“Chất Việt” của một giảng viên ngôn ngữ và lịch sử Việt tại Paris

VOV.VN -“Biết chắt lọc những điều tốt, điều hay từ văn hóa, ứng xử của người Việt thì sẽ giữ được chất Việt” là nguyên tắc của chị Nguyễn Thụy Phương.

Bước vào căn nhà chung cư xinh xắn của gia đình chị Nguyễn Thụy Phương và anh Gilles Trần tại thành phố Villejuif – ngoại ô Paris, có thể ngay lập tức cảm nhận được bầu không khí Việt Nam với những bức tranh Đông Hồ, những chú chuồn chuồn tre, cá gỗ treo trên tường, một bàn thờ tổ tiên nho nhỏ và ngay ngắn; những bình lọ gốm bày biện trên tủ…

Mời khách là ấm trà mạn với ô mai, bánh đậu xanh, kẹo lạc Việt Nam do gia đình chị Phương gửi sang và bạn bè tặng. Bộ ấm trà Minh Long cùng toàn bộ bát đĩa Bát tràng được chủ nhà trực tiếp căm cụi mang sang nhiều lần sau mỗi chuyến về nước thăm gia đình hay đi công tác. Tất cả một cách tự nhiên phản ánh tình yêu và cái chất “Việt” trong chính con người gia chủ.

Tiến sỹ Nguyễn Thụy Phương trong công tác nghiên cứu và giảng dạy
“Hình như cứ là chính mình, biết chắt lọc những điều tốt điều hay từ văn hóa, ứng xử của người Việt thì sẽ giữ được "chất Việt" - chị Thụy Phương chia sẻ. Như một nguyên tắc thật đơn giản, mà cũng tự nhiên như không hề có một nguyên tắc nào cho một tình yêu, một ý thức về gìn giữ truyền thống Việt Nam.

Đóng góp của một nhà nghiên cứu trong ngành giáo dục học

Từ một cô sinh viên tổng hợp văn sang Pháp du học thạc sỹ và tiến sỹ với nhiều dự định về nước công tác, duyên số sắp đặt chị Thụy Phương yêu và lập gia đình với anh Gilles Trần – con trai của nhà phê bình văn học Trần Thiện Đạo.

Bảo vệ thành công và gây tiếng vang với bản luận án tiến sỹ “Trường Pháp tại Việt Nam (1945-1975): Từ sứ mạnh khai hóa đến ngoại giao văn hóa” (Đại học Paris Descartes, chuyên ngành giáo dục học), chị Phương hiện là giảng viên, giảng dạy ngôn ngữ và lịch sử Việt Nam tại Ban Việt học, khoa Ngôn ngữ và Văn minh Á Đông, Đại học Paris Sorbonne Diderot.

Gia đình nhỏ của Chị Thụy Phương và anh Gilles Trần
Giành được nhiều giải thưởng và danh hiệu quốc tế uy tín trong ngành giáo dục học, chị Thụy Phương luôn tận dụng lợi thế này để có thể đóng góp về cho đất nước. Từ nhiều năm nay, chị tích cực hoạt động trong vai trò điều phối các bàn tròn giáo dục của Hội Chuyên gia Việt Nam tại Pháp và nay là người phụ trách mảng giáo dục của hội.

Hai năm qua, Hội Chuyên gia Việt Nam tại Pháp đã tổ chức 6 bàn tròn giáo dục đi thẳng vào các chủ đề “nóng hổi” của giáo dục Pháp, khu vực châu Âu và Việt Nam (Bàn tròn thứ 1- “Triết lý giáo dục”; 2- “Tự chủ đại học”; 3- “Đại học nghiên cứu”; 4- “Đại  học quốc tế”; 5- “Vì một môi trường đại học Việt Nam ích lợi” và 6- Đào tạo nghề và nhân công); với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục lớn của Pháp và Việt Nam gây tiếng vang lớn; đồng thời đóng góp những bản kiến nghị giá trị về quê nhà.

