Thiếu chip, hàng loạt hãng ô tô Việt Nam trễ lịch giao xe cho khách

Tình trạng thiếu hụt linh kiện, chủ yếu là chíp bán dẫn đang khiến hàng loạt thương hiệu ô tô lớn trong nước gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất. Nhiều hãng thông báo sẽ phải giao xe trễ tới 1-2 tháng.

Nhiều hãng xe đứt nguồn linh kiện, công bố giao xe trễ

Ngành công nghiệp ô tô thế giới đã và đang bị ảnh hưởng khá nặng nề bởi tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn toàn cầu, bởi một chiếc ô tô cần từ 50 đến 150 chíp bán dẫn, điều hành mọi tính năng từ quản lý động cơ, định vị vệ tinh dẫn đường, cho tới hệ thống phanh khẩn cấp. Các loại chíp bán dẫn được sử dụng rộng rãi trên ô tô, từ theo dõi động cơ, quản lý hệ thống lái cho tới cảm biến, hệ thống giải trí...

Khủng hoảng thiếu hụt linh kiện bán dẫn buộc nhiều công ty phải cắt giảm sản lượng, thậm chí dừng sản xuất một vài mẫu xe.

Cũng như ở các nước trên thế giới, tại Việt Nam hiện nay, hàng loạt thương hiệu lớn, trong đó có Toyota, Kia, Mitsubishi, Mercedes-Benz, Suzuki... bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Các hãng xe cũng đã chính thức thông báo tình trạng chậm trễ nhất định trong hoạt động sản xuất, đặt - giao xe... trong thời gian tới.

Mới nhất, hai hãng xe Mitsubishi Việt Nam và Suzuki Việt Nam đều đã thông báo cho các đại lý về việc chậm giao xe do việc thiếu hụt nguồn cung chíp bán dẫn và một số linh kiện điện tử.

Trong đó, xe Mitsubishi Việt Nam cho biết, phải sau 20 ngày làm việc mới có thể tiếp tục giao xe cho nhà phân phối để bán cho người tiêu dùng. Các mẫu xe chậm giao có Mitsubishi Xpander, Outlander (lắp ráp trong nước) và Attrage (nhập khẩu từ Thái Lan). Ước tính, các đơn hàng trong nước đã đặt xe Mitsubishi từ giữa tháng 4 phải chờ đến cuối tháng 5, đầu tháng 6 mới có thể nhận xe.

Tương tự, xe Suzuki XL7 và Ertiga vấp tình trạng nguồn nhập khẩu bị hạn chế trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 7/2021 do nhà máy Suzuki tại Indonesia buộc phải cắt giảm sản xuất trong bối cảnh thiếu hụt linh kiện.

Suzuki Việt Nam cho biết, nguyên nhân khiến nhà máy của Suzuki tại Indonesia cắt giảm sản xuất là do thiếu linh kiện. Trong khi đó, vào đầu tháng 4/2021 tờ Jakarta Post đưa tin nhà sản xuất ô tô PT Suzuki Indomobil Motor đã phải tạm dừng sản xuất từ 13 đến 24/4 tại ba nhà máy ở Cakung (Đông Jakarta), Cikarang (Bekasi) và Tambun (Tây Java).

Cũng theo Suzuki Việt Nam, dự kiến số lượng xe XL7 và Ertiga nhập khẩu trong ba tháng tới đây (từ tháng 5 đến 7/2021) sẽ bị hạn chế. Cộng với việc "giảm gánh nặng tài chính cho các đại lý có nhiều tồn kho", hãng xe Nhật Bản cho biết sẽ phân bổ nguồn xe nhập khẩu trong tháng 5 tới đây dựa theo đơn hàng và số lượng tồn kho của mỗi đại lý (Suzuki không cho biết cụ thể là tồn kho mẫu xe nào, xe du lịch hay xe tải).

Tình trạng thiếu hụt linh kiện, thậm chí gián đoạn giao xe cũng xảy ra với các thương hiệu phổ biến khác tại Việt Nam như Kia, Toyota. Hai mẫu xe hot Kia Seltos và Toyota Corolla Cross đến nay vẫn đang hiếm hàng và tăng giá tại các đại lý. Khách hàng đặt cọc hai mẫu xe này đều phải đợi 1-2 tháng mới có thể nhận xe. 

Đối với phân khúc xe sang gặp khó khăn do thiếu linh kiện bán dẫn còn đáng kể hơn rất nhiều. Trưởng phòng kinh doanh một đại lý Mercedes-Benz xác nhận thời gian đặt hàng các mẫu xe nhập khẩu của thương hiệu hạng sang nước Đức đang chậm và dự kiến sẽ bị kéo dài thêm đáng kể.

"Tình trạng thiếu xe giao vẫn diễn ra. Các mẫu xe nhập khẩu hầu như đều bị "delay" 1-2 tháng so với trước", vị này cho biết.

Trong tuần qua, cả Honda, Ford và BMW đều phát đi thông điệp quan ngại về tình trạng ngày càng xấu đi khi thiếu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu.

