Chery – Chủ quản của OMODA & JAECOO hướng đến trở thành Tập đoàn Công nghệ

VOV.VN - Chery - một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu Trung Quốc, với doanh số xuất khẩu số 1 trong 22 năm liên tiếp. Gần đây đã công bố thành lập liên doanh cùng tập đoàn Geleximco - một tập đoàn đa ngành uy tín tại Việt Nam để sản xuất và phân phối các dòng xe OMODA & JAECOO - 2 thương hiệu thuộc tập đoàn Chery.

Theo kế hoạch, liên doanh này sẽ cho ra mắt 2 mẫu xe OMODA C5 & JAECOO J7 lần lượt vào cuối quý 3 và đầu quý 4 năm nay.

Giống như những tập đoàn ô tô Trung Quốc khác, xuất phát điểm của Chery cũng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về công nghệ. Tuy nhiên, trải qua quá trình hợp tác, tiếp thu công nghệ từ khi liên doanh với Jaguar Land Rover (JLR) - nhà sản xuất ô tô đa quốc gia danh tiếng của Anh, Chery đã có bước chuyển mình vươn lên làm chủ công nghệ nhờ đầu tư mạnh mẽ vào chiến lược V-Shape. Chiến lược này được Chery thiết lập hệ thống quy trình phát triển hình chữ V từ thị trường đến thị trường, rút ​​ngắn đáng kể chu kỳ phát triển sản phẩm. Đồng thời, Chery cũng đã khẳng định vị thế của mình trong ngành ô tô bằng việc đầu tư xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển khung gầm xe, và chính Jaguar Land Rover cũng dự kiến sẽ sử dụng khung gầm do Chery trong thời gian tới.

Đặc biệt, Chery đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu nhu cầu khách hàng bằng việc tập trung vào công tác quản trị bán hàng. Từ khảo sát nhu cầu khách hàng, thiết kế, phát triển sản phẩm theo khung nhu cầu và cuối cùng là kiểm tra, đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm, để từ đó có những điều chỉnh chính sách bán hàng cho phù hợp và đáp ứng tốt nhất xu hướng thị trường.

Chery đã tung ra chiến lược công nghệ tương lai "Yaoguang 2025” và ra mắt những thành tựu công nghệ tiên tiến cũng như những định hướng phát triển ô tô trong tương lai. "Yaoguang 2025” của bao gồm 4 lĩnh vực cốt lõi là Kiến trúc sao Hỏa, Năng lượng Kunpeng, Công nghệ Lion và Hệ sinh thái thiên hà. Dựa trên cơ sở này, Chery Automobile sẽ xây dựng 13 hệ thống công nghệ cốt lõi bao gồm nền tảng phương tiện, lái xe thông minh và điện khí hóa.

Trong đó, Hệ sinh thái thiên hà (Galaxy Ecology) là sự tích hợp internet vào các sản phẩm dựa theo thói quen sử dụng ô tô của người dùng, nhằm cung cấp cho người dùng một phương tiện thông minh và hữu ích hơn. Hệ sinh thái này được xây dựng theo mô hình "1+3+N" tự trị và có thể kiểm soát. Trong đó "1" đại diện cho Chery, "3" đại diện cho công nghệ ô tô, bao gồm nền tảng đám mây, dữ liệu thông minh và nâng cấp thông minh và "N" là một nền tảng sinh thái được thiết kế với trung tâm là người dùng, có khả năng đồng sáng tạo, cải tiến liên tục và phát triển toàn cầu.

Sự đổi mới công nghệ của Chery ngày càng khẳng định sự làm chủ về công nghệ cũng như chuyển mình trở thành Tập đoàn Công nghệ. Chery đã tập trung vào tái cấu trúc quy trình hệ thống và đổi mới công nghệ, phát triển năng lượng mới, kết nối thông minh, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Chery hiện đang có 20.000 chuyên gia nghiên cứu và phát triển (R&D), 5 trung tâm R&D và hơn 300 phòng nghiên cứu và thử nghiệm trải rộng khắp thế giới.

Chery đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 14,25 tỷ USD trong 5 năm tới để nâng cao lợi thế cạnh tranh trong các lĩnh vực như điện khí hóa và tính năng cabin thông minh. Quy trình ứng dụng công nghệ vào sản phẩm của Chery không chỉ bao gồm các lĩnh vực như công nghệ lõi truyền thống và công nghệ CASE (Kết nối, Tự động, Chia sẻ và Điện) mà còn bao gồm nhiều khía cạnh như hệ thống cơ bản, công nghệ tiên tiến, nền tảng chia sẻ, nền kinh tế kỹ thuật số, chuỗi giá trị và hệ sinh thái.

