Thanh Hóa giảm 1600 thôn: Không đơn giản là những con số báo cáo

VOV.VN - Cần tính đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước sau khi sáp nhập, chứ không phải bằng những con số báo cáo.

Như chúng tôi đã đề cập ở bài trước, đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa đã sáp nhập và giảm được gần 1600 thôn, bản, tổ dân phố. Việc sáp nhập này đã tiết kiệm được khoảng 360 tỷ đồng mỗi năm cho ngân sách địa phương. Thế nhưng, về lâu dài, việc đánh giá hiệu quả không nằm ở số lượng định tính mà quan trọng hơn là chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn vậy tỉnh Thanh Hóa cần chú trọng đội ngũ cán bộ không chuyên trách, gắn với thực tiễn cơ sở chứ không đơn thuần là những con số báo cáo. 

Ông Đỗ Ngọc Hùng, ở phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn là 1 trong số 7 cán bộ ở phường này đang kiêm nhiệm 1 lúc nhiều chức danh gồm: Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường, Bí thư, Tổ trưởng dân phố... Tổ dân phố Phú Khang, nơi ông Hùng đang đảm nhiệm chức Bí thư đồng thời là Tổ trưởng tổ dân phố có 1080 nhân khẩu, được sáp nhập từ 2 thôn, lượng công việc khá nhiều, bên cạnh uy tín, thì vai trò, trách nhiệm cũng cao trong chỉ đạo, điều hành. Ông Hùng cho biết, những năm trước, quan niệm về cán bộ không chuyên trách là làm cho vui, nhưng bây giờ trách nhiệm nặng nề.

"Phải sắp xếp công việc rất khoa học mới hoàn thành được, liên tục phải có kế hoạch và thể hiện năng lực của mình trước đảng, trước nhân dân, không lẫn lộn 2 chức danh của mình, khi anh làm việc bên đảng, bên chính quyền khiến người kiêm nhiệm phải cố gắng mới hoàn thành được", ông Hùng chia sẻ.

Một buổi đối thoại với dân ở phường Quảng Vinh, thành phố Sầm Sơn- Thanh Hóa

Kiêm nhiệm cùng lúc 4 chức danh, vừa là Bí thư, kiêm trưởng thôn, tổ dân phố, quản lý hàng nghìn người dân, nhưng phụ cấp mà cán bộ không chuyên trách nhận được rất bèo bọt. Ông Lê Đức Chanh, Bí thư thôn Ngọc Sơn, xã miền núi Lương Sơn, huyện Thường Xuân là một điển hình. Công việc tất bật, nhưng phụ cấp mỗi tháng ông nhận chưa được 2 triệu đồng. Ông bảo, nói là nhiều chức, oách thật, nhưng “không có bột sao gột nên hồ”.

"Thực tế là có cả ngày chủ nhật cũng không được ở nhà với vợ, việc nhiều xử lý công văn trên đưa xuống, trong bản có việc gì cũng phải xuất hiện, dân cần giải quyết việc gì là mình phải có mặt. Thấy trách nhiệm, nghĩa vụ cao hơn, nhiệm vụ được đảng, nhà nước và nhân dân giao phó nặng nề hơn. Công việc đúng thực tế là rộng, đông người nên cũng mệt mỏi. Nếu được cũng muốn nâng mức trợ cấp lên nữa, vì hiện nay là hơi thấp", vị cán bộ này thành thực.

Từ việc tiêm phòng, ma chay, cưới hỏi, hay dịch bệnh sâu rầy… tất tần tật chủ trương, chính sách từ trung ương, tỉnh, huyện, xã, đều phải qua tay Bí thư, Trưởng thôn, để truyền đạt đến người dân. Nói về số tiền trợ cấp, nhiều người chia sẻ rằng, họ làm là vì dân tín nhiệm, trách nhiệm với làng nước chứ nếu vì số tiền trợ cấp thì không ai làm, vì quá bèo bọt.

Huyện miền núi Thường Xuân, Thanh Hóa

Về vấn đề phụ cấp sau sáp nhập, bà Nguyễn Thị Hương, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Hà Trung nêu quan điểm: "Người ta đi làm với các chức danh đó nhưng mà thu nhập không tương xứng với công việc được giao. Nếu như có 20 chức danh chuyên trách cấp xã mà bố trí 20 người làm việc thì đương nhiên là phải chi lương ngân sách cho 20 người đó mà làm chưa hết công suất được, thì bây giờ 20 chức danh đó nhưng chỉ cần 12 người, giảm số người làm việc mà nâng mức thù lao hàng tháng cho người ta lên thì rõ ràng là hiệu quả công việc và người ta sẽ gắn bó và làm việc với trách nhiệm hơn".

Khối lượng công việc nhiều, tuy nhiên, chế độ phụ cấp thấp chưa đảm bảo đời sống kinh tế cho những người làm kiêm nhiệm dẫn đến việc khó thu hút người có trình độ, năng lực. Về lâu dài sẽ rất khó cho việc tâm huyết trong điều hành của đội ngũ cán bộ này. Đặt vấn đề về việc Thanh Hóa sáp nhập đã giảm được gần 10 nghìn cán bộ không chuyên trách, tương đương khoảng 360 tỷ đồng phụ cấp từ ngân sách nhà nước hàng năm, ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, sẽ cân nhắc sử dụng tiền tiết kiệm được từ sáp nhập để chi trả cho cán bộ.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

"Sau sáp nhập, chúng tôi đã ban hành chính sách cho cán bộ dôi dư để giải quyết cho các đồng chí; số cán bộ còn công tác thì chúng tôi ban hành cơ chế chính sách để hỗ trợ cho số cán bộ này. Số tiền 360 tỷ đó không phải chúng tôi cắt rồi bỏ đi đâu cả mà tiếp tục lấy 360 tỷ đó giải quyết cho đối tượng cán bộ đang tiếp tục đảm trách công việc thì như vậy nó tinh gọn và hoạt động sẽ tốt hơn nhiều", ông Chiến cho biết.

