Hậu duệ Lý Long Tường vẫn tự hào về “Hoa Sơn tướng quân” chống giặc Mông xâm lược bờ cõi Cao Ly.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp ông Lý Xương Căn năm 1998. - Ảnh: Tư liệu
Hoa Sơn tướng quân
Vua Cao Tông của nước Cao Ly đã tiếp đón vị hoàng tử và đoàn tùy tùng lánh nạn từ Đại Việt sang. Bút đàm bằng chữ Hán đã giúp họ hiểu hoàn cảnh của nhau. Nhà vua cấp cho họ vùng đất ở Ung Tân để làm ăn sinh sống.
Lý Long Tường đã 52 tuổi, ông cùng gia nhân và binh sĩ bắt đầu cuộc sống mới trên xứ người với mọi nghề để sinh sống: vỡ đất, trồng rau, trồng cây, chăn nuôi, đánh cá... Mang nặng niềm thương nhớ cố quốc và ngày khôi phục lại giang sơn họ Lý, ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (binh pháp, võ thuật).
Chẳng bao lâu, quân Mông Cổ trong thế lớn mạnh, đem quân bành trướng sang các nước láng giềng, đến những nước xa xôi tận phía nam như Đại Việt (Việt Nam) và phía đông bắc như Cao Ly. Năm 1232, vua Mông Cổ là Ögedei (Oa Khoát Đài) chia quân hai đường thủy - bộ đánh sang Cao Ly.
Đường bộ, quân Mông Cổ tách làm hai, một cánh đánh thẳng vào kinh đô Khai Kinh, trung tâm nước Cao Ly, và một cánh quân đánh các tỉnh miền tây. Thủy quân Mông Cổ vượt giữa Trung Hoa và Cao Ly, tiến đánh tỉnh Hoàng Hải. Cuộc tấn công này đã bị đẩy lui. Lý Long Tường là một trong những tướng chỉ huy góp công đánh lùi quân Mông Cổ ở tỉnh Hoàng Hải.
Lớn lên khi triều Lý suy vong, triều Trần thay thế, Lý Long Tường đã cùng tôn thất nhà Lý vượt biển sang Cao Ly (nay là Triều Tiên và Hàn Quốc) lánh nạn.
Đến năm 1253, Đại hãn Mông Kha của Mông Cổ cậy binh hùng tướng mạnh lệnh xuất quân xâm lăng Cao Ly lần nữa. Quân Mông Cổ do Đường Cơ chỉ huy tấn công Hoàng Hải bằng cả đường thủy lẫn đường bộ. Lý Long Tường đã dùng binh pháp của Đại Việt huấn luyện cho dân làng và binh sĩ người Cao Ly để chống lại quân Mông Cổ.
Lão tướng Lý Long Tường khi ra trận cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ chống trả quân xâm lăng. Bởi vậy sau này người dân trong vùng gọi ông là Bạch Mã tướng quân, có nghĩa dũng tướng cưỡi ngựa trắng. Lý Long Tường đã cầm cự vững vàng vùng đất này suốt 5 tháng ròng rã cho đến khi quân Mông Cổ phải đầu hàng. Sau chiến công này, vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn tướng quân. Nơi quân Mông đầu hàng gọi là “Thụ hàng môn”. Năm 1711, người Cao Ly dựng một tấm bia ghi công trạng của Lý Long Tường, di tích này hiện nay vẫn còn.
Nhớ về nguồn cội
Cây có cội, nước có nguồn. Dù được vua Cao Tông trọng thị, lập chiến công hiển hách nhưng Hoa Sơn tướng quân vẫn không nguôi nỗi nhớ quê cha đất tổ. Ông cho xây dựng một ngôi đình kiểu Đại Việt để thờ các vị vua Lý và muốn mọi người có một nơi chốn cụ thể để hoài niệm cố hương. Cuối đời, Lý Long Tường hay lên đỉnh núi Quảng Đại, ngồi nhìn về phương nam.
