8 vụ triệu hồi xe hơi đáng xấu hổ nhất

VOV.VN - Từ chiếc cốp Ferrari bị kẹt đến cụm nhãn hiệu xe Honda gắn sai chỗ,... hàng loạt các lý do “trời ơi đất hỡi” khiến các nhà sản xuất ô tô phải triệu hồi hàng trăm nghìn chiếc xe.

Thông báo triệu hồi xe có thể được nhà sản xuất ô tô đưa ra vì nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là một lỗi lớn liên quan đến an toàn như khi Ford triệu hồi các mẫu xe Pinto vào những năm 1970 vì chúng dễ dàng bốc cháy khi bị đâm từ phía sau; hay đôi khi là vấn đề tưởng chừng như không gây nguy hiểm như việc Ford phải triệu hồi chiếc Granada 1978 do đèn xi nhan không nhấp nháy đúng màu.

Việc triệu hồi xe vẫn luôn mang lại tổn thất rất lớn, dù là phía nhà sản xuất chủ động hay bị buộc làm theo yêu cầu của cơ quan an toàn đường bộ quốc gia Mỹ (NHTSA). Chính vì thế, khi những “chiến mã” bốn bánh bị triệu hồi vì lý do ngớ ngẩn, câu chuyện sẽ trở nên thật đáng xấu hổ. Sau đây là danh sách 8 cuộc triệu hồi ô tô kỳ lạ nhất từ trước đến nay:

1011113.jpg

1. Đài radio không thể điều chỉnh của Mazda

Một đợt triệu hồi xe Mazda ngay trong năm 2022 đã diễn ra, điều đặc biệt là nó chỉ áp dụng với một địa điểm cụ thể: Những chiếc xe được sản xuất từ năm 2014 đến 2017 ở khu vực Seattle thuộc tiểu bang Washington (Mỹ).

Người chủ sở hữu đột nhiên phát hiện ra mình không thể đổi kênh radio từ tần số 94.9 FM ngay cả khi họ đã dò đài hoặc màn hình thông tin giải trí liên tục khởi động lại. Vấn đề được truy ngược lại đài radio của chi nhánh NPR vì đã gửi đi một tệp hình ảnh không có phần mở rộng. Hệ thống lẽ ra phải bỏ qua những tệp như vậy để xác định loại tệp nhưng lại cố gắng mở nó, khiến cho hệ thống rơi vào một vòng lặp khởi động không hồi kết. 

2. Vít đèn pha của “siêu bò” Lamborghini

Đầu năm 2021, Lamborghini đã có một vụ triệu hồi ngớ ngẩn khi 4.796 chiếc Huracan được bán ra mà không có nắp đậy trên ốc vít điều chỉnh đèn pha. Lamborghini nhận ra rằng đã xảy ra lỗi và vít điều chỉnh ngang không tuân thủ Tiêu chuẩn An toàn Liên bang.

Thương hiệu đã thông báo cho NHTSA và nộp đơn yêu cầu "Lỗi vi phạm không nghiêm trọng”. Sau đó vào tháng 3/2021 và tháng 2/2022, NHTSA từ chối đơn yêu cầu và buộc triệu hồi. Nhưng không thể phủ nhận rằng khách hàng có thể tự điều chỉnh đèn pha của mình, vì vậy mà cơ quan chức năng phải mất tới hai năm để Lamborghini bắt đầu thi hành lệnh triệu hồi.

3. Cốp xe Ferrari 458 bị kẹt 

Ở Mỹ có quy định yêu cầu mọi chiếc xe bán ra đều phải có nắp khoang để đồ và kể từ năm 2022, chúng phải có phần tay cầm phát sáng trong bóng tối. Tất nhiên, những yêu cầu như vậy đều có đủ lý do chính đáng và hoàn toàn không ngu ngốc bởi chúng đã giúp mọi người có cơ hội thoát khỏi những vụ bắt cóc.

Tuy nhiên, thật không may cho chiếc Ferrari được sản xuất năm 2014 khi nhà sản xuất đã phải triệu hồi 3.000 chiếc trên thị trường Mỹ vì nắp cốp “có thể không mở ra khi xe đứng yên”.