Chị Thụy Phương cũng liên tục viết các bài báo, bài viết nghiên cứu, thực hiện các bài phỏng vấn về chủ đề cải cách giáo dục với Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Tia sáng; Tạp chí Đại học Quốc gia, VN Express, Thanh niên…


 
Mâm cơm cúng ngày Tết của gia đình chị Phương 
Mỗi người, mỗi gia đình phải cùng ý thức và góp sức

Từ cái nhìn của một nhà nghiên cứu trong ngành giáo dục học, được thừa hưởng hệ thống giáo dục chất lượng cao ở Việt Nam (là cựu học sinh chuyên Pháp trường Hà nội- Amsterdam và sinh viên trường tổng hợp Văn) cũng như ở Pháp, chị Phương chia sẻ: “Gần như hiện nay hiếm có quốc gia nào trên thế giới lạc quan và ngợi ca nền giáo dục của nước mình. Nhìn nhận đây là thực trạng chung ở tầm khu vực hay quốc tế thì tôi không có cái nhìn mang tính báo động về nền GDVN mà cố gắng giữ thái độ tích cực và tin tưởng.”

Theo chị, có hai điểm nhìn về một nền giáo dục (GD), nhìn "từ trên cao" nghĩa là những thiết chế, tổ chức, cơ cấu điều hành, quản lý nền GD đó, nhìn "từ phía dưới" nghĩa là điểm nhìn của những người vận hành nền GD như giáo viên, của người hưởng nền GD là học sinh và gián tiếp là gia đình, phụ huynh. Và cũng thật đơn giản nhưng đi từ gốc rễ, rằng: “Rất khó và rất lâu để cải biến  thiết chế hay cơ cấu ở tầm quốc gia, nhưng mỗi chúng ta, với tư cách là công dân, là phụ huynh hãy góp phần thay đổi từ từ nền GD "từ phía dưới".

Bằng cách hãy coi việc đi học của con là một trong những phương cách giúp con trưởng thành một cách tự nhiên và vững vàng. Con đi học không chỉ còn là có điểm cao, vào trường tốt, đỗ đại học, đi du học... mà còn phải là định hướng con đến ngành nghề mà con yêu thích làm sau này, biết lựa chọn, biết quyết định và biết chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình.

Những điều tạo nên nhân cách con người, một mình nhà trường, một nền GD rộng lớn không thể làm nổi. Hãy ý thức điều đó trong mỗi gia đình.”

Giữ lửa “Việt” trong gia đình nhỏ của mình

Với gia đình mình, chị Thụy Phương cho biết: “Dù sống ở nước ngoài nhưng vì đặc trưng công việc nghiên cứu về lịch sử, giáo dục Việt Nam nên tôi hoàn toàn không thấy bị "cách ly" với Việt Nam, nên một cách vô thức tôi không phải "giữ lửa Việt" (cười).

Nhưng thật sự quan trọng, những phụ nữ Việt sống xa đất nước như chị phải có sự góp sức đắc lực của một người chồng hiểu và tôn trọng văn hóa gốc của người vợ. Chị Thụy Phương nói: “Những ông chồng Pháp hay Anh hay Mỹ lấy vợ ngoại quốc như Việt, Trung hay Malaysia thì đều hiểu rất rõ là sự khác biệt trong văn hóa và ứng xử là một phần trong bản thể của người vợ. Nếu yêu vợ thì sẽ chia sẻ rất tự nhiên với vợ về những điều đó”.

Và theo chị, “một "công thức" đơn giản hơn là nói tiếng Việt thường xuyên với các con (cười)...

Trong gia đình, chị Thụy Phương luôn duy trì các phong tục truyền thống như thắp hương cúng tổ tiên, nấu nướng các món ăn Việt Nam, đặc biệt trong dịp Tết. Ngày Tết, ngôi nhà nhỏ của gia đình luôn đầy ắp tiếng nói cười tiếng Việt và tiếng Pháp, tiếng trẻ con nô đùa trong những bữa cơm thân mật và ấm cúng giữa người thân và bạn bè.

