Tết đầu tiên bên mẹ của người đàn ông gốc Việt sau 43 năm thất lạc

Sau hơn 40 năm lưu lạc ở Anh, ông Vance McElhinney lần đầu trở về Việt Nam đón Tết với mẹ ruột.

Sáng 10/2, Quy Nhơn hửng nắng sau nhiều ngày âm u. Trong căn nhà số 34 Tôn Thất Đạm, người phụ nữ 67 tuổi nhấp nhỏm dõi mắt về phía cổng.

Bà Lê Thị  Anh chờ đợi người con trai trở về sau 43 năm thất lạc.

43 năm trước, bà Lê Thị Anh lạc mất cậu con trai Nguyễn Thanh Châu trong chiến tranh loạn lạc. Cậu bé Châu là một trong 100 đứa trẻ tại cô nhi viện ở Sài Gòn ngày ấy được đưa từ Việt Nam sang Anh trong Chiến dịch Không vận Mercy của báo Daily Mail.

Thời gian đằng đẵng trôi qua, không ai trong hai người đủ lạc quan để tưởng tượng ra ngày gặp lại khúc ruột bị chia lìa. Bởi vậy trong lần gặp gỡ cách đây nửa năm, vẫn còn những hoài nghi chưa được làm sáng tỏ. Lần này, kết quả ADN đã xác tín sợi dây máu mủ giữa hai mẹ con.

Người phụ nữ khó nhọc lê đôi chân khấp khiểng đi ra khi con trai bước xuống từ chiếc ôtô. "Hello mom", câu nói đầu tiên mà Châu cất lên đã khiến những giọt nước mắt bà Anh rơi xuống. Hai mẹ con ôm nhau giữa cuộc trò chuyện bị ngắt quãng bởi người phiên dịch.

Cuộc chia lìa gần nửa thế kỷ đã khiến hai người không thể nói cùng một ngôn ngữ. "Mẹ không muốn bỏ rơi con", bà Anh phân trần với người con trai mà bà đã phải rời xa khi mới 9 tháng tuổi.

Tìm về với mẹ

Năm 1975, biến cố xảy ra khi bà Anh bị tai nạn, phải nằm viện hơn 2 tháng trời. Ngày nào người nhà cũng mang Châu vào nhà thương cho bú mẹ. Vào cái ngày bố mẹ bà Anh mất, chồng bà cũng bỏ đi. Chiến tranh loạn lạc, gia đình phải gửi tạm Châu vào cô nhi viện, chờ mẹ khỏe lại sẽ vào đón. Các xơ sau đó đưa Châu về Sài Gòn để an toàn hơn mà không hỏi ý kiến bà Anh. Khi người phụ nữ đến Sài Gòn tìm con thì Châu đã đặt chân tới Anh. Không còn chút thông tin nào, người mẹ ấy mang theo mối bận lòng suốt hàng chục năm mòn mỏi.

9 tháng tuổi, Châu khi ấy còn quá bé để nhớ được tên mà mà cha mẹ đặt cho anh. Trong suốt 43 năm sau đó, tên anh là Vance McElhinney, là con trai của ông bà Cyril - Liz McElhiney và là một công dân của Bắc Ireland. Số phận đã cho anh một danh tính khác, nhưng kể cả khi anh có tin vào số phận, điều ấy cũng không lấp đầy trong Vance một khoảng trống: tên tôi là gì?

Ngày cha mẹ nuôi lần đầu tiên gặp Vance tại Heathrow, chỉ còn mình anh là đứa trẻ Việt duy nhất chưa được nhận nuôi. Nhưng đó không phải lần cuối cùng trong đời Vance ở trong tình cảnh của một người cô độc. Từ năm 10 tuổi, Vance đã nhận ra sự khác biệt của mình với anh em trong nhà và bạn bè cùng trang lứa. Anh cảm nhận rõ sự lạc lõng của một đứa trẻ da màu khi chung sống trong một cộng đồng khác biệt về nguồn cội.

