“Không niềm vui nào bằng được đón Tết tại Việt Nam”

(VOV) - Đó là tâm sự chung của những Việt kiều khi được đón Tết cùng gia đình ở quê hương.

Mỗi độ xuân về, những người con đang sinh sống, làm ăn xa quê đều mong muốn trở về quê hương đón Tết cổ truyền của dân tộc. Với những bà con Việt kiều dù mới xa quê hay đã nhiều năm rồi không được về quê đón Tết cùng gia đình thì trái tim họ luôn hướng về quê hương. 

Vợ chồng ông Nguyễn Quốc Vượng, bà Nguyễn Thanh Tuyền (Việt kiều Australia)

Không thường xuyên được đón Tết ở quê hương, nên năm nay có thể sắp xếp thời gian, công việc để về với gia đình, anh em ở Việt Nam vào đúng dịp Tết âm lịch, vợ chồng ông Nguyễn Quốc Vượng, bà Nguyễn Thanh Tuyền (Việt kiều Australia) không giấu nổi niềm vui: “Không niềm vui nào lớn bằng được sum họp ngày Tết bên cạnh gia đình, họ hàng, bạn bè”.

Ông bà cho biết, ở Úc, họ vẫn thường mua bánh chưng, dưa hấu, nấu các món ăn Việt Nam vào dịp Tết âm lịch, nhưng chỉ khi về Việt Nam, họ mới thực sự cảm thấy có không khí Tết.

Bà Nguyễn Thanh Tuyền chia sẻ: “Ở bên đó, chúng tôi không thể có được không khí đón Tết như ở đây. Nhất là vào những ngày giáp Tết, cảnh mua sắm Tết, dọn dẹp nhà cửa của người dân luôn khiến tôi cảm thấy náo nức”.

Còn ông Vượng tâm sự: “Năm nay, được ăn Tết ở Việt Nam, điều khiến tôi cảm thấy ấm lòng nhất là được sống trên mảnh đất quê hương, được nói câu “Chúc mừng năm mới” và chúc Tết người thân bằng thứ tiếng mẹ đẻ”. 

Ông Trần Bá Phúc

Ông Trần Bá Phúc, người định cư ở Australia hơn 30 năm nay cho biết: “Hàng năm, vào ngày Tết, Đại sứ quán Việt Nam tại Úc vẫn tổ chức đón Tết cổ truyền cho cộng đồng người Việt. Điều đó khiến chúng tôi chưa bao giờ quên đi nguồn gốc và quốc tịch của mình. Đó cũng là dịp để chúng tôi luôn nhớ về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với quê hương”.

Trước đó, trong lần đầu về Việt Nam ăn Tết sau 30 năm, đó là vào năm 2011, nhưng ấn tượng, cảm xúc của ông Phúc lần đó thì ông không thể nào quên. Ông chia sẻ: “Tết Việt Nam rất ấm cúng và mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chỉ ở những món ăn trong mâm cỗ ngày Tết mà còn ở tục thăm hỏi, mừng tuổi, thể hiện tình cảm gia đình, tình cảm hàng xóm, quê hương bền chặt”.  

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Việt kiều tại Đức)

Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (Việt kiều tại Đức) chia sẻ: “Vì công việc, nên đã lâu lắm rồi tôi không có dịp ăn Tết tại quê hương. Nhưng vào ngày Tết truyền thống của Việt Nam, tôi vẫn thường dọn dẹp, trang trí nhà cửa, chuẩn bị những món ăn cổ truyền như xôi, bánh chưng, mua trái cây Việt Nam để thắp hương cúng Giao thừa (vào 18h bên Đức)”. Vì tại Đức, đó vẫn là ngày thường nên bà vẫn đi làm nhưng vào ngày cuối tuần, bà cùng bạn bè tổ chức liên hoan, họp mặt ăn Tết cổ truyền “bù”.

