10 thiết kế kiến trúc mang tính đột phá của Shigeru Ban

VOV.VN - Shigeru Ban là kiến trúc sư nổi tiếng trong việc sử dụng khéo léo vật liệu nhẹ, độc đáo và thân thiện với môi trường - đặc biệt là giấy và tre.

Nhà thờ Cardboard
Shigeru Ban đã thiết kế nhà thờ Cardboard sau khi nhà thờ này bị tàn phá bởi trận động đất vào năm 2011. Nhà thờ được xây dựng bằng vật liệu ván lợp giấy, có thể chứa được 700 người và có tuổi thọ lên tới 50 năm.
Trung tâm nghệ thuật Pompidou-Metz (Pháp)
Trung tâm Pompidou-Metz là một phần mở rộng của trung tâm nghệ thuật Pompidou của Paris. Mái nhà nhấp nhô của nó được lắp ráp từ những khối lục giác được lấy cảm hứng từ một chiếc mũ của Trung Quốc mà Shigeru Ban tìm thấy.
Nhà tường rèm ở Tokyo, Nhật Bản
Một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng nhất của Ban, căn nhà Curtain Wall House là một bước ngoặt hiện đại trong thiết kế truyền thống của Nhật Bản. Mành rèm cuộn cao hai tầng bao quanh ngôi nhà như một cái kén, có thể được mở hoặc đóng, dường như không có ngăn cách giữa nội thất và ngoại thất.
 Cây cầu trên sông Gardon, Pháp
Trong một thiết kế kiến trúc khác về khả năng kết cấu của giấy, Shigeru Ban đã biến đổi ống carton và vật liệu nhựa tái chế thành một cây cầu bắc qua sông Gardon ở miền nam nước Pháp. Kiệt tác được tạo ra từ 281 ống carton đủ chắc chắn để chịu được sức nặng của 20 người mỗi lần.
Nhà thờ giấy ở Kobe, Nhật Bản
Sau trận động đất Hanshin năm 1995 nhà thờ Takatori ở Kobe bị phá huỷ, ông Ban đã thiết kế một nhà thờ bằng các ống giấy tạm thời. Mười năm sau, nhà thờ giấy đã được phân chia và tặng lại cho một cộng đồng Công giáo ở Đài Loan.
Nhà ở tạm thời Onagawa Container ở Onagawa, Nhật Bản
Một trận động đất mạnh đã tàn phá thị trấn Onagawa của Nhật Bản vào năm 2011, Shigeru Ban đã nhanh chóng thiết kế và lắp đặt nhà tạm trú từ các ống giấy và các container vận chuyển. Thiết kế nhẹ, giá cả phải chăng và sạch sẽ là những gì ngôi nhà này mang lại.
Sau trận động đất và sóng thần năm 2011 tại Nhật Bản, Ban đã thiết kế hệ thống nơi ở, được phân chia giấy cung cấp sự riêng tư trong các khu trú ẩn khẩn cấp hiện có. Được chế tạo từ ống giấy, tấm vải trắng và chân an toàn, những phân vùng này được thực hiện bởi sự đóng góp từ khắp nơi trên thế giới.
Tòa nhà văn phòng Tamedia tại Zurich, Thụy Sĩ
Được xây dựng cho công ty truyền thông Thụy Sĩ Tamedia ở Zurich, toà nhà văn phòng này được tạo ra từ các dầm gỗ lồng vào nhau mà không cần tới mối nối và keo kim loại. Cấu trúc gỗ đẹp với mặt tiền bằng kính mang đến ánh sáng cho toà nhà.
Dự án Kirinda sau cơn bão Tsunami ở Kirinda, Sri Lanka
Năm 2004, ông Ban đã thiết kế 100 căn nhà nhỏ cho những người dân Sri Lanka bị mất hết nhà cửa do một cơn sóng thần ở Kirinda. Những căn nhà nhỏ bé được xây dựng từ gạch đất và gỗ cao su có nguồn gốc địa phương.
Biệt thự ở Sengokubara ở Kanagawa, Nhật Bản
Biệt thự tại Sengokubara là một căn nhà bằng gỗ tối giản bao quanh một khoảng sân nhỏ hình thoi. Giống như các tác phẩm kiến trúc khác, Ban tạo ra sự chuyển tiếp gần như liền mạch giữa không gian nội thất và ngoại thất.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

20 toà nhà đáng kinh ngạc, thách thức các quy luật vật lý
20 toà nhà đáng kinh ngạc, thách thức các quy luật vật lý

VOV.VN - Những sáng tạo kiến trúc đáng kinh ngạc này rất độc đáo, đôi khi rất khó nói. Từ sàn đến trần nhà đều rất khác lạ, thách thức tất cả các quy luật.

20 toà nhà đáng kinh ngạc, thách thức các quy luật vật lý

20 toà nhà đáng kinh ngạc, thách thức các quy luật vật lý

VOV.VN - Những sáng tạo kiến trúc đáng kinh ngạc này rất độc đáo, đôi khi rất khó nói. Từ sàn đến trần nhà đều rất khác lạ, thách thức tất cả các quy luật.

10 kiệt tác kiến trúc lạ thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên
10 kiệt tác kiến trúc lạ thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên

VOV.VN - Hãy chiêm ngưỡng những tòa nhà tuyệt vời và sáng tạo được lấy cảm hứng từ thiên nhiên.

10 kiệt tác kiến trúc lạ thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên

10 kiệt tác kiến trúc lạ thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên

VOV.VN - Hãy chiêm ngưỡng những tòa nhà tuyệt vời và sáng tạo được lấy cảm hứng từ thiên nhiên.