Nhà báo hải ngoại với sự nghiệp hòa hợp, hòa giải dân tộc

Những chia sẻ cởi mở của những nhà báo hải ngoại đã gieo vào lòng chúng tôi bao cảm xúc về niềm tin hòa hợp, hòa giải dân tộc...

Tôi có dịp gặp gỡ các nhà báo hải ngoại lần đầu tiên vào tháng 4-2012 trong đoàn công tác ra thăm Trường Sa. Sau này, chúng tôi còn gặp lại nhau một số lần khác ở đất liền nên cũng thêm chút thân quen. Trong những lần ấy, qua những chia sẻ cởi mở của các anh về cuộc sống và công việc ở hải ngoại, đã gieo vào lòng chúng tôi bao cảm xúc về niềm tin hòa hợp, hòa giải dân tộc.

1. Trong số các nhà báo hải ngoại tham gia đoàn công tác số 6 ra thăm Trường Sa, người để lại trong tôi nhiều ấn tượng nhất là nhà báo Etcetera Nguyễn - Tổng thư ký báo Viet Weekly, trụ sở tại quận Cam, bang California. Ở mỗi đảo đến thăm, anh đều nhanh chóng chọn một vị trí để vẽ. Ban đầu chúng tôi rất tò mò, vì hầu như Etcetera dành toàn bộ thời gian cho vẽ, ngay cả khi đang quay phim hoặc chụp ảnh. Sau này khi có dịp gặp lại ở đất liền và đã thân quen hơn, anh tâm sự: Đó là lần đầu tiên anh ra thăm nơi biên cương xa xôi nhất của Tổ quốc và anh nghĩ rằng không gì tốt hơn có thể ghi lại cảm xúc của mình bằng các bức tranh. "Tôi bị thu hút vì trong mắt những người lính hải quân có một ngọn lửa” – anh cho biết. 

Luật sư, nhà báo Đinh Viết Tứ chia sẻ về "lửa nghề” trên đất Mỹ với PV Đại Đoàn Kết, Ảnh (Hồng Phúc)

Nhớ dạo sau chuyến công tác Trường Sa, anh xúc động nói với chúng tôi về ước mơ sẽ thuyết phục thêm nhiều kiều bào ở Mỹ hiểu hơn về đất nước, dân tộc mình bằng những thông tin, hình ảnh chân thực về đất nước. Etcetera nói: Ở hải ngoại, do nhiễu loạn những thông tin không chính thống, thậm chí là xuyên tạc nên một số bà con còn e dè chưa về thăm lại quê hương. Anh muốn những hiện tượng như thế này sẽ không còn nữa và người Việt ở trong nước cũng như người Việt ở hải ngoại sẽ gần với nhau hơn; bà con sẽ về nước đầu tư và làm ăn nhiều hơn;… Một trong những nỗ lực đó là vào năm 2002, nhà báo Etcetera Nguyễn cùng một số đồng nghiệp thành lập tờ báo Viet Weekly, trụ sở tại quận Cam, bang California với phương châm "sự thật và diễn đàn” làm kim chỉ nam hoạt động. Lúc đó, Viet Weekly dường như đã tạo một luồng gió mới trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại và có thời điểm báo phát hành lên tới 45.000 bản mỗi số.

2. Khác với Etcetera Nguyễn, Luật sư, Nhà báo Đinh Viết Tứ có điều kiện về nước thường xuyên hơn vào mỗi dịp lễ Tết thăm thân nhân. Ông có thời gian tham gia bộ đội, sau đó đến năm 1992 thì sang Mỹ định cư cùng gia đình. Có lẽ chính bởi vậy, mỗi lần có mặt tại Sài Gòn ông lại gọi điện cho bạn bè, đồng nghiệp thăm hỏi cho thỏa nỗi nhớ quê hương. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông xúc động kể lại quãng thời gian mới sang Mỹ, dường như đi đâu, làm gì cũng nhớ quê đến quay quắt. Mỗi lần như vậy, ông tìm báo Việt ngữ để nắm bắt tình hình ở Việt Nam nhưng thời ấy cũng chưa có internet để đọc báo mạng nên cũng không thể đọc được trực tiếp các báo trong nước, hoặc chỉ thỉnh thoảng xem trên đài truyền hình, hay nghe đài phát thanh của Mỹ… "Nói chung, việc tiếp cận thông tin chân thực, khách quan về đất nước còn hạn chế lắm. Từ đó, tôi tự dưng trăn trở, là phải làm cách nào đó thông tin có hệ thống, khách quan về đất nước cho cộng đồng người Việt ở bên này” - ông Tứ kể.