Ông Nguyễn Văn Thái (Việt kiều tại Ba Lan) bồi hồi nhớ lại ngày còn bé, ở Việt Nam, mỗi khi Tết về, ông thường ngồi canh nồi bánh chưng bên gia đình, hay đêm giao thừa thường có tiếng pháo nổ râm ran. Ông cho biết, do đặc thù công việc nên ông thường xuyên đi, về Việt Nam – Ba Lan nên ít khi được ở lại ăn Tết. Dù tiếc nuối, nhưng với ông, được ở Việt Nam vào những ngày giáp Tết, được cảm nhận không khí Tết đã là một niềm hạnh phúc.

Ông chia sẻ: “Tuy không được ăn Tết ở Việt Nam, nhưng khi có cơ hội tôi đều mang Tết quê hương sang Ba Lan. Như năm trước, tôi mang báo Tết, bánh chưng, bánh cốm… sang, vợ con, bạn bè tôi vui lắm. Những thứ ấy, tuy nhỏ bé, nhưng giúp kiều bào chúng tôi cảm thấy như có được không khí Tết quê nhà”. 

Ông Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều tại Canada)

Còn ông Nguyễn Hoài Bắc (Việt kiều tại Canada) cho biết: “Những người con xa xứ như chúng tôi dù đón Tết ở Việt Nam hay ở nước ngoài thì mỗi khi Tết đến, xuân về đều hướng về quê cha đất tổ, vì nơi đó có những người thân sinh ra chúng tôi, có bà con thân thiết. Mặc dù định cư ở nước ngoài, nhưng chúng tôi đều lập bàn thờ gia tiên, thắp nhang vào những ngày lễ, Tết theo phong tục tập quán ở Việt Nam”.

Ông Bắc cho biết: Tết ở nước ngoài cũng rất vui, khi mọi người chúc tụng nhau trong bữa tiệc nhưng chỉ diễn ra trong một ngày. Dư vị Tết cũng không còn nữa vì ngay hôm sau họ lại lao ngay vào công việc. Còn ở Việt Nam, dù sao cũng có 3 ngày để chơi Tết và hưởng không khí Tết, là dịp để mọi người quay quần, đoàn tụ bên nhau, chia sẻ những vui buồn trong một năm qua.  

Do đó, năm nào tôi cũng về Việt Nam ăn Tết từ rất sớm, vì nơi đó tôi có nhà cửa, có cha mẹ, và có những người than ruột thịt, cùng gia đình chuẩn bị đón một năm mới an khang, hạnh phúc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt kiều Thái Lan đón tết Quý Tỵ 2013
Việt kiều Thái Lan đón tết Quý Tỵ 2013

(VOV) -Tối 25/1 gần 2.000 Việt kiều các tỉnh tại Thái Lan đã tập trung đón Tết tại tỉnh Udon Thani, cách Bangkok hơn 500 km về phía Đông Bắc.

Việt kiều Thái Lan đón tết Quý Tỵ 2013

Việt kiều Thái Lan đón tết Quý Tỵ 2013

(VOV) -Tối 25/1 gần 2.000 Việt kiều các tỉnh tại Thái Lan đã tập trung đón Tết tại tỉnh Udon Thani, cách Bangkok hơn 500 km về phía Đông Bắc.

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết
Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

(VOV) - Một cái Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc ngay trên đất Hàn đang dần được hình thành với đủ hương vị của Tết và có cả hoa đào...

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

Đại sứ Việt Nam gói bánh chưng mời Việt kiều đón Tết

(VOV) - Một cái Tết Việt đậm đà bản sắc dân tộc ngay trên đất Hàn đang dần được hình thành với đủ hương vị của Tết và có cả hoa đào...

"Tết sớm" đến với bà con Việt kiều tại Lào
"Tết sớm" đến với bà con Việt kiều tại Lào

(VOV) -Đoàn công tác của Ủy Ban Người Việt Nam ở nước ngoài trong chuyến dừng chân tại Lào đã có một đêm giao lưu đầy ý nghĩa và xúc động

"Tết sớm" đến với bà con Việt kiều tại Lào

"Tết sớm" đến với bà con Việt kiều tại Lào

(VOV) -Đoàn công tác của Ủy Ban Người Việt Nam ở nước ngoài trong chuyến dừng chân tại Lào đã có một đêm giao lưu đầy ý nghĩa và xúc động