Phó Thủ tướng: Muốn sáp nhập huyện, xã phải lấy ý kiến nhân dân

VOV.VN - Phó Thủ tướng lưu ý hình thức lấy ý kiến như thế nào sẽ tính toán nhưng phải đảm bảo thực chất, phản ảnh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân chứ không theo kiểu “đại cử tri”.

Không sắp xếp kiểu cơ học, máy móc

Phát biểu kết luận tại Hội nghị toàn quốc góp ý dự thảo đề án tổng thể sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã đến năm 2021 diễn ra sáng 9/8, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh, có đủ cơ sở chính trị và pháp lý để xây dựng đề án này khi đã có nghị quyết của Trung ương, kế hoạch của Bộ Chính trị, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng như kế hoạch của Chính phủ. 

Căn cứ 2 tiêu chí diện tích tự nhiên và dân số sẽ có 16 đơn vị hành chính cấp huyện, 637 đơn vị cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí trên sẽ phải bắt buộc xem xét sắp xếp từ nay đến 2021. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, địa phương nào mở rộng thêm số lượng cấp huyện, xã phải sáp nhập thì cũng được khuyến khích.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã không phải cơ học, máy móc

Cũng theo Phó Thủ tướng, căn cứ diện tích, dân số chỉ là điều kiện ban đầu đưa ra xem xét. Đơn vị hành chính hình thành từ nhiều yếu tố, do đó cần xem xét các yếu tố khác nữa để tránh ảnh hưởng phát triển kinh tế, trật tự an ninh và khối đại đoàn kết. Việc xem xét tuỳ theo điều kiện và đặc thù riêng của địa phương, không cơ học, máy móc.

Dẫn ví dụ khó có thể nói do quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) diện tích không đạt mà sáp nhập vào quận khác, ông Trương Hoà Bình lưu ý có đơn vị hành chính không đạt kiện 2 yếu tố trên nhưng có các yếu tố khác thì cần cân nhắc.

“Quan điểm chỉ đạo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã là để tinh gọn bộ máy, giảm biên chế nhưng phải đảm bảo kế thừa, ổn định, tạo thuận lợi quản lý nhà nước nhưng bảo đảm an ninh chính trị. Do đó, Bộ Nội vụ xem xét bổ sung thêm tiêu chí cho phù hợp, không máy móc. 16 huyện và 637 xã không đủ 2 tiêu chí chỉ mới là con số thống kê, còn khi xây dựng và thực hiện đề án, khi tính toán kỹ thì con số có thể khác” – Phó Thủ tướng nói.

Phải được sự đồng thuận

Nhấn mạnh Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính phải lấy ý kiến nhân dân và khi có trên 50% tổng số cử tri trên địa bàn đồng ý thì mới trình cấp có thẩm quyền xem xét, Phó Thủ tướng lưu ý hình thức lấy ý kiến như thế nào sẽ tính toán nhưng phải đảm bảo thực chất, phản ảnh đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân chứ không theo kiểu “đại cử tri”.

Liên quan vấn đề nhấn sự, việc tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính đồng nghĩa sẽ có dôi dư số lượng cán bộ nhất định. Do đó, theo Phó Thủ tướng, cần nghiên cứu trong sắp xếp cán bộ cũng như có chính sách phù hợp.

“Có chế độ chính sách chứ không phải “vắt chanh bỏ vỏ” hay trọn gói một số tiền là xong. Với số nhân sự này có thể tiếp tục vận động người ta tham gia vào củng cố hệ thống chính trị cơ sở” – ông Trương Hoà Bình lưu ý và nhấn mạnh công tác tuyên truyền, vận động phải thực hiện tốt để tạo sự đồng thuận cao.

Ông Trương Văn Lắm – Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM cho biết, đối chiếu tiêu chí đặt ra thì có khoảng 50% đơn vị hành chính cấp huyện và 70% đơn vị hành chính cấp xã của địa phương này phải sắp xếp theo đề án.

