Khi nào nên bật đèn cảnh báo nguy hiểm trên xe?

VOV.VN - Nhiều lái xe vẫn thường sử dụng đèn khẩn cấp không hợp lý khi đi qua các ngã tư, vòng xuyến, vậy nên sử dụng đèn khẩn cấp thế nào cho đúng?

Đèn khẩn cấp là gì?

Đèn khẩn cấp hay còn gọi là cảnh báo nguy hiểm, chỉ sử dụng trong các trường hợp cần cảnh báo nguy hiểm cho phương tiện khác.

Theo sách hướng dẫn sử dụng xe, đèn cảnh báo nguy hiểm nên luôn được sử dụng sử dụng khi xe gặp sự cố phải dừng/đỗ trên đường. Đèn sẽ báo cho các lái xe khác biết xe bạn là mối nguy hiểm giao thông, nhắc nhở họ chú ý quan sát, chủ động tránh để không xảy ra va chạm.

Đèn khẩn cấp thường được bố trí tại nơi dễ quan sát, kích thước lớn trên bảng táp-lô để tài xế dễ dàng sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Khi nào nên dùng đèn khẩn cấp trên ô tô?

Đèn khẩn cấp chỉ nên sử dụng khi xe gặp sự cố đang di chuyển hay phải đỗ trên đường, giúp các tài xế khác chú ý, chủ động tránh xe để không xảy ra va chạm. Bên cạnh đó, đèn khẩn cấp cũng có tác dụng thu hút sự chú ý và giúp đỡ của những lái xe hay người đi đường khác khi xe đang di chuyển mà gặp trục trặc.

Khi xe gặp sự cố, hỏng hóc, người điều khiển phương tiện có thể dừng đỗ bật đèn khẩn cấp ở những nơi có biển cấm mà không bị xử phạt. Tuy nhiên, với những trường hợp lợi dụng việc bật đèn khẩn để dừng đỗ trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khi di chuyển trong thời tiết xấu như: mưa lớn, sương mù dày đặc sẽ làm tầm nhìn của lái xe bị hạn chế. Việc bật đèn khẩn cấp sẽ giúp các lái xe khác di chuyển chậm lại