Gặp người thầy đam mê tìm kiếm kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ

VOV.VN -“Tôi họ Nguyễn, cũng là người Việt Nam. Mỗi lần sang Việt Nam tôi như trở về quê mình vậy"-Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam chia sẻ

Thầy Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam ở Quế Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc) hồ hởi khi bắt đầu câu chuyện với chúng tôi.

Hơn 7 làm Giám đốc Nhà kỷ niệm và có cả thập kỷ đi sưu tầm các kỷ vật, hình ảnh… ghi lại những năm tháng học tập không thể nào quên của thế hệ học sinh Việt Nam những năm 50-60 của thế kỷ trước, thầy Nguyễn Trung Nguyên không nhớ nổi mình đã sang Việt Nam bao nhiêu lần.

Thầy Nguyễn Trung Nguyên (ảnh phải), Giám đốc Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam ở Quế Lâm, Quảng Tây (Trung Quốc) 
Trước khi đảm nhận vai trò Giám đốc Nhà kỷ niệm, thầy Nguyễn Trung Nguyên đã có nhiều năm công tác tại Đại học Quảng Tây và tiếp xúc với nhiều thế hệ sinh viên Việt Nam, thầy Nguyên có cảm tình đặc biệt với người Việt Nam. Vì thế, cách đây hơn 10 năm, lần đầu đến Việt Nam nhưng thầy Nguyên luôn cảm thấy gần gũi như về nhà mình vậy.

Khu nhà Kỷ niệm được đặt trong khuôn viên của Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây. Từ năm 1951-1958, có khoảng hơn 5.000 học sinh Việt Nam học tập từ ở những trường như Khu học xá Trung ương, trường Thiếu nhi Việt Nam này đã trở thành thế hệ học sinh đầu tiên của Trường Dục Tài…

 “Người Việt Nam rất hiếu khách, tiếp đón tôi rất nhiệt tình. Khi nghe tôi nói là họ Nguyễn, thì mọi người đều ồ lên “anh là người Việt Nam rồi” và từ đó câu chuyện giữa chúng tôi không còn khoảng cách. Bản thân tôi cũng thấy mình như một người Việt Nam thực sự vì mỗi lần chuẩn bị sang Việt Nam, tôi luôn có cảm giác mong ngóng như sắp về quê”- thầy Nguyên tâm sự.

Mỗi năm thầy Nguyễn Trung Nguyên đều ít nhất vài lần sang Việt Nam, nghe thấy ở đâu có kỷ vật của các học sinh thế hệ đầu tiên của trường Dục Tài là thầy lại lên đường. “Sang Việt Nam tôi phải đi nhiều nơi như đến các trường học, thư viện, viện bảo tàng… từ Nam ra Bắc để tìm các hiện vật nhưng được mọi người nhiệt tình giúp đỡ”.

Trước khi khánh thành Nhà kỷ niệm vào đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Việt Nam - Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950 – 18/1/2010), thầy Nguyên đã sưu tầm được khá nhiều kỷ vật quý. Vì chưa có chỗ trưng bày nên nhà trường để gọn vào một chỗ, không may bị mấy chị lao công dọn hết ra bãi rác vì tưởng đồ cũ bỏ đi. Thầy Nguyên mất ăn mất ngủ cả tuần để liên hệ, chạy đi chạy lại các nơi tìm kiếm, thu thập. “Mỗi kỷ vật đều là một phần của cuộc sống của tôi nên khi đó tôi rất hoang mang, lo lắng. Cũng may là mọi người giúp đỡ nên cuối cùng chúng tôi cũng thu thập lại được gần hết số kỷ vật bị thất lạc”.

Thầy Nguyên kể về "Nhà ăn 5 tốt" dành cho học sinh Việt Nam những năm 50-60 của thế kỷ trước
Dẫn chúng tôi đi thăm Nhà kỷ niệm, thầy Nguyên nhớ từng kỷ vật gắn với tên tuổi từng người, từ chuyện ăn uống, học hành, lao động và còn dõi theo bước đường phát triển của họ. Trong số những người thầy Nguyên kể, có người sau này đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp cao của Việt Nam.

Kể về chiếc balô và chiếc áo bộ đội bạc màu của một sinh viên Việt Nam đang trưng bày trong nhà kỷ niệm, thầy Nguyên kể rành rọt tên tuổi, quê quán và chặng đường phát triển của chủ nhân những kỷ vật từ bấy đến giờ. Sinh viên đó sau này đã trở thành một cán bộ cấp cao và nhiều năm sau trở lại trường, đã khóc khi biết nhà trường vẫn lưu giữ những kỷ vật quý giá. Có những người giờ đã lên ông, lên bà và vì tình cảm sâu nặng với nơi này, nên họ hướng con cháu chọn nơi đây để học tập, nghiên cứu.