4. Cần gạt nước lỏng lẻo của Ford

Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện cơ giới, rủi ro đến từ chứng chiếc cần gạt nước trên kính chắn gió xe ô tô thường không được chú ý, bởi tính đơn giản trong cấu tạo, những chiếc cần gạt nước hiếm khi không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Về mặt cơ học, chúng đơn giản và không hoạt động thường xuyên.

Tuy nhiên, vấn đề sản xuất từ một nhà cung cấp linh kiện cho Ford đã dẫn đến việc thu hồi vào tháng 4/2022, ảnh hưởng tới hơn 600.000 xe tải và SUV. Theo thông tin triệu hồi, "các miếng chèn lõi của dụng cụ gạt nước bị mòn tại khâu sản xuất dẫn đến chiều cao răng spline không đủ, điều này có thể khiến bộ phận gắn cánh tay bị đứt khi được sử dụng với một số động cơ gạt nước có mô-men xoắn cao hơn". Ford cho biết cần gạt nước có thể hỏng mà không bị đứt hoàn toàn, nhưng điều đó sẽ tạo nên tiếng xấu cho hãng.

5. Lỗi không dừng đèn đỏ của Tesla

Danh sách này không theo thứ tự cụ thể nào, nhưng đây chính là lần triệu hồi ngớ ngẩn nhất. Tesla, với sự kiêu ngạo của mình, đã tung ra một bản cập nhật cho phép những chiếc ô tô không có tính năng Tự lái có thể hoàn toàn tự lái và thực hiện một cơ chế được gọi là “dừng lăn bánh”.

Cụ thể, cơ chế này cho phép các chiếc xe từ từ lăn bánh qua biển báo dừng, khu vực đèn đỏ nếu không phát hiện thấy vật thể chuyển động nào và tất nhiên, đây là một lý do chính đáng để được nhận vé phạt từ cảnh sát.

Đúng vậy, hãng xe có trị giá lớn thứ hai thế giới đã thêm một tính năng để phương tiện giao thông gắn logo Tesla có thể thực hiện hành động bất hợp pháp trên đường và sau đó đã phải triệu hồi gần 54.000 chiếc xe để gỡ tính năng này. Thêm nữa, tính năng “dừng lăn bánh” được triển khai trên tất cả các mẫu xe Tesla có cài đặt FSD beta.

6. Lắp nhầm nắp bình dầu phanh và sai hướng dẫn sử dụng trên chiếc Ford EcoSport

Nhắc đến việc tuân thủ các quy tắc, có một số điểm khác biệt nhỏ giữa những chiếc ô tô theo tiêu chuẩn châu Âu và Bắc Mỹ. Ví dụ, tuy các nắp bình dầu phanh mặc dù giống hệt nhau về hình thức và chức năng nhưng lại cần phải có hướng dẫn, cảnh báo về dầu phanh khác nhau. Khi những chiếc xe xuất phát từ cùng một nhà máy được phân phối ở nhiều châu lục, sự nhầm lẫn có thể xảy ra.

Một ví dụ cụ thể cho sự nhầm lẫn như vậy là khi 273 chiếc Ford EcoSport đã đến Mỹ với những chiếc nắp bình dầu không đúng quy cách. Theo NHTSA, "nếu không có cảnh báo đúng, chủ xe có thể bị nhầm lẫn bởi nắp bình dầu theo tiêu chuẩn châu Âu và có thể đổ nhầm dầu phanh với loại dầu phanh thay thế không chính xác, không biết cách làm sạch nắp hoặc không đổ đầy từ thùng kín. Bất kỳ lỗi nào trong số này đều có thể ảnh hưởng đến hiệu suất phanh, làm tăng nguy cơ va chạm". Bên cạnh đó, một số chiếc xe cũng được xuất xưởng với sách hướng dẫn sử dụng phiên bản châu Âu. 

7. Tên nhãn hiệu của Honda Odyssey

NHTSA không phải lúc nào cũng đưa ra nguyên nhân cho tất cả các cuộc triệu hồi xe; một số tự nguyện giải quyết các vấn đề hoặc chỉ vì thương hiệu quan tâm đến khách hàng và danh tiếng lâu dài của mình. Trong trường hợp này, một số mẫu Honda Odyssey rời nhà máy với cụm tên nhãn hiệu được dán nhầm ở phía bên trái của cửa cốp xe.

