Jimmy Thái: Những kinh nghiệm thực tế cho người lãnh đạo từ "lòng nhân"

VOV.VN - Tổ chức (BaSF) của Jimmy Thái đã xây dựng được 113 trường học và cây cầu ở Việt Nam, Philippines, Campuchia, Kenya, Lào và Ấn Độ trong 7 năm. Các tác giả đúc kết những bài học quý báu, thiết thực làm thế nào trở thành một “nhà lãnh đạo nhân từ”, một phiên bản tốt hơn của chính mình trong "Cám dỗ, bội phản, lòng nhân".

Jimmy Thái, người Việt ở Mỹ từng được biết tới như người đã phá vỡ “trần tre” (bamboo ceiling - một thuật ngữ chỉ những giới hạn vô hình cản trở cơ hội thăng tiến của người Mỹ gốc Á trong lĩnh vực chuyên môn) để trở thành Phó chủ tịch phụ trách công nghệ của SAIC – một công ty nằm trong danh sách Fortune500 với doanh thu 11 tỷ đô la và 47 ngàn nhân viên. Năm 2010, ông được xếp vào top 18 diễn giả tại Giải Vô địch Thế giới về Diễn thuyết trước công chúng với sự tham gia của trên 240.000 diễn giả đến từ 114 quốc gia.

Tạp chí Toastmaster, cơ quan hàng đầu thế giới về truyền thông và lãnh đạo, đã giới thiệu tác giả trên trang bìa số tháng 4 năm 2016, khiến ông trở thành “Toastmaster” người Mỹ gốc Việt đầu tiên trên trang bìa của tạp chí danh tiếng có lịch sử 89 năm này. 

Ông đã thành lập Leadership Foundation Academy để đào tạo và huấn luyện 5.000 chuyên gia hàng năm cho các công ty, tổ chức trong danh sách Fortune500 và các trường đại học hàng đầu trên thế giới.

Tổ chức (BaSF) của Jimmy Thái đã xây dựng được 113 trường học và cây cầu ở Việt Nam, Philippines, Campuchia, Kenya, Lào và Ấn Độ trong 7 năm.

Sau nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực thiện nguyện, tác giả Jimmy Thái đã quyết định viết cuốn sách “Cám dỗ, Bội phản, Lòng nhân”. Trong cuốn sách này, ông và các cộng sự đúc kết những bài học quý báu, thiết thực làm thế nào trở thành một “nhà lãnh đạo nhân từ”, một phiên bản tốt hơn của chính mình.

PV: Thưa tác giả Jimmy Thái, ông có thể cho biết lý do tại sao ra đời “Cám dỗ, bội phản, lòng nhân”?

Tác giả Jimmy Thái: Sau khi chúng tôi đã xây dựng được khá nhiều điểm trường tại Việt Nam và những nơi khác trên thế giới rồi, có quá nhiều các bạn trẻ đến và hay hỏi những câu hỏi lại lặp đi lặp lại: Làm thế nào để có thể phục vụ cùng với mình, hợp tác, cộng tác với mình. Sau khoảng chừng 5-6 năm tôi quyết định đúc kết tất cả những bài học này thành một cuốn sách cẩm nang nhỏ, để các bạn có một cuốn sách có thể dựa vào đó.

PV: Điều có thể gây tò mò, chính là cái tên của cuốn sách?

Tác giả Jimmy Thái: Tôi viết cuốn sách này bằng tiếng Anh, chứ không phải bằng tiếng Việt, vì khi rời Việt Nam tôi đã gần 20 tuổi nên vốn liếng tiếng Việt cũng không bao nhiêu. Tên tiếng Anh của cuốn sách là Sex Betrayal Compassion - 100 Leadership Lessons in Pursuit of Building 100 Schools Around the World and Changing 10,000 Lives. Dịch nôm na ra tiếng Việt là cuốn sách này nói về những cám dỗ, những sự bội phản và lòng nhân ái trong quá trình xây dựng 100 ngôi trường của hội của chúng tôi và có sức ảnh hưởng tới trên 10.000 người trên thế giới. Đó là cái tên khi dịch khá vất vả. Ví dụ, từ “sex” ở đây không đơn thuần là quan hệ giữa nam và nữ, mà tôi muốn nói là khi mình làm thiện nguyện hay làm lãnh đạo thì sẽ có nhiều cám dỗ cần phải để ý tới. Đó là lý do tại sao tôi dùng từ mạnh như vậy.