Thầy Nguyên nhớ mãi một lần đi sưu tầm kỷ vật ở miền Nam. Lần ấy, thầy rất phấn khởi vì đã tìm được người đang lưu giữ chiếc cốc gắn bó với các thế hệ học sinh trường Dục Tài những năm 50-60. Khi thầy đến nhà và dự định xin lại chiếc cốc đem về trưng bày trong Nhà kỷ niệm, nhưng nhìn thấy chủ nhà nâng niu, gìn giữ chiếc cốc như báu vật, ông lại không dám mở lời. Cuối cùng ông chỉ dám xin chụp lại hình ảnh chiếc cốc mang về.

“Có nhiều những chuyến đi như thế, nhưng tôi không cho rằng đó là thất bại mà ngược lại, là những kỷ niệm sâu sắc. Tôi cũng hiểu rằng những kỷ vật đó quý giá với họ như thế nào, nó nhắc nhớ về một thời đầy gian khó nhưng cũng là một giai đoạn để trưởng thành, trở thành kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời mỗi người”- thầy Nguyên chia sẻ.

Mỗi kỷ vật đều gắn bó với những kỷ niệm sâu sắc
Hơn 10 năm đi về giữa Việt Nam-Trung Quốc, thầy Nguyên phấn khởi về sự phát triển của cả hai nước, nhất là sự phát triển của Việt Nam để lại cho ông nhiều ấn tượng. “Giờ đây so với lần đầu tôi đến Việt Nam thì Việt Nam có sự thay đổi rất nhiều. Đường sá, các công trình công cộng tốt hơn, giao thông cũng trật tự hơn rất nhiều. Tôi đặc biệt ấn tượng với cách tham gia giao thông của người Việt Nam vì một lần tôi vội nên có va chạm giao thông với một người, họ đã dựng xe cho tôi và hỏi tôi có bị sao không và khi biết tôi ổn thì họ mới đi”.

Tính đến nay, số kỷ vật, hình ảnh mà thầy Nguyên cùng các thầy cô trong Nhà kỷ niệm sưu tập đã được khoảng con số 1.000. “Mỗi kỷ vật không chỉ gắn với những kỷ niệm đáng nhớ của các học sinh, sinh viên Việt Nam từ những năm 50-60 của thế kỷ trước mà lưu lại những kỷ niệm, truyền thống tốt đẹp về mối quan hệ giữa 2 nước, rất có ích cho học sinh 2 nước tìm hiểu về giai đoạn lịch sử đầy ý nghĩa này. Vì thế chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các kỷ vật và dự kiến sẽ mở rộng nhà kỷ niệm thêm 2 khu để trưng bày”- thầy Nguyên tự hào./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xúc động những kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ trên đất bạn Trung Quốc
Xúc động những kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ trên đất bạn Trung Quốc

VOV.VN - Những bộ quần áo, ba lô bạc màu, bàn ghế... của học sinh, sinh viên Việt Nam từng học ở đây những năm 50-60 của thế kỷ trước khiến người xem xúc động

Xúc động những kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ trên đất bạn Trung Quốc

Xúc động những kỷ vật Việt Nam xuyên thế kỷ trên đất bạn Trung Quốc

VOV.VN - Những bộ quần áo, ba lô bạc màu, bàn ghế... của học sinh, sinh viên Việt Nam từng học ở đây những năm 50-60 của thế kỷ trước khiến người xem xúc động

“Khi xa quê, tôi mới thấm thía thế nào là nhớ nhà”
“Khi xa quê, tôi mới thấm thía thế nào là nhớ nhà”

VOV.VN -“Hồi nhỏ, mỗi khi có bộ đội miền Nam tập kết về quê mình, tôi hay hỏi “các chú có nhớ nhà không?”, và khi xa quê, tôi mới thực sự thấm thía thế nào là nhớ nhà”

“Khi xa quê, tôi mới thấm thía thế nào là nhớ nhà”

“Khi xa quê, tôi mới thấm thía thế nào là nhớ nhà”

VOV.VN -“Hồi nhỏ, mỗi khi có bộ đội miền Nam tập kết về quê mình, tôi hay hỏi “các chú có nhớ nhà không?”, và khi xa quê, tôi mới thực sự thấm thía thế nào là nhớ nhà”

​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê
​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê

VOV.VN -Những giọt nước mắt mang nặng nỗi nhớ quê nhưng chứa chan niềm vui của những Kiều bào trong ngày Tết cộng đồng do Lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức…

​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê

​Giọt nước mắt của cô dâu Việt trong Tết xa quê

VOV.VN -Những giọt nước mắt mang nặng nỗi nhớ quê nhưng chứa chan niềm vui của những Kiều bào trong ngày Tết cộng đồng do Lãnh sự quán Việt Nam ở Quảng Tây, Trung Quốc tổ chức…