Honda đã gửi thông báo tới các đại lý để khắc phục kèm một lá thư cho khách hàng vào năm 2013, trong đó viết: "Vị trí của tên thương hiệu có thể cho thấy rằng chiếc xe đã từng được sửa chữa sau khi va chạm. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị của chiếc xe khi bán lại". Honda đã khắc phục vấn đề, thoạt nhìn có vẻ hài hước, nhưng trên thực tế, đây là một dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt dù chỉ là vấn đề mà ít khách hàng có thể nhận thấy cho đến tận sau này.

8. Chevrolet Sonic không có má phanh

General Motors đã triệu hồi 4.296 mẫu Chevrolet Sonic để kiểm tra má phanh bị thiếu vào năm 2011. Việc General Motors triệu hồi xe không phải là bất thường, nhưng phần "kiểm tra má phanh bị thiếu" lại khiến nó trở thành sự cố nực cười. Điều này cho thấy rằng chủ sở hữu của những chiếc Sonic có thể không nhận thấy rằng hệ thống phanh của họ hoạt động một cách bất thường. Vấn đề được phát hiện khi một đội xe cho thuê Sonic được đưa đến để bảo dưỡng. Cụ thể, các má phanh có thể đã bị thiếu vì chúng không được cố định vào một cụm linh kiện phụ đúng cách. Các miếng đệm rơi ra trong thùng vận chuyển và không được chú ý khi dỡ hàng.

Vấn đề được phát hiện khi một đội xe cho thuê Sonic được đưa đến để bảo dưỡng. Cụ thể, các má phanh có thể đã bị thiếu vì chúng không được cố định vào một cụm linh kiện phụ đúng cách. Các miếng đệm rơi ra trong thùng vận chuyển và không được chú ý khi dỡ hàng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đức triệu hồi xe điện của Tesla do lỗi phần mềm
Đức triệu hồi xe điện của Tesla do lỗi phần mềm

VOV.VN - Mới đây, Cơ quan quản lý giao thông đường bộ của Đức cho biết đang triệu hồi các mẫu xe ô tô điện Tesla Y và Model 3 của hãng xe điện Reuters do lỗi từ hệ thống gọi hỗ trợ khẩn cấp tự động.

Đức triệu hồi xe điện của Tesla do lỗi phần mềm

Đức triệu hồi xe điện của Tesla do lỗi phần mềm

VOV.VN - Mới đây, Cơ quan quản lý giao thông đường bộ của Đức cho biết đang triệu hồi các mẫu xe ô tô điện Tesla Y và Model 3 của hãng xe điện Reuters do lỗi từ hệ thống gọi hỗ trợ khẩn cấp tự động.

Hàng loạt xe sang Mercedes và Audi phải triệu hồi xe tại Việt Nam
Hàng loạt xe sang Mercedes và Audi phải triệu hồi xe tại Việt Nam

VOV.VN - Hàng chục chiếc SUV của Mercedes-Benz và Audi A8 tại Việt Nam sẽ phải phải triệu hồi do bộ trợ lực phanh gặp vấn đề và nguy cơ chết máy bởi lưới lọc dầu bị tắc nghẽn.

Hàng loạt xe sang Mercedes và Audi phải triệu hồi xe tại Việt Nam

Hàng loạt xe sang Mercedes và Audi phải triệu hồi xe tại Việt Nam

VOV.VN - Hàng chục chiếc SUV của Mercedes-Benz và Audi A8 tại Việt Nam sẽ phải phải triệu hồi do bộ trợ lực phanh gặp vấn đề và nguy cơ chết máy bởi lưới lọc dầu bị tắc nghẽn.

Triệu hồi 144 xe SUV của Mercedes-Benz tại Việt Nam do lỗi hệ thống điện
Triệu hồi 144 xe SUV của Mercedes-Benz tại Việt Nam do lỗi hệ thống điện

VOV.VN - 144 xe SUV của thương hiệu Mercedes-Benz tại thị trường Việt Nam để khắc phục lỗi liên quan tới hệ thống điện.

Triệu hồi 144 xe SUV của Mercedes-Benz tại Việt Nam do lỗi hệ thống điện

Triệu hồi 144 xe SUV của Mercedes-Benz tại Việt Nam do lỗi hệ thống điện

VOV.VN - 144 xe SUV của thương hiệu Mercedes-Benz tại thị trường Việt Nam để khắc phục lỗi liên quan tới hệ thống điện.