Trải qua mấy trăm năm, các hậu duệ họ Lý ly hương vẫn tìm về quê cha đất tổ. Khi sang miền Nam Việt Nam ngày 6/11/1958, Tổng thống Hàn Quốc lúc bấy giờ là Lý Thừa Vãn đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Thông tin này đã được báo chí Sài Gòn công bố. Và dòng họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc cũng thừa nhận Tổng thống Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của hoàng thân Lý Long Tường.
Trước năm 1975, hậu duệ đời thứ 30 của Lý Long Tường là ông Lý Khánh Huân đã cất công sang Sài Gòn tìm kiếm cội nguồn nhưng đất nước còn chiến tranh, hai miền còn chia cắt cho nên ông chưa thể về được đất tổ ở Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh.
Điều này đã được con trai ông Huân là Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của Lý Long Tường thực hiện. Ngày 18/5/1994, Lý Xương Căn - người họ Lý đầu tiên làm được “sứ mệnh tổ tiên” - đã làm lễ cúng bái tổ tiên ở đền Lý Bát Đế - nơi thờ cúng 8 vị vua nhà Lý - ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh.
Năm 1995, sang Việt Nam dự lễ Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, ông Lý Xương Căn đã được gặp và tặng Tổng bí thư Đỗ Mười tấm liễn có dòng chữ: “Tuy sống nơi xa vạn dặm. Nhưng lòng vẫn luôn hướng về Việt Nam”.
Hậu duệ của dòng họ Lý Long Tường tại Hàn Quốc có nhiều người thành đạt. Ngoài gia đình ông Lý Xương Căn, một hậu duệ khác nổi tiếng tại Seoul là ông Lý Hy Luận (Chủ tịch cộng đồng họ Lý xuất thân từ Hoa Sơn), cựu Tổng giám đốc Tập đoàn xây dựng lớn Booyoung lẫn tham gia Tập đoàn công nghiệp chế tạo Hyundai cũng có nhiều đóng góp xây dựng kinh tế ở Việt Nam./.
“Cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt” - lưu bút của ông Lý Xương Căn (Chủ tịch Ủy ban Người họ Lý gốc Việt ở Hàn Quốc) ghi trong sổ lưu niệm tại đền Lý Bát Đế.
Lớn lên khi triều Lý suy vong, triều Trần thay thế, Lý Long Tường đã cùng tôn thất nhà Lý vượt biển sang Cao Ly (nay là Triều Tiên và Hàn Quốc) lánh nạn.
Lớn lên khi triều Lý suy vong, triều Trần thay thế, Lý Long Tường đã cùng tôn thất nhà Lý vượt biển sang Cao Ly (nay là Triều Tiên và Hàn Quốc) lánh nạn.
Việc trở về Việt Nam lần này, ngoài ý nghĩa tìm về dòng tộc, nguồn cội, các đại diện của dòng họ còn tự thấy mình có trách nhiệm thúc đẩy giao lưu văn hóa, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại quê nhà
Việc trở về Việt Nam lần này, ngoài ý nghĩa tìm về dòng tộc, nguồn cội, các đại diện của dòng họ còn tự thấy mình có trách nhiệm thúc đẩy giao lưu văn hóa, tìm kiếm cơ hội đầu tư tại quê nhà
Năm 1994, hậu duệ đời thứ 26 của Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã mở đầu cuộc trở về Việt Nam của dòng họ Lý Hoa Sơn. Người con Việt ở xứ Hàn nguyện trở về với Tổ quốc góp phần xây dựng quê hương.
Năm 1994, hậu duệ đời thứ 26 của Lý Long Tường là Lý Xương Căn đã mở đầu cuộc trở về Việt Nam của dòng họ Lý Hoa Sơn. Người con Việt ở xứ Hàn nguyện trở về với Tổ quốc góp phần xây dựng quê hương.