Từ những trăn trở này, cùng sự giúp đỡ của bạn bè ở Mỹ, ông Tứ cùng với các đồng nghiệp đã quyết định mua một kênh sóng phát thanh, lấy tên là Đài Tiếng vọng quê hương. Ông bảo: Lúc đó dường như Đài là một "tiếng nói lạ” trong cộng đồng người Việt tại California, nơi vốn còn nhiều bất đồng là một công việc thực sự gian truân. Đài đi vào hoạt động bắt đầu bằng những tin tức từ trong nước. Có những thông tin không đọc được từ báo trong nước, ông Tứ gọi điện thoại trực tiếp cho người thân, bạn bè trong nước để chép lại, đọc trên bản tin. Trong đó, mục bình luận là mục "đắt khách” nhất. Kiều bào phản ánh nhiều ý kiến, trong đó có cả những chính kiến khác nhau, nhưng đa số động viên anh em của Đài. "Tôi còn nhớ bài bình luận đầu tiên có tiêu đề là "Con ngáo ộp”, mà chúng tôi ngụ ý đến việc tuyên truyền nhảm nhí về đất nước của một số cộng đoàn chống Cộng ở hải ngoại, như con ngáo ộp. Sau khi phát bài đó, nhiều đối tượng giấu tên gọi đến đài dọa sẽ kéo đến biểu tình nơi chúng tôi làm việc. Có người còn đưa ông dân biểu địa phương đến điều tra xem chúng tôi có nhận tiền ở trong nước không, nhưng rõ ràng không có gì và Đài của chúng tôi vẫn đứng vững”. Ông Tứ kể lại kỷ niệm một số sinh viên gốc Việt, cũng như du học sinh Việt Nam đang học ở Canada đã viết thư về thăm hỏi những người dẫn chương trình, thư viết tay rất cảm động. "Có bà cụ gặp tôi, hỏi "ông là ông Tứ phải không, tôi phải cám ơn ông, nghe ông nói về quê hương sao tôi thấy mát ruột quá” và bà cứ nhất định cho tôi 50 đô la…” - ông Tứ xúc động.

Qua chia sẻ với những nhà báo hải ngoại yêu nước, chúng tôi càng tin tưởng, tự hào hơn vào chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, bởi công cuộc này đã và đang nhận được ngày càng nhiều sự chia sẻ, chung tay của bà con kiều bào đang làm ăn và sinh sống ở hải ngoại…./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tuổi trẻ kiều bào luôn hướng tới Trường Sa
Tuổi trẻ kiều bào luôn hướng tới Trường Sa

Mỗi bạn trẻ VK có một cách thể hiện khác nhau nhưng họ đều có chung một điểm tựa, niềm tin, một địa chỉ để hướng tới đó là Trường Sa.

Tuổi trẻ kiều bào luôn hướng tới Trường Sa

Tuổi trẻ kiều bào luôn hướng tới Trường Sa

Mỗi bạn trẻ VK có một cách thể hiện khác nhau nhưng họ đều có chung một điểm tựa, niềm tin, một địa chỉ để hướng tới đó là Trường Sa.

Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”
Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”

(VOV) - Ông Nguyễn Trí Dũng, kiều bào tại Nhật Bản đã có những hoạt động hết sức thiết thực đóng góp cho quê hương.

Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”

Người đi gieo mầm “Giấc mơ Việt Nam”

(VOV) - Ông Nguyễn Trí Dũng, kiều bào tại Nhật Bản đã có những hoạt động hết sức thiết thực đóng góp cho quê hương.

Trở về đóng góp cho quê hương
Trở về đóng góp cho quê hương

Hơn 40 năm sống và lập nghiệp tại Nhật Bản, GS. TSKH Đặng Lương Mô luôn có một ước muốn: Trở về Việt Nam để đóng góp cho quê hương.

Trở về đóng góp cho quê hương

Trở về đóng góp cho quê hương

Hơn 40 năm sống và lập nghiệp tại Nhật Bản, GS. TSKH Đặng Lương Mô luôn có một ước muốn: Trở về Việt Nam để đóng góp cho quê hương.

"Chúng tôi tưởng sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam..."
"Chúng tôi tưởng sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam..."

(VOV) - “Khi rời khỏi Việt Nam bằng thuyền, chúng tôi nghĩ sẽ đi luôn, không bao giờ quay trở lại”

"Chúng tôi tưởng sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam..."

"Chúng tôi tưởng sẽ không bao giờ trở lại Việt Nam..."

(VOV) - “Khi rời khỏi Việt Nam bằng thuyền, chúng tôi nghĩ sẽ đi luôn, không bao giờ quay trở lại”

Lợi ích nhân dân và chủ quyền đất nước là tối thượng
Lợi ích nhân dân và chủ quyền đất nước là tối thượng

(VOV) - Ông Nguyễn Hoài Bắc (ảnh), một Việt kiều tại Canada đã đóng góp những ý kiến tâm huyết của mình cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Lợi ích nhân dân và chủ quyền đất nước là tối thượng

Lợi ích nhân dân và chủ quyền đất nước là tối thượng

(VOV) - Ông Nguyễn Hoài Bắc (ảnh), một Việt kiều tại Canada đã đóng góp những ý kiến tâm huyết của mình cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Những tấm lòng hướng về đất mẹ
Những tấm lòng hướng về đất mẹ

(VOV) - Chuyến hành hương về Giỗ tổ năm nay (từ ngày 7 - 12/4) tiếp tục để lại những ấn tượng sâu sắc đối với nhiều bà con kiều bào.

Những tấm lòng hướng về đất mẹ

Những tấm lòng hướng về đất mẹ

(VOV) - Chuyến hành hương về Giỗ tổ năm nay (từ ngày 7 - 12/4) tiếp tục để lại những ấn tượng sâu sắc đối với nhiều bà con kiều bào.

Mong được đóng góp xây dựng đất nước
Mong được đóng góp xây dựng đất nước

(VOV) - Dù sống xa quê hương, song hai từ "Việt Nam" và "Bác Hồ" luôn làm ông Đặng Văn Dũng kiều bào Thái Lan nghẹn ngào mỗi lần nhắc đến.

Mong được đóng góp xây dựng đất nước

Mong được đóng góp xây dựng đất nước

(VOV) - Dù sống xa quê hương, song hai từ "Việt Nam" và "Bác Hồ" luôn làm ông Đặng Văn Dũng kiều bào Thái Lan nghẹn ngào mỗi lần nhắc đến.