Đầu năm lái xe du xuân cần lưu ý điều gì để an toàn?

VOV.VN - Để có một chuyến đi du xuân đầu năm được an toàn bằng phương tiện cá nhân, thì bạn nên chuẩn bị tốt về mặt sức khỏe, tinh thần và phương tiện...

Tìm hiểu lộ trình trước khi khởi hành

Năm nay, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên nhiều địa điểm du lịch, thăm quan hay đền chùa không mở cửa, vì vậy, trước khi khởi hành bạn cần tìm hiểu xem địa điểm mình dự định đến đã đón khách hay chưa? Để tránh việc đến nơi lại phải quay về.

Ngoài ra, hiện dịch Covid-19 vẫn phức tạp nên khi đi du xuân đầu năm, mọi người cũng nên tìm hiểu địa điểm mình đến tình hình dịch có ở mức cao hay không? Và khi đến nên tránh những chỗ quá đông người, thực hiện nguyên tắc "5K" để đảm bảo an toàn.

Đồng thời, trước khi bắt đầu hành trình bạn nên dành một chút thời gian để tìm hiểu về cung đường mà mình sắp đi. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong các tình huống xảy ra và có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Vì có thể con đường bạn chọn đang trong thời gian được bảo trì hay nâng cấp. Và lúc đó bạn sẽ cần một con đường khác.

Luôn giữ tỉnh táo

Trước những hành trình bạn luôn cần phải giữ cho mình sự tỉnh tảo, đây là yếu tố quan trọng của việc lái xe. Nó giúp bạn có những chuyến đi an toàn và suôn sẻ. Vì vậy, hãy ngủ sớm đêm hôm trước để sáng hôm sau bạn có một đầu óc thoải mái và tỉnh táo.

Cùng với đó, bạn cũng không nên lái xe khi đã uống rượu bia dù chỉ là một chút. Vì khi đã uống rượu bia thì đầu óc của bạn sẽ không còn tỉnh tảo để xử lý các tình huống đi trên đường.  Vì vậy, nếu uống rượu bia thì bạn nên lựa chọn đi taxi.

Vì không chỉ có sự an toàn của riêng bạn mà còn là sự an toàn của những người tham gia giao thông khác, bên cạnh những hậu quả về tài chính và hình sự có thể xảy ra. Cái giá phải trả của bất cứ vụ tai nạn nào liên quan đến rượu bia hay đồ uống có cồn đều là không đáng có và nên được ngăn chặn từ đầu.

Không xao lãng

Lái xe khi xao lãng vốn là một vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam và nó càng trở nên nghiêm trọng hơn vào dịp nghỉ lễ khi mọi người quá bận tâm chuẩn bị cho nhiều thứ.

Vì vậy, khi đã ngồi sau vô lăng thì bạn không nên để tâm đến những việc của người ngồi cạnh, đằng sau.... cũng không nên sử dụng điện thoại để nhắn tin hay đọc tin nhắn.

Một nghiên cứu từ Viện Giao thông Công nghệ Virginia (Mỹ), nhắn tin khi lái xe có thể tăng nguy cơ vụ va chạm tăng lên 23 lần so với khi tập trung lái xe.

Mối nguy lớn nhất đối với các tài xế trên đường là những người điều khiển phương tiện khác, do đó hãy luôn luôn tập trung nhìn đường thay vì chiếc điện thoại của mình.

Nghỉ ngơi đúng mức

Lái xe khi mệt mỏi cũng nguy hiểm không kém so với lái xe khi say rượu. Vì vậy, cho dù bạn đang trên hành trình xuyên Việt cùng gia đình hay đã kiệt sức sau nhiều ngày ăn mừng năm mới, hãy chắc chắn rằng bạn đã nghỉ ngơi đủ khi ngồi sau tay lái.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 6 - 7 tiếng mỗi đêm có khả năng gây tai nạn cao hơn gấp đôi, trong khi những người ngủ ít hơn 5 giờ khiến nguy cơ này tăng lên gấp 4-5 lần.

Kiểm tra xe trước chuyến đi

Để có hành trình an toàn việc kiểm tra trước là điều rất cần thiết.

