩm có giá trị kinh tế tiềm năng cho xóa nghèo đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài tiềm năng kinh tế từ tiêu thụ thảo quả khô, theo chia sẻ của chuyên gia Lê Anh Tuấn (Cố vấn trưởng Dự án Gia vị cuộc sống, Tổ chức SNV) từ một nghiên cứu khoa học của nước ngoài, tinh dầu thảo quả có chứa tới 19 thành tố, trong đó có  một thành tố có chức năng hỗ trợ phòng chống ung thư.

Thảo quả là cây tự nhiên họ gừng chỉ sống được dưới tán rừng già, rừng tự nhiên có độ cao từ 1000m-2000m. Thảo quả có vòng đời dài, từ vài chục đến hàng trăm năm. Trong 5 năm từ 2008-2013, với sự hỗ trợ Dự án phát triển thảo quả bền vững của tổ chức SNV tại Lào Cai, thảo quả đang được đồng bào dân tộc chăm sóc, thu hoạch theo phương pháp thân thiện với môi trường, gắn với bảo vệ quản lý làm giàu rừng tự nhiên. Thảo quả hiện đang là cây xóa nghèo đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập từ thảo quả khô từ 20-30 triệu đồng/năm/hộ.

Năm 2013, Chảo Vần Phú vinh dự là 1 trong 52 thanh niên đồng bào dân tộc, trong số 300 nông dân trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Nông dân trẻ xuất sắc Lương Định Của do TƯ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh bình chọn và trao tặng.

Đã có nhiều sáng kiến và nỗ lực nhằm phát hiện và tôn vinh các gương điển hình có nỗ lực vươn lên thoát nghèo trong cộng đồng thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số, song dường như vẫn còn đó một khoảng trống cơ chế trong hỗ trợ giảm nghèo hướng vào lực lượng thanh niên đồng bào dân tộc khởi nghiệp như Chảo Vần Phú, để giúp họ tự tin, giữ được “lửa” kinh doanh và bứt phá trong chặng đường khó khăn tìm lối ra để giảm nghèo bền vững cùng đồng bào dân tộc thiểu số, trở thành hiện thực?./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những nữ Thủ khoa kép
Những nữ Thủ khoa kép

VOV.VN-Trong số 123 thủ khoa xuất sắc được tuyên dương tối nay, có 4 thủ khoa xuất sắc đầu vào và đầu ra.

Những nữ Thủ khoa kép

Những nữ Thủ khoa kép

VOV.VN-Trong số 123 thủ khoa xuất sắc được tuyên dương tối nay, có 4 thủ khoa xuất sắc đầu vào và đầu ra.

Người kéo cờ trong ngày Độc Lập
Người kéo cờ trong ngày Độc Lập

VOV.VN - 68 năm đã trôi qua, cho đến giờ bà Lê Thi vẫn nhớ như in niềm vinh dự đặc biệt đó.

Người kéo cờ trong ngày Độc Lập

Người kéo cờ trong ngày Độc Lập

VOV.VN - 68 năm đã trôi qua, cho đến giờ bà Lê Thi vẫn nhớ như in niềm vinh dự đặc biệt đó.

Người Trưởng thôn hoàn lương được dân yêu mến
Người Trưởng thôn hoàn lương được dân yêu mến

VOV.VN -Ở Phù Khê Thượng có một con đường gắn biển “Nhân dân thôn Thượng ghi nhận công lao Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng”.

Người Trưởng thôn hoàn lương được dân yêu mến

Người Trưởng thôn hoàn lương được dân yêu mến

VOV.VN -Ở Phù Khê Thượng có một con đường gắn biển “Nhân dân thôn Thượng ghi nhận công lao Trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng”.