Chưa hết, hãng còn tham gia thị trường Robot thông minh. Chery và AiMoga đã hợp tác để tạo ra một robot sử dụng trí tuệ nhân tạo dưới dạng con người, tên gọi là Mornine. Vai trò của Morine khá đa dạng gồm giới thiệu các sản phẩm Chery đến khách hàng, cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng trong quá trình mua sắm. Có thể nói, Morine đang làm rất tốt vai trò của mình khi đã tạo được ấn tượng sâu sắc về thương hiệu Chery trong lòng khách hàng.

Ngoài ra, Tập đoàn Chery còn mở rộng phát triển lĩnh vực đóng tàu và sản xuất máy bay tự động.

Với danh hiệu “Hãng xe xuất khẩu số 1” của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, cùng tư duy chiến lược công nghệ và tầm nhìn hướng tới tương lai năng lượng mới và phát triển hệ sinh thái xanh bền vững, Chery đang ngày càng khẳng định vị thế vững vàng của trong công nghệ mình trên trường quốc tế.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chery Tiggo 8 Series thu hút 500.000 người dùng trên toàn cầu như thế nào?
Chery Tiggo 8 Series thu hút 500.000 người dùng trên toàn cầu như thế nào?

VOV.VN - Thành tích này đồng nghĩa với việc Tiggo 8 đã trở thành mẫu SUV đạt doanh số 500.000 xe nhanh nhất của các thương hiệu xe Trung Quốc, cho thấy sự “bứt tốc” của thương hiệu Chery trong thời gian qua .

Chery Tiggo 8 Series thu hút 500.000 người dùng trên toàn cầu như thế nào?

Chery Tiggo 8 Series thu hút 500.000 người dùng trên toàn cầu như thế nào?

VOV.VN - Thành tích này đồng nghĩa với việc Tiggo 8 đã trở thành mẫu SUV đạt doanh số 500.000 xe nhanh nhất của các thương hiệu xe Trung Quốc, cho thấy sự “bứt tốc” của thương hiệu Chery trong thời gian qua .

Xe Hybrid đang dần được người Việt ưa chuộng
Xe Hybrid đang dần được người Việt ưa chuộng

VOV.VN - Cùng với ô tô chạy bằng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu hay xe thuần điện, ô tô hybrid ngày càng được người Việt ưa chuộng và chọn mua ngày càng nhiều. Trong nửa đầu năm 2024 người Việt đã mua sắm gần 3.500 ô tô hybrid, trong tổng số gần 160.000 ô tô mới bán ra thị trường, doanh số tăng tới gần 50%.

Xe Hybrid đang dần được người Việt ưa chuộng

Xe Hybrid đang dần được người Việt ưa chuộng

VOV.VN - Cùng với ô tô chạy bằng động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu hay xe thuần điện, ô tô hybrid ngày càng được người Việt ưa chuộng và chọn mua ngày càng nhiều. Trong nửa đầu năm 2024 người Việt đã mua sắm gần 3.500 ô tô hybrid, trong tổng số gần 160.000 ô tô mới bán ra thị trường, doanh số tăng tới gần 50%.

Đề xuất không giảm lệ phí trước bạ ô tô, doanh số cuối năm đi đâu về đâu?
Đề xuất không giảm lệ phí trước bạ ô tô, doanh số cuối năm đi đâu về đâu?

VOV.VN - Tháng 6/2024, ô tô lắp ráp trong nước đã tăng doanh số để đón “sóng” chính sách giảm lệ phí trước bạ; tổng doanh số ô tô bán ra tăng 3% so với tháng trước và 12% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó doanh số xe lắp ráp trong nước tăng 8% so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô không được thông qua thì liệu có ảnh hưởng đến doanh số?

Đề xuất không giảm lệ phí trước bạ ô tô, doanh số cuối năm đi đâu về đâu?

Đề xuất không giảm lệ phí trước bạ ô tô, doanh số cuối năm đi đâu về đâu?

VOV.VN - Tháng 6/2024, ô tô lắp ráp trong nước đã tăng doanh số để đón “sóng” chính sách giảm lệ phí trước bạ; tổng doanh số ô tô bán ra tăng 3% so với tháng trước và 12% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó doanh số xe lắp ráp trong nước tăng 8% so với tháng trước. Tuy nhiên, nếu chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô không được thông qua thì liệu có ảnh hưởng đến doanh số?