Dù là chuyến đi ngắn hay dài thì việc kiểm tra lại chiếc xe: Lốp, phanh, đèn, động cơ… là điều luôn cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những trục trặc bất thường khi đi trên đường: Nổ lốp, cháy đèn, mất phanh…

Hỏi giá vé gửi xe trước khi gửi

Đây là việc ít người để ý khi đi du xuân đầu năm. Tuy nhiên, nó lại khá quan trọng nếu bạn không muốn “mua” bực vào mình.

Đã có nhiều trường hợp xảy ra tranh cãi và thậm chí là xô xát vì phải trả mức phí gửi xe quá cao dịp đầu năm. Vì vậy, để tránh xảy ra việc này, bạn nên hỏi trước mức giá gửi xe tại nơi bạn định gửi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh nghiệm khi lái ô tô trở lại thành phố sau Tết sao cho an toàn
Kinh nghiệm khi lái ô tô trở lại thành phố sau Tết sao cho an toàn

VOV.VN - Kiểm tra ô tô, tính toán lộ trình... là những điều lái xe cần lưu ý trước khi di chuyển về các thành phố sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ngày Tết để tránh tai nạn ngay những ngày đầu năm.

Kinh nghiệm khi lái ô tô trở lại thành phố sau Tết sao cho an toàn

Kinh nghiệm khi lái ô tô trở lại thành phố sau Tết sao cho an toàn

VOV.VN - Kiểm tra ô tô, tính toán lộ trình... là những điều lái xe cần lưu ý trước khi di chuyển về các thành phố sau khoảng thời gian nghỉ ngơi ngày Tết để tránh tai nạn ngay những ngày đầu năm.

Lái xe cần bao nhiêu "giờ bay" để có kỹ năng thuần thục?
Lái xe cần bao nhiêu "giờ bay" để có kỹ năng thuần thục?

Sau đề xuất người có bằng lái trong vòng 1 năm không được đi trên cao tốc, nhiều người đặt câu hỏi cần bao nhiêu "giờ bay" để lái xe thuần thục.

Lái xe cần bao nhiêu "giờ bay" để có kỹ năng thuần thục?

Lái xe cần bao nhiêu "giờ bay" để có kỹ năng thuần thục?

Sau đề xuất người có bằng lái trong vòng 1 năm không được đi trên cao tốc, nhiều người đặt câu hỏi cần bao nhiêu "giờ bay" để lái xe thuần thục.

Vì sao ô tô điện vẫn không thể thiếu ắc-quy thường 12V?
Vì sao ô tô điện vẫn không thể thiếu ắc-quy thường 12V?

Một chiếc ô tô điện với dàn pin lithium cỡ lớn có thể tạo ra nguồn điện 400-800V nhưng vẫn không thể thiếu bình ắc-quy axit chì 12V thông thường như trên xe động cơ đốt trong.

Vì sao ô tô điện vẫn không thể thiếu ắc-quy thường 12V?

Vì sao ô tô điện vẫn không thể thiếu ắc-quy thường 12V?

Một chiếc ô tô điện với dàn pin lithium cỡ lớn có thể tạo ra nguồn điện 400-800V nhưng vẫn không thể thiếu bình ắc-quy axit chì 12V thông thường như trên xe động cơ đốt trong.

Mức phạt vi phạm giao thông mới nhất năm 2022 có thể lên tới 70 triệu đồng
Mức phạt vi phạm giao thông mới nhất năm 2022 có thể lên tới 70 triệu đồng

VOV.VN - Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP vừa được Chính Phủ ban hành, từ 1/1/2022 nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ bị tăng nặng mức xử phạt so với Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trước đó và có mức tăng cao nhất lên tới 60 - 70 triệu đồng.

Mức phạt vi phạm giao thông mới nhất năm 2022 có thể lên tới 70 triệu đồng

Mức phạt vi phạm giao thông mới nhất năm 2022 có thể lên tới 70 triệu đồng

VOV.VN - Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP vừa được Chính Phủ ban hành, từ 1/1/2022 nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ bị tăng nặng mức xử phạt so với Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trước đó và có mức tăng cao nhất lên tới 60 - 70 triệu đồng.