PV: Đặc biệt là từ “lòng nhân” – không phải là từ mà nhiều người Việt biết cách dùng?

Tác giả Jimmy Thái: Ngay cả chữ “lòng nhân” là một quá trình mà giữa tôi và tất cả các bạn trong Ban dịch thuật của Nhà xuất bản Phụ nữ và những bạn làm việc bên  Hội của mình cũng đã thảo luận khá lâu, cuối cùng quyết định dùng chữ "lòng nhân".

PV: Nếu nói sách viết về lãnh đạo, hướng dẫn các phương pháp lãnh đạo hay là quản trị thì vô cùng nhiều, kể cả sách dịch tiếng Việt lẫn sách của tác giả Việt tự viết. Khi viết ông có một định hướng như thế nào để cuốn sách của mình khác biệt so với các cuốn sách khác hay không?

Tác giả Jimmy Thái: Điều này quý vị thính giả và các bạn đọc có thể nhận ra được rất rõ ràng.

Khi tôi ngồi viết cuốn sách này  lúc nào bên cạnh mình cũng có một cái ghế trống. Vì đó là điều tôi tự nhắc nhở mình: cái ghế trống đó tượng trưng cho một người độc giả đọc cuốn sách. Chiếc ghế được đặt ở đó để luôn nhắc nhở chúng tôi về những độc giả “vô hình”, người ta cầm cuốn sách lên và có quyết định mua cuốn sách này về đọc hay không.

Bây giờ các bạn ra nhà sách coi những tựa đề có chữ "lãnh đạo" hay "chỉ huy" không thiếu,  trên amazon cũng có mấy chục ngàn tựa sách có tựa đề như vậy. Nhưng điều quan trọng nhất đối với tôi là phải viết cuốn sách có một sự trải nghiệm thực tế, chứ không phải là một cuốn sách lý thuyết. 

Tôi nghiên cứu đa số những cuốn sách ngoài thị trường, một nửa là do những giảng viên đại học, nghiên cứu và họ chỉ có những kiến thức rất sách vở, không có những kinh nghiệm lãnh đạo thực tế. Còn một bên nữa gần như là tiểu sử của những người lãnh đạo giỏi, thì họ lại viết về những chuyện quá xa vời đối với những nhà lãnh đạo mà tôi gọi là những nhà lãnh đạo nhỏ, cấp trung. Nên khi viết cuốn sách này bạn đọc mà tôi thật sự muốn hướng vào, là những người quản lý dự án, quản lý cho nhóm và những người đứng đầu các tổ chức thiện nguyện. Đó là sự khác biệt.

Cuốn sách này sẽ dựa theo cách làm thực tế đối với chúng tôi: đó là có một câu chuyện từ những việc làm của mình, kể lại câu chuyện này, và qua câu chuyện đó có được bài học gì có thể chia sẻ lại với các bạn khác, và sẽ cụ thể hóa bằng những hành động.  Tôi viết cuốn sách này dựa theo một cái khung để truyền những kinh nghiệm của mình cho bạn đọc, mỗi bài học sẽ được trình bày dưới dạng Story – Tutorial – Action – Reflection - (viết tắt là  STAR): Câu chuyện – Hướng dẫn – Hành động – Suy ngẫm).

Nếu có câu hỏi gì về lãnh đạo, cuốn sách này có những bài học nhỏ để trả lời cho bạn. Bạn không cần đọc sách từ trang đầu tiên tới trang cuối cùng, vì nó gần như một cuốn cẩm nang về tầm nhìn, có những câu chuyện rất rõ ràng cho bạn đọc. Đó là những bài học thực tế để bạn đọc có thể thấy à mình định làm điều này, nhưng người tác giả này đã cho mình biết là những cái đó mình nên cân nhắc lại...

PV: Theo như tôi biết thì ngay cả những người đọc, người mua cuốn sách này cũng sẽ đóng góp được một phần của mình vào công cuộc xây trường cho các em nhỏ vùng cao, vùng khó khăn của Việt Nam cũng như là nhiều cái nước khó khăn khác do Quỹ của ông thực hiện đúng không?

Tác giả Jimmy Thái: Điều mà các bạn thính giả và các bạn đọc cuốn sách có thể tự hào, là khi mua cuốn sách này, ngoài khả năng học được những bài học về lãnh đạo rất cụ thể của chúng tôi, thì tất cả những số tiền bạn đóng góp sẽ vào Quỹ xây trường của tổ chức BaSF tại Việt Nam. Việc làm nho nhỏ của các bạn khi đọc và mua cuốn sách để giúp đỡ Hội có ý nghĩa rất lớn. Và các bạn đang hỗ trợ chúng tôi trong quá trình xây thêm một trong những điểm trường mới tại Việt Nam và những quốc gia khác trên thế giới.

Bởi vì chữ tiếng Anh tôi dùng là Compassion, và từ này dịch ra tiếng Việt lại có khá nhiều nghĩa. Chúng tôi không chọn “từ bi” của Phật giáo, cũng không chọn “bác ái” của Công giáo, hay “trắc ẩn” thường dùng. Chúng tôi cảm thấy “lòng nhân” thể hiện tốt nhất ý định của mình .

Mục tiêu mà tôi muốn kêu gọi ở đây là lòng nhân ái, lòng nhân từ trong mỗi con người của chúng ta. Cho nên cuối cùng chúng tôi đã thống nhất là dùng chữ “lòng nhân”. Hy vọng các bạn thính giả và tất cả những bạn đọc khi đọc cuốn sách này có thể góp ý kiến với chúng tôi là sử dụng chữ như vậy đã chính xác chưa. Vì thực tế một người sống ở nước ngoài lâu hơn sống ở Việt Nam như tôi thì vốn liếng tiếng Việt của mình cũng rất giới hạn./.

“Một nửa số sách về lãnh đạo được viết bởi các học giả không có kinh nghiệm thực tế về lãnh đạo hơn bất cứ ai khác ngoài các sinh viên trong lớp học của họ. Nửa còn lại là tiểu sử các CEO của Fortune100, những người đã điều hành các doanh nghiệp có doanh thu 100 tỷ đô la - chỉ 16 17 là một phần rất nhỏ dân số thế giới có thể làm được. Do đó, có một khoảng trống cho phần lớn nhà lãnh đạo điều hành các công ty nhỏ, đội nhóm, tổ chức từ thiện – những người không cần các nghiên cứu lý thuyết hay cả chồng luận án nghe có vẻ hàn lâm và khó áp dụng, cũng như không quan tâm tới những câu chuyện sáng chói từ các thương vụ sáp nhập, mua bán hàng tỷ đô la. Họ cần một cái gì đó thực tế, hữu hình và có ích. Đó chính là mục tiêu tôi nhắm tới khi viết cuốn sách này. Đó là những độc giả - nhà lãnh đạo mà tôi muốn hướng tới.”- Jimmy Thái (Cám dỗ, bội phản, lòng nhân) .

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhà cựu ngoại giao Hà Lan tặng Việt Nam 2 bức sơn mài của họa sỹ Phùng Phẩm
Nhà cựu ngoại giao Hà Lan tặng Việt Nam 2 bức sơn mài của họa sỹ Phùng Phẩm

VOV.VN - Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tổ chức lễ tiếp nhận món quà tặng đặc biệt từ bà Ellen Berends - cựu Phó Đại sứ Hà Lan tại Hà Nội.

Nhà cựu ngoại giao Hà Lan tặng Việt Nam 2 bức sơn mài của họa sỹ Phùng Phẩm

Nhà cựu ngoại giao Hà Lan tặng Việt Nam 2 bức sơn mài của họa sỹ Phùng Phẩm

VOV.VN - Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan đã tổ chức lễ tiếp nhận món quà tặng đặc biệt từ bà Ellen Berends - cựu Phó Đại sứ Hà Lan tại Hà Nội.

Những giáo viên kiều bào nặng lòng với Tiếng Việt
Những giáo viên kiều bào nặng lòng với Tiếng Việt

VOV.VN - Dù ở nơi đâu, đối với mỗi người con Việt Nam, tiếng Việt được xem là sợi dây kết nối, gắn kết và gìn giữ mỗi tâm hồn Việt với quê hương.

Những giáo viên kiều bào nặng lòng với Tiếng Việt

Những giáo viên kiều bào nặng lòng với Tiếng Việt

VOV.VN - Dù ở nơi đâu, đối với mỗi người con Việt Nam, tiếng Việt được xem là sợi dây kết nối, gắn kết và gìn giữ mỗi tâm hồn Việt với quê hương.

Thầy giáo Việt với hoài bão gieo tiếng mẹ đẻ trên đất nước Triệu Voi
Thầy giáo Việt với hoài bão gieo tiếng mẹ đẻ trên đất nước Triệu Voi

VOV.VN - Tốt nghiệp đại học, không như nhiều người lựa chọn ở lại quê hương lập nghiệp, thầy giáo trẻ Trương Văn Phương lại quyết định vượt qua mọi khó khăn như ngôn ngữ, văn hóa hay khoảng cách địa lý để mang tiếng mẹ đẻ sang dạy cho con em cộng đồng người Việt ở nước bạn Lào.

Thầy giáo Việt với hoài bão gieo tiếng mẹ đẻ trên đất nước Triệu Voi

Thầy giáo Việt với hoài bão gieo tiếng mẹ đẻ trên đất nước Triệu Voi

VOV.VN - Tốt nghiệp đại học, không như nhiều người lựa chọn ở lại quê hương lập nghiệp, thầy giáo trẻ Trương Văn Phương lại quyết định vượt qua mọi khó khăn như ngôn ngữ, văn hóa hay khoảng cách địa lý để mang tiếng mẹ đẻ sang dạy cho con em cộng đồng người Việt ở nước bạn Lào.

Sôi nổi ngày Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Tài chính Liên bang Nga
Sôi nổi ngày Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Tài chính Liên bang Nga

VOV.VN - Ngày 12/11, trường Đại học Tổng hợp Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga ở thủ đô Moscow đã tổ chức ngày Việt Nam với chủ đề “Nga - Việt Nam: Hôm qua, hôm nay và ngày mai”.

Sôi nổi ngày Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Tài chính Liên bang Nga

Sôi nổi ngày Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Tài chính Liên bang Nga

VOV.VN - Ngày 12/11, trường Đại học Tổng hợp Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga ở thủ đô Moscow đã tổ chức ngày Việt Nam với chủ đề “Nga - Việt Nam: Hôm qua, hôm nay và ngày mai”.

Đoàn Ủy ban về người Việt ở nước ngoài thăm bà con Việt kiều tại Australia
Đoàn Ủy ban về người Việt ở nước ngoài thăm bà con Việt kiều tại Australia

VOV.VN - Đoàn công tác đã chia sẻ với bà con thông tin về đất nước; hoạt động của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là hoạt động tăng cường đoàn kết, bảo tồn văn hóa, tiếng Việt, kết nối, phát huy đội ngũ doanh nhân, trí thức…

Đoàn Ủy ban về người Việt ở nước ngoài thăm bà con Việt kiều tại Australia

Đoàn Ủy ban về người Việt ở nước ngoài thăm bà con Việt kiều tại Australia

VOV.VN - Đoàn công tác đã chia sẻ với bà con thông tin về đất nước; hoạt động của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là hoạt động tăng cường đoàn kết, bảo tồn văn hóa, tiếng Việt, kết nối, phát huy đội ngũ doanh nhân, trí thức…