“Sắp xếp không chỉ vì càng tinh gọn, càng tinh giản càng tốt mà để đơn vị hành chính phù hợp về điều kiện địa lý, kinh tế xã hội, phát triển tốt trong thời gian tới” – ông Lắm nêu quan điểm. Bởi lẽ, vì thực tiễn TPHCM có rất nhiều đơn vị hành chính so về tiêu chí diện tích tự nhiên thì hầu như không đạt nhưng số dân lại rất lớn.

Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM cũng đồng quan điểm cho rằng đơn vị không đủ 2 tiêu chí thì xem xét sắp xếp trước nhưng không cứng nhắc để tạo sự ổn định và đồng bộ khi tiến hành sắp xếp cả huyện, xã, thôn, tránh gây phiền hà cho người dân vì liên quan đến mọi giấy tờ.

Nhấn mạnh thời gian theo lộ trình đề án là không còn dài, ông Trương Văn Lắm đề nghị vừa hết sức khẩn trương song nên có bước đặt ra tiêu chí quy định để định hướng, từ đó địa phương có quy hoạch đơn vị hành chính. Bởi có đơn vị hành chính không đủ tiêu chí nhưng cần tính toán phục vụ yêu cầu phát triển

“Ví dụ một xã bên cạnh đô thị đạt 2 tiêu chí nhưng nếu thấy cần nhập vào đô thị để phát triển thì cũng nên tính toán. Do đó, quy hoạch làm nền tảng để sắp xếp với mục tiêu ổn định lâu dài” – ông Lắm nêu ý kiến./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”
Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, đề xuất hợp nhất sở ngành sẽ là cuộc cách mạng thực sự, thay đổi từ nhận thức đến hành động.

Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

Sáp nhập một số sở, ngành: Đừng ngại “vừa đá bóng, vừa thổi còi”

VOV.VN - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc cho rằng, đề xuất hợp nhất sở ngành sẽ là cuộc cách mạng thực sự, thay đổi từ nhận thức đến hành động.

Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?
Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?

VOV.VN - Ông Bùi Sĩ Lợi: Sáp nhập sở là công việc đụng chạm đến con người, tổ chức, bộ máy và lợi ích của cán bộ công chức 

Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?

Sáp nhập sở, ngành: Giải quyết dôi dư lãnh đạo như thế nào?

VOV.VN - Ông Bùi Sĩ Lợi: Sáp nhập sở là công việc đụng chạm đến con người, tổ chức, bộ máy và lợi ích của cán bộ công chức 

Bộ Nội vụ: Có thể sáp nhập hàng trăm huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn
Bộ Nội vụ: Có thể sáp nhập hàng trăm huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn

VOV.VN - Dựa vào tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, hiện nay có 259 huyện, 6.191 xã trong cả nước chưa đạt 50% tiêu chuẩn.

Bộ Nội vụ: Có thể sáp nhập hàng trăm huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn

Bộ Nội vụ: Có thể sáp nhập hàng trăm huyện, xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn

VOV.VN - Dựa vào tiêu chuẩn diện tích tự nhiên và quy mô dân số, hiện nay có 259 huyện, 6.191 xã trong cả nước chưa đạt 50% tiêu chuẩn.

Sáp nhập huyện, xã: “3 bí thư còn 1, xử lý thế nào vô cùng khó!“
Sáp nhập huyện, xã: “3 bí thư còn 1, xử lý thế nào vô cùng khó!“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: "3 bí thư chỉ còn 1 bí thư, 3 chủ tịch giờ còn 1 chủ tịch thì xử lý thế nào, vô cùng khó!”.

Sáp nhập huyện, xã: “3 bí thư còn 1, xử lý thế nào vô cùng khó!“

Sáp nhập huyện, xã: “3 bí thư còn 1, xử lý thế nào vô cùng khó!“

VOV.VN - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh: "3 bí thư chỉ còn 1 bí thư, 3 chủ tịch giờ còn 1 chủ tịch thì xử lý thế nào, vô cùng khó!”.