"Gia đình đã làm tất cả vì tôi, nếu tôi không được cha mẹ nhận nuôi có lẽ tôi không còn sống nữa, nhưng trong trái tim tôi luôn nghĩ về một nơi khác, nơi đó thuộc về những người ruột thịt của tôi ở Việt Nam", anh nói.

Vance (tóc đen, phía sau) cùng bố mẹ nuôi và anh em ở Bắc Ireland. Ảnh: SWNS

Tất cả những gì Vance có về quê hương của mình là một tấm ảnh nhỏ với dòng chữ nguệch ngoạc: "Tan Van Nguyen". Anh quyết định tìm đến Dự án A Place To Call Home (Nơi gọi là nhà) của Đài BBC Bắc Ireland để tìm kiếm thông tin. Chương trình phát sóng, Vance nhận được nhiều tin nhắn, nhiều cuộc điện thoại tự xưng là bố mẹ của anh. Trong số ấy, có thông tin từ một người phụ nữ tên là Hương (sau này anh mới biết Hương là em họ, con cậu ruột của anh). Hương gửi cho anh bức ảnh của bố mẹ và những thông tin ngày nhỏ của Vance ở Quy Nhơn.

Vance nhận ra mình trong khuôn mặt của cha mẹ ở từng bức ảnh. Đó là lần đầu tiên trong đời anh thấy hạnh phúc vì mình "trông giống ai đó". Vance từng không dám tin người thân còn sống, nhưng giờ đây, anh muốn trở về, dòng máu trong huyết quản nói rằng anh phải tìm về nơi mình được sinh ra.

Từ thông tin của người em trai, bà Anh biết rằng con mình còn sống. Bà đã khóc khi nghe con mình trả lời phỏng vấn trên Đài BBC Bắc Ireland.

"Châu nói nó bị tổn thương vì nghĩ mình là trẻ mồ côi, nó tủi khổ vì bị bạn bè cùng trang lứa bắt nạt khi sống ở nước ngoài", bà kể lại.

"Ngày đầu gặp nhau, trong ánh mắt của Vance là hận thù, là tủi nhục. Vance đã hằn học hỏi tôi 'Sao bà sinh ra tôi lại bỏ rơi tôi?'. Hơn 40 năm qua nghĩ về Châu tôi chỉ biết khóc, và tôi cũng chỉ biết khóc khi nghe con mình hỏi câu đó. Đó là Châu, con trai tôi, nhưng số phận cũng gọi nó là Vance McElhinney".

Bà đã gọi cho Vance hàng trăm cuộc điện thoại, cũng tìm cách để hai mẹ con gặp gỡ. Từ một người chẳng biết gì về công nghệ, bà đã cố mò mẫm tìm cách cài Facebook, học tiếng Anh để có thể giao tiếp với con.

"Nó nói thì tôi không hiểu mấy nhưng hai mẹ con gặp nhau là vui rồi. 43 năm qua, trong tôi là một nỗi niềm thương nhớ con trai. Chưa phút giây nào tôi thôi tìm kiếm", bà Anh nghẹn ngào. "Tôi đi từ Quy Nhơn và Sài Gòn ra Hà Nội, nhờ nhiều người, tìm kiếm nhiều nơi nhưng không nghe tin con. Tôi luôn hy vọng con tôi còn sống, tôi luôn mong chờ ngày con trở về".

Cái Tết đầu tiên

Vance McElhinney - Nguyễn Thanh Châu và mẹ Lê Thị Anh bịn rịn ngày gặp lại.

 

Gặp lại con lần đầu tiên sau khi có kết quả xét nghiệm AND chính thức gần đây, bà Anh ôm chầm lấy Vance, nói điều mà suốt mấy chục năm qua anh chờ đợi, rằng tên mẹ đặt cho anh là Nguyễn Thanh Châu.

Thế rồi bà lấy ra từng bức ảnh của con hồi nhỏ, kể con nghe những kỷ niệm thuở bé. Nhìn vào bức ảnh đang giữ con từ phía sau, Vance hỏi mẹ đang làm gì. "Mẹ giữ con để chụp hình, mẹ đang trêu cho con cười đó". Vance quá đỗi ngạc nhiên, bởi mẹ anh có rất nhiều kỷ niệm, hình ảnh của anh, một thế giới mà anh nghĩ mình chỉ có được trong mơ. 

