Đại lễ cầu siêu anh linh anh hùng liệt sĩ Trường Sa tại Séc

VOV.VN - Tất cả những người tham dự đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tối 14/3 tại Trung tâm thương mại Sa Pa ở thủ đô Praha, Cộng hòa Séc đã diễn ra Đại lễ cầu siêu tưởng niệm các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc tại Trường Sa.

Các Đại đức chủ trì buổi lễ cầu siêu.

Tham dự buổi lễ có đại diện Trung ương Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, Hội Séc-Việt, Hội Cựu chiến binh, Hội Phật tử, Hội thanh niên – sinh viên, cùng nhiều bà con người Việt tại Séc.

Mở đầu buổi lễ, tất cả những người tham dự đã dành một phút mặc niệm, tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, đặc biệt 64 chiến sĩ đã ngã xuống tại đảo Gạc Ma thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam 30 năm về trước.

Quyên góp ủng hộ chiến sĩ đảo xa.

Trong phát biểu của mình, ông Nguyễn Đình Hợi, một cựu chiến binh Việt Nam, thành viên Ban tổ chức, xúc động bày tỏ lòng biết ơn của các thế hệ người Việt Nam, trong đó có bà con người Việt tại Cộng hòa Séc, đối với sự hy sinh cao cả của 64 chiến sĩ công binh ngày 14/3/1988.

Ông nhấn mạnh dù đã ra đi, nhưng các anh luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ noi theo về lòng kiên trung, tinh thần chiến đấu ngoan cường, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lãnh hải của Tổ quốc.  

Phần chính của buổi lễ là lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ Trường Sa do các Đại đức thuộc đoàn Giáo thọ sư Trung ương Hội Phật tử Việt Nam tại Cộng hòa Séc chủ trì. Tất cả những người tham dự cùng đốt đèn hoa sen và đọc sám cầu siêu cho anh linh các anh hùng liệt sĩ được siêu thoát, cầu cho mọi người được sống trong hòa bình, hạnh phúc.

Một màn biểu diễn tốp ca về khí phách Trường Sa.

Trao đổi với Phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại Praha, cựu binh Nguyễn Đình Hợi cho biết buổi cầu siêu nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ Trường Sa, nhưng cũng là dịp để giáo dục thế hệ trẻ người Việt tại Séc về tình yêu nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc.

“Hôm nay chúng tôi tổ chức buổi lễ cầu siêu để tỏ lòng biết ơn các chiến sĩ đã hy sinh vì biển đảo quê hương của Tổ quốc. Chúng tôi muốn thế hệ trẻ sinh sống tại CH Séc phải luôn nhớ tới quê hương đất nước, cội nguồn của dân tộc, đặc biệt là những người đã ngã xuống để giữ vững chủ quyền cho đất nước”, cựu binh Nguyễn Đình Hợi nói.    

Tham dự buổi lễ, em Đỗ Hoàng Việt Anh, một học sinh cấp 3 tại Séc, xúc động khi được nghe kể về sự hy sinh của 64 chiến sĩ hải quân tại đảo Gạc Ma cách đây 30 năm. Em nói rằng người Việt Nam, dù sống ở nơi đâu, thì cũng đều phải ý thức được nguồn cội của mình và đóng góp cho quê hương tùy theo sức của mình, trong đó có sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Là một người Việt Nam sinh ra, lớn lên và học tập tại Cộng hòa Séc, em nhận thấy bổn phận của mình là phải luôn hướng về Tổ quốc của mình. Em muốn cống hiến cho Tổ quốc mình bằng nhiều cách khác nhau để máu xương đã đổ của các chiến sĩ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc không trở nên vô ích”, em Việt Anh bày tỏ.   

Một số tranh về biển đảo quê hương được trưng bày tại buổi lễ.

Những người tham dự đã lắng nghe một số tiết mục văn nghệ về biển đảo quê hương, ca ngợi hình ảnh người lính trên chiến trường, tinh thần chiến đấu dũng cảm và sự hy sinh cao cả của các anh để giành độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm, ấm cúng, thể hiện lòng biết ơn của người Việt tại Séc đối với các anh hùng liệt sĩ Trường Sa, và sự quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyện tranh “Gạc Ma và những người anh hùng” đoạt Giải Nhì quốc gia
Truyện tranh “Gạc Ma và những người anh hùng” đoạt Giải Nhì quốc gia

VOV.VN - Sau 5 tháng thực hiện, “Gạc Ma và những người anh hùng” đã giành giải Nhì tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học.

Truyện tranh “Gạc Ma và những người anh hùng” đoạt Giải Nhì quốc gia

Truyện tranh “Gạc Ma và những người anh hùng” đoạt Giải Nhì quốc gia

VOV.VN - Sau 5 tháng thực hiện, “Gạc Ma và những người anh hùng” đã giành giải Nhì tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học.

Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng
Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng

VOV.VN - 30 năm sau trận hải chiến Gạc Ma, những người vợ liệt sỹ của trận hải chiến Gạc Ma năm ấy chịu cảnh góa bụa, ở vậy nuôi con đến bây giờ.

Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng

Những người vợ liệt sĩ Gạc Ma sau 30 năm thờ chồng

VOV.VN - 30 năm sau trận hải chiến Gạc Ma, những người vợ liệt sỹ của trận hải chiến Gạc Ma năm ấy chịu cảnh góa bụa, ở vậy nuôi con đến bây giờ.

Dâng hương tưởng niệm chiến sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma
Dâng hương tưởng niệm chiến sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma

VOV.VN -Sáng 14/3, tại Khu Tưởng niệm Chiến sỹ Gạc Ma diễn ra nghi lễ dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ những người đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc.

Dâng hương tưởng niệm chiến sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma

Dâng hương tưởng niệm chiến sỹ hy sinh tại đảo Gạc Ma

VOV.VN -Sáng 14/3, tại Khu Tưởng niệm Chiến sỹ Gạc Ma diễn ra nghi lễ dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ những người đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc.

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo
Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

VOV.VN - Nhiều con em của các liệt sĩ, cưu binh Trường Sa đang tiếp bước cha anh cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

Những người con của liệt sĩ Gạc Ma tiếp tục bảo vệ chủ quyền biển đảo

VOV.VN - Nhiều con em của các liệt sĩ, cưu binh Trường Sa đang tiếp bước cha anh cống hiến sức mình cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Có một nơi để các “Bà mẹ Gạc Ma” tìm về
Có một nơi để các “Bà mẹ Gạc Ma” tìm về

VOV.VN - Tại vùng biển ấy, vào thời điểm ấy, đã có một cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc và đã có những người con nằm lại nơi đảo xa.

Có một nơi để các “Bà mẹ Gạc Ma” tìm về

Có một nơi để các “Bà mẹ Gạc Ma” tìm về

VOV.VN - Tại vùng biển ấy, vào thời điểm ấy, đã có một cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc và đã có những người con nằm lại nơi đảo xa.