Mâm cơm được chị bài trí đẹp mắt và đầy đủ như ở Việt Nam với các món xôi, măng khô nấu sườn, bánh chưng, bánh tét, giò lụa, giò thủ… Và như khi còn ở với bố mẹ ở trong nước, chị Phương cùng các con thắp hương cúng ông  bà tổ tiên tối giao thừa và ngày mùng 1 Tết theo lịch âm.

 “Cánh Diều” – sợi dây cội nguồn níu giữ

Với quyết tâm “không để mất tiếng Việt và văn hóa Việt” cho con cái, chị Thụy Phương cùng một người bạn ấp ủ và thực hiện thành công ý tưởng thành lập một nhóm sinh hoạt mang tên “Cánh Diều”.

Chị kể: “Tôi và người bạn đều đi du học và lập gia đình lập nghiệp ở Pháp và vẫn nói tiếng Việt với các con như một phản xạ tự nhiên nhất của người mẹ. Khi nuôi các con và nhìn các con lớn trong môi trường tại Pháp, chúng tôi nhận ra một điều là nói tiếng Việt trong gia đình với mẹ hoàn toàn không đủ để cho các bé duy trì tiếng Việt. Các bé cần một không gian ngôn ngữ tiếng Việt trong đó tiếng Việt là công cụ để giao tiếp.”

Từ đó, hai chị nghĩ ra mở một lớp học múa và nhạc do các cô giáo người Việt dạy và đều là giảng viên múa và nhạc luôn. Hai chiều chủ nhật trong 1 tháng, mỗi chiều 4 tiếng, các bé được "bơi" trong tiếng Việt với các cô, các bạn và các mẹ. Đây là năm thứ 2, Cánh Diều hoạt động, hiện nay đã mở thêm các lớp học đàn tranh, học vẽ, học múa (cho cả nam và nữ). Điều thú vị và bất ngờ là cuối cùng chính các mẹ cũng được đi học: học múa cùng các con. 

 “Về cái tên “Cánh Diều”, vì mong cho các con của mình, sinh trưởng và lớn lên ở nước Pháp nhưng vẫn giữ được nguồn gốc của mình, bắt đầu từ việc gìn giữ tiếng Việt. Các con sẽ là cánh diều, bay cao bay xa, nhưng vẫn có một sợi dây níu các con lại, đó chính là nguồn gốc Việt Nam. Đấy chính là "tôn chỉ hoạt động" của nhóm.” – chị Thụy Phương lý giải.

Hãy cứ là chính mình

Nguyên tắc sống, làm việc, hoạt động ấy được cô sinh viên nhỏ quán triệt suốt từ ngày nào và mãi đến bây giờ, khi đã là một nhà nghiên cứu, một người mẹ trong gia đình.

Bất cứ ai cũng có thể bắt gặp ở chị những điều rất “Việt Nam” một cách tự nhiên nhất và có sức lan tỏa mạnh mẽ!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Du học sinh Việt: Trưởng thành từ cuộc sống xa nhà
Du học sinh Việt: Trưởng thành từ cuộc sống xa nhà

VOV.VN - Tết đang cận kề, có rất nhiều du học sinh đang phải đón Tết xa nhà. Song, chính cuộc sống xa nhà đã giúp họ trưởng thành hơn rất nhiều để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của gia đình

Du học sinh Việt: Trưởng thành từ cuộc sống xa nhà

Du học sinh Việt: Trưởng thành từ cuộc sống xa nhà

VOV.VN - Tết đang cận kề, có rất nhiều du học sinh đang phải đón Tết xa nhà. Song, chính cuộc sống xa nhà đã giúp họ trưởng thành hơn rất nhiều để xứng đáng với niềm tin và kỳ vọng của gia đình

Giữ phong tục Tết, hướng về quê hương
Giữ phong tục Tết, hướng về quê hương

VOV.VN -Cộng đồng người Việt ở Malaysia luôn hướng về đất nước, giữ gìn những phong tục đẹp của người Việt Nam trong dịp Tết đến, Xuân về.

