Yên Tử chính thức khai hội xuân 2024

VOV.VN - Sáng nay 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng, năm Giáp Thìn), Lễ hội xuân Yên Tử chính thức khai hội tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây được coi là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước.

Yên Tử là di tích quốc gia đặc biệt gắn với tên tuổi, sự nghiệp của Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, người đã có công 2 lần đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Sau khi đất nước sạch bóng quân thù, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp và lên núi Yên Tử tu hành, giảng pháp và hóa Phật. Di sản lớn nhất của Đức vua Trần Nhân Tông để lại là thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền riêng có của người Việt, trong đó nổi bật nhất là tinh thần nhập thế, giao thoa sống động giữa đời và đạo.

Để bây giờ, mỗi mùa lễ hội, người dân khắp mọi miền đất nước lại nô nức về đỉnh thiêng Yên Tử để tri ân công đức to lớn của đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm, Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông.

Để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử, thành phố Uông Bí, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh và Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm đã đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên thông, tổng thể Yên Tử với các di tích trong cả nước và Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều, cùng với đó là hoàn thiện các hạ tầng dịch vụ du lịch góp phần đưa khu di tích Yên Tử lên một vị thế tầm cao mới. Trong 9 ngày Tết Giáp Thìn, Khu di tích Yên Tử đã đón 138.000 lượt khách du xuân, chiêm bái lễ Phật, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Tuấn Đạt - Chủ tịch UBND thành phố Uông Bí cho biết: "Mùa lễ hội năm nay, thành phố Uông Bí và Ban Trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã có sự chủ động, chu đáo xây dựng kế hoạch tổ chức lễ khai hội xuân, đón khách tham quan Yên Tử và các lễ hội trên địa bàn thành phố đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan, đảm bảo an toàn cho du khách đến du xuân và tham gia các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo văn minh, lịch sự, đảm bảo đúng quy định".

Năm nay, lễ khai hội Yên Tử bắt đầu bằng nghi thức cầu quốc thái dân an và khai dấu thiêng Yên Tử. Xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội sẽ có các hoạt động văn hoá đặc sắc như: Tổ chức các trò chơi dân gian; biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực Làng Nương Yên Tử; Trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử; Trải nghiệm văn hóa ẩm thực của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử…

Lễ khai hội Xuân Yên Tử là hoạt động văn hóa phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân, góp phần bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị và quảng bá hình ảnh danh thắng Yên Tử tới du khách trong nước và quốc tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngọa Vân khai hội xuân
Ngọa Vân khai hội xuân

VOV.VN - Sáng nay 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), Lễ khai hội xuân Ngọa Vân diễn ra tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Ngọa Vân khai hội xuân

Ngọa Vân khai hội xuân

VOV.VN - Sáng nay 18/2 (tức mùng 9 tháng Giêng), Lễ khai hội xuân Ngọa Vân diễn ra tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Người “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cao Bằng
Người “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cao Bằng

VOV.VN - Xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng) là địa phương duy nhất ở Cao Bằng còn lưu giữ và phát triển được nghề dệt thổ cẩm của người Tày. Có tới 48 năm trong nghề, Bà Nông Thị Thược là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng nghệ nhân làng nghề truyền thống.

Người “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cao Bằng

Người “giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Cao Bằng

VOV.VN - Xóm Luống Nọi (xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng) là địa phương duy nhất ở Cao Bằng còn lưu giữ và phát triển được nghề dệt thổ cẩm của người Tày. Có tới 48 năm trong nghề, Bà Nông Thị Thược là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng nghệ nhân làng nghề truyền thống.

Nhiều người trẻ hồn nhiên mặc phản cảm đi lễ chùa
Nhiều người trẻ hồn nhiên mặc phản cảm đi lễ chùa

VOV.VN - Đầu năm là thời điểm rất nhiều người đến các đình, chùa để mong cầu bình an, may mắn. Thế nhưng, hiện vẫn còn tình trạng du khách mặc trang phục không phù hợp khi đến các di tích, công trình văn hóa tâm linh.

Nhiều người trẻ hồn nhiên mặc phản cảm đi lễ chùa

Nhiều người trẻ hồn nhiên mặc phản cảm đi lễ chùa

VOV.VN - Đầu năm là thời điểm rất nhiều người đến các đình, chùa để mong cầu bình an, may mắn. Thế nhưng, hiện vẫn còn tình trạng du khách mặc trang phục không phù hợp khi đến các di tích, công trình văn hóa tâm linh.

Độc đáo lễ “Tài khoăn” của người Nùng ở Bắc Kạn
Độc đáo lễ “Tài khoăn” của người Nùng ở Bắc Kạn

VOV.VN - “Tài khoăn” được hiểu là Lễ Mừng thọ và thường được đồng bào Nùng tổ chức vào ngày sinh nhật hoặc dịp đầu Xuân. Đây là một nghi lễ độc đáo được lưu truyền ngàn đời nay trong cộng đồng dân tộc Nùng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

Độc đáo lễ “Tài khoăn” của người Nùng ở Bắc Kạn

Độc đáo lễ “Tài khoăn” của người Nùng ở Bắc Kạn

VOV.VN - “Tài khoăn” được hiểu là Lễ Mừng thọ và thường được đồng bào Nùng tổ chức vào ngày sinh nhật hoặc dịp đầu Xuân. Đây là một nghi lễ độc đáo được lưu truyền ngàn đời nay trong cộng đồng dân tộc Nùng ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.