Sáp nhập, tinh giản là việc lớn, hệ trọng, cần có lộ trình, đó là trách nhiệm của những người làm công tác tổ chức, chính sách, chứ không phải xuề xòa “cứ làm đi rồi tính”. Bởi lẻ, sau sáp nhập thôn, xóm, năm 2019 tỉnh Thanh Hóa sẽ sắp xếp đối với 66 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 26 huyện, thị xã, thành phố. Điều này cho thấy quyết tâm của tỉnh trong việc tinh gọn bộ máy, nhưng quan trọng hơn là cần tính đến hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước sau khi sáp nhập, chứ không phải bằng những con số báo cáo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sáp nhập một số Sở, Ban thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu để tinh gọn bộ máy
Sáp nhập một số Sở, Ban thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu để tinh gọn bộ máy

VOV.VN - Sau khi sắp xếp bộ máy tinh gọn, UBND tỉnh Bạc Liêu còn 16 đơn vị trực thuộc, giảm được 3 cơ quan chuyên môn.

Sáp nhập một số Sở, Ban thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu để tinh gọn bộ máy

Sáp nhập một số Sở, Ban thuộc UBND tỉnh Bạc Liêu để tinh gọn bộ máy

VOV.VN - Sau khi sắp xếp bộ máy tinh gọn, UBND tỉnh Bạc Liêu còn 16 đơn vị trực thuộc, giảm được 3 cơ quan chuyên môn.

Yên Bái sáp nhập văn phòng các ban Đảng về Văn phòng Tỉnh ủy
Yên Bái sáp nhập văn phòng các ban Đảng về Văn phòng Tỉnh ủy

VOV.VN - Việc Yên Bái sáp nhập văn phòng các ban Đảng về Văn phòng Tỉnh ủy đã giảm được 10 đơn vị phòng.

Yên Bái sáp nhập văn phòng các ban Đảng về Văn phòng Tỉnh ủy

Yên Bái sáp nhập văn phòng các ban Đảng về Văn phòng Tỉnh ủy

VOV.VN - Việc Yên Bái sáp nhập văn phòng các ban Đảng về Văn phòng Tỉnh ủy đã giảm được 10 đơn vị phòng.

Sau 3 năm sáp nhập: Thanh Hóa đã giảm gần 1.600 thôn
Sau 3 năm sáp nhập: Thanh Hóa đã giảm gần 1.600 thôn

VOV.VN - Sau khi sáp nhập, quy mô thôn, bản, tổ dân phố lớn hơn, người đứng đầu không đơn thuần là người "đánh kẻng, gõ chiêng", gác cổng làng như trước.

Sau 3 năm sáp nhập: Thanh Hóa đã giảm gần 1.600 thôn

Sau 3 năm sáp nhập: Thanh Hóa đã giảm gần 1.600 thôn

VOV.VN - Sau khi sáp nhập, quy mô thôn, bản, tổ dân phố lớn hơn, người đứng đầu không đơn thuần là người "đánh kẻng, gõ chiêng", gác cổng làng như trước.

Sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố: Cơ hội tăng thu nhập cho cán bộ
Sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố: Cơ hội tăng thu nhập cho cán bộ

VOV.VN - Tinh giản lại hệ thống theo hướng hiệu lực, hiệu quả thì những người trực tiếp làm cũng có cơ hội tăng thu nhập.

Sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố: Cơ hội tăng thu nhập cho cán bộ

Sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố: Cơ hội tăng thu nhập cho cán bộ

VOV.VN - Tinh giản lại hệ thống theo hướng hiệu lực, hiệu quả thì những người trực tiếp làm cũng có cơ hội tăng thu nhập.

Sáp nhập huyện, xã: Ngăn “tranh thủ” bầu bán, giảm dần cấp phó dôi dư
Sáp nhập huyện, xã: Ngăn “tranh thủ” bầu bán, giảm dần cấp phó dôi dư

VOV.VN - Ở những nơi tiến hành sắp xếp cấp huyện, xã tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm và tuyển dụng cán bộ. Số phó dôi dư sẽ có lộ trình giảm dần theo quy định.

Sáp nhập huyện, xã: Ngăn “tranh thủ” bầu bán, giảm dần cấp phó dôi dư

Sáp nhập huyện, xã: Ngăn “tranh thủ” bầu bán, giảm dần cấp phó dôi dư

VOV.VN - Ở những nơi tiến hành sắp xếp cấp huyện, xã tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm và tuyển dụng cán bộ. Số phó dôi dư sẽ có lộ trình giảm dần theo quy định.

"Sáp nhập huyện xã, khó khăn nhất là sắp xếp nhân sự"
"Sáp nhập huyện xã, khó khăn nhất là sắp xếp nhân sự"

Sáp nhập huyện, xã, khó khăn nhất là khâu sắp xếp nhân sự, vì đụng đến con người, nếu đủ tuổi và đang công tác cũng không thể gom cơ học được.

"Sáp nhập huyện xã, khó khăn nhất là sắp xếp nhân sự"

"Sáp nhập huyện xã, khó khăn nhất là sắp xếp nhân sự"

Sáp nhập huyện, xã, khó khăn nhất là khâu sắp xếp nhân sự, vì đụng đến con người, nếu đủ tuổi và đang công tác cũng không thể gom cơ học được.