Giữ phong tục Tết, hướng về quê hương

Giữ phong tục Tết, hướng về quê hương

VOV.VN -Cộng đồng người Việt ở Malaysia luôn hướng về đất nước, giữ gìn những phong tục đẹp của người Việt Nam trong dịp Tết đến, Xuân về.

Tiếp tục tìm biện pháp xử lý vụ khám nhà, tịch thu tiền của người Việt  tại “Làng Sen”
Tiếp tục tìm biện pháp xử lý vụ khám nhà, tịch thu tiền của người Việt tại “Làng Sen”

VOV.VN - Cuộc họp chủ yếu xem xét có hay không và ai là thủ phạm của hành vi viết đơn vu khống và cung cấp thông tin sai lệch

Tiếp tục tìm biện pháp xử lý vụ khám nhà, tịch thu tiền của người Việt  tại “Làng Sen”

Tiếp tục tìm biện pháp xử lý vụ khám nhà, tịch thu tiền của người Việt tại “Làng Sen”

VOV.VN - Cuộc họp chủ yếu xem xét có hay không và ai là thủ phạm của hành vi viết đơn vu khống và cung cấp thông tin sai lệch

Đại sứ Việt Nam tại Ukraine chúc Tết cộng đồng người Việt
Đại sứ Việt Nam tại Ukraine chúc Tết cộng đồng người Việt

VOV.VN -Đại sứ Nguyễn Minh Trí đã tới thăm bà con đang làm ăn buôn bán ở Ukraine, cũng như tặng quà chúc Tết đồng bào ta ở đây.

Đại sứ Việt Nam tại Ukraine chúc Tết cộng đồng người Việt

Đại sứ Việt Nam tại Ukraine chúc Tết cộng đồng người Việt

VOV.VN -Đại sứ Nguyễn Minh Trí đã tới thăm bà con đang làm ăn buôn bán ở Ukraine, cũng như tặng quà chúc Tết đồng bào ta ở đây.

Động đất lớn ở Đài Loan: Hỗ trợ tối đa để ổn định tâm lý bà con Việt kiều
Động đất lớn ở Đài Loan: Hỗ trợ tối đa để ổn định tâm lý bà con Việt kiều

VOV.VN - Có 4 người Việt Nam bị kẹt trong toà nhà 17 tầng bị đổ do động đất, trong đó có 1 bé gái 7 tuổi, 1 bé trai hai tháng tuổi 

Động đất lớn ở Đài Loan: Hỗ trợ tối đa để ổn định tâm lý bà con Việt kiều

Động đất lớn ở Đài Loan: Hỗ trợ tối đa để ổn định tâm lý bà con Việt kiều

VOV.VN - Có 4 người Việt Nam bị kẹt trong toà nhà 17 tầng bị đổ do động đất, trong đó có 1 bé gái 7 tuổi, 1 bé trai hai tháng tuổi 

Người Việt tại thủ đô Washington mừng Tết cổ truyền
Người Việt tại thủ đô Washington mừng Tết cổ truyền

VOV.VN -Buổi gặp mặt mừng Tết Bính Thân thu hút 300 bà con người Việt đang sinh sống, làm việc, học tập tại thủ đô Washington và các vùng phụ cận.

Người Việt tại thủ đô Washington mừng Tết cổ truyền

Người Việt tại thủ đô Washington mừng Tết cổ truyền

VOV.VN -Buổi gặp mặt mừng Tết Bính Thân thu hút 300 bà con người Việt đang sinh sống, làm việc, học tập tại thủ đô Washington và các vùng phụ cận.