Căn nhà số 34 hôm ấy có nhiều người thân cùng chờ đợi được gặp lại cậu bé Châu. Cậu ruột Lê Kim Sương dẫn cháu trai đi lên căn phòng mà gia đình đã dọn sẵn dành cho anh. Mợ Sáu Nữ chuẩn bị bánh ngọt, nước cho cháu trai. Tràn ngập trong ngôi nhà là niềm vui, là nỗi bịn rịn nhớ nhung đang dần được lấp đầy.

Năm nay sẽ là cái Tết đầu tiên của Vance ở nơi chôn rau cắt rốn, dưới cái tên Châu.

"Tôi vui chứ, hạnh phúc chứ. Tôi có một gia đình yêu thương tôi ở Bắc Ireland, tôi tìm lại được gia đình ở Việt Nam", anh nói.

"Tôi sẽ đón Tết cùng mẹ và họ hàng ở Quy Nhơn. Tôi sẽ cùng mẹ về quê thắp nén nhang cho ông bà, nấu những món ăn cổ truyền Việt Nam. Tôi là đầu bếp mà, có thể nấu không giỏi nhưng tôi đã học cách gói bánh chưng. Tôi cũng chuẩn bị áo dài để cùng mẹ đi du xuân", người đàn ông 43 tuổi nói trong niềm hạnh phúc vào cái Tết đầu tiên anh được là người Việt Nam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiều bào Việt Nam tại Thái Lan tổ chức đón Tết cổ truyền
Kiều bào Việt Nam tại Thái Lan tổ chức đón Tết cổ truyền

VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Hải Bằng gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới toàn thể bà con kiều bào.

Kiều bào Việt Nam tại Thái Lan tổ chức đón Tết cổ truyền

Kiều bào Việt Nam tại Thái Lan tổ chức đón Tết cổ truyền

VOV.VN - Đại sứ Nguyễn Hải Bằng gửi lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới toàn thể bà con kiều bào.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ bà con kiều bào tại Ấn Độ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ bà con kiều bào tại Ấn Độ

VOV.VN - Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào tại Ấn Độ yêu thương, đoàn kết, đóng góp vào quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ bà con kiều bào tại Ấn Độ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ bà con kiều bào tại Ấn Độ

VOV.VN - Thủ tướng mong muốn bà con kiều bào tại Ấn Độ yêu thương, đoàn kết, đóng góp vào quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Kiều bào ở Berlin hào hứng gói bánh chưng cúng ông Công ông Táo
Kiều bào ở Berlin hào hứng gói bánh chưng cúng ông Công ông Táo

VOV.VN - Hơn 300 chiếc bánh phục vụ cho ngày 23 tháng chạp đã hoàn thành, ánh lửa hồng đã nổi, mùi bánh chưng thơm nồng...

Kiều bào ở Berlin hào hứng gói bánh chưng cúng ông Công ông Táo

Kiều bào ở Berlin hào hứng gói bánh chưng cúng ông Công ông Táo

VOV.VN - Hơn 300 chiếc bánh phục vụ cho ngày 23 tháng chạp đã hoàn thành, ánh lửa hồng đã nổi, mùi bánh chưng thơm nồng...

Kiều bào về nước: Đi thật xa để trở về
Kiều bào về nước: Đi thật xa để trở về

VOV.VN - Bà con kiều bào, dù ra đi bằng cách này hay cách khác thì đa phần trong số họ vẫn đau đáu hướng về quê hương, xứ sở.

Kiều bào về nước: Đi thật xa để trở về

Kiều bào về nước: Đi thật xa để trở về

VOV.VN - Bà con kiều bào, dù ra đi bằng cách này hay cách khác thì đa phần trong số họ vẫn đau đáu hướng về quê hương, xứ sở.