Lo ngại xe hot hiếm hàng, bán bia kèm lạc

Theo giới chuyên gia về lĩnh vực sản xuất ô tô tại Việt Nam nhận định, tình trạng thiếu hụt phụ tùng, đặc biệt là chip bán dẫn sẽ còn kéo dài tới hết năm nay, thậm chí sang tới năm 2022. Điều này ít nhiều sẽ  tác động đến hoạt động kinh doanh của các đại lý, hãng xe trong thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên, anh Nguyễn Mạnh Tiến, trưởng phòng kinh doanh một đại lý Toyota ở Hà Nội cho biết: "Do tác động từ đại dịch Covid-19 khiến cho hoạt động sản xuất và cung ứng linh kiện trên toàn cầu của các hãng bị ảnh hưởng rất lớn. Điều này gây ra nhiều khó khăn, thách thức từ khâu đặt hàng, nhập khẩu linh kiện cho đến quá trình vận chuyển về Việt Nam để tiến hành sản xuất".

Kế hoạch sản xuất, giao xe cho khách bị gián đoạn phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến "target" doanh số, gây ra xáo trộn về thứ hạng cạnh tranh của hãng trong từng tháng, quý, thậm chí là cả năm 2021. Người tiêu dùng nên chuẩn bị tinh thần cho tình trạng giá các mẫu xe hot đang hiếm hàng có thể tăng nhẹ, thời gian giao xe kéo dài, xe bán "bia kèm lạc" cũng có thể xảy ra".

Anh Vĩnh Nam, chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh ô tô cũng cho rằng: "Ngành công nghiệp ô tô nói chung còn gặp tình trạng khan hiếm container, chi phí vận tải gia tăng, chi phí nhân công tăng cũng phần nào tạo thêm sức ép lên thị trường xe trong giai đoạn hiện nay. Kéo theo đó, giá các mẫu xe hot, khan hàng cũng có thể tăng trong thời gian tới".

Bên cạnh những tác động đối với hoạt động kinh doanh, việc thiếu hụt chíp bán dẫn và linh kiện còn tác động tới cả kế hoạch vận hành trong năm 2021 của một số thương hiệu tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Cụ thể tại Việt Nam, đại diện nhà phân phối Subaru ở thị trường trong nước xác nhận đã phải tạm hoãn kế hoạch ra mắt thêm mẫu xe mới trong năm nay do khó đảm bảo nguồn cung từ Nhật Bản và Thái Lan.

Trước đó, tình trạng khó khăn này kéo dài cũng buộc hầu hết các hãng ô tô trên thế giới phải giảm sản lượng như Volkswagen của Đức đã thông báo rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng ở Trung Quốc, Bắc Mỹ và Châu Âu. Nissan cũng đã cắt giảm sản lượng tương ứng 5.000 chiếc xe chủ lực của mình là Note. Toyota đã quyết định giảm sản xuất xe bán tải Tundra tại nhà máy ở Texas. Honda cũng đã quyết định giảm sản lượng xe Fit đi 4.000 chiếc tại một nhà máy ở tỉnh Mie của Nhật Bản…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức
Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức

VOV.VN - Ford và Volkswagen là 2 trong nhiều hãng xe trên thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn vì vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn do nhu cầu chip ngày một tăng cao.

Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức

Thiếu hụt chip Ford cắt giảm sản xuất tại Đức

VOV.VN - Ford và Volkswagen là 2 trong nhiều hãng xe trên thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn vì vấn đề thiếu hụt chất bán dẫn do nhu cầu chip ngày một tăng cao.

Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu
Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu

VOV.VN - Nghành công nghiệp ô tô đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.

Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu

Ngành công nghiệp ô tô thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu

VOV.VN - Nghành công nghiệp ô tô đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu.

Jaguar Land Rover tạm dừng sản xuất do thiếu hụt chất bán dẫn
Jaguar Land Rover tạm dừng sản xuất do thiếu hụt chất bán dẫn

VOV.VN - Jaguar Land Rover (JLR) sẽ tạm thời dừng sản xuất tại các nhà máy Halewood và Castle Bromwich (Anh). Việc đình chỉ sản xuất dự kiến sẽ kéo dài 1 tuần do những khó khăn liên quan đến việc mua chip.

Jaguar Land Rover tạm dừng sản xuất do thiếu hụt chất bán dẫn

Jaguar Land Rover tạm dừng sản xuất do thiếu hụt chất bán dẫn

VOV.VN - Jaguar Land Rover (JLR) sẽ tạm thời dừng sản xuất tại các nhà máy Halewood và Castle Bromwich (Anh). Việc đình chỉ sản xuất dự kiến sẽ kéo dài 1 tuần do những khó khăn liên quan đến việc mua chip.

Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19
Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu dành cho chất bán dẫn tăng quá cao, tác động mạnh đến thị trường ô tô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19

Thiếu chất bán dẫn, ngành công nghiệp ô tô thêm lao đao trong đại dịch Covid-19

VOV.VN - Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu dành cho chất bán dẫn tăng quá cao, tác động mạnh đến thị trường ô tô toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.

Mazda có thể cắt giảm sản xuất vì thiếu nguồn cung chất bán dẫn
Mazda có thể cắt giảm sản xuất vì thiếu nguồn cung chất bán dẫn

VOV.VN - Mazda có thể phải cắt giảm sản lượng toàn cầu đi 34.000 xe trong tháng 2 và tháng 3/2021 do thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu

Mazda có thể cắt giảm sản xuất vì thiếu nguồn cung chất bán dẫn

Mazda có thể cắt giảm sản xuất vì thiếu nguồn cung chất bán dẫn

VOV.VN - Mazda có thể phải cắt giảm sản lượng toàn cầu đi 34.000 xe trong tháng 2 và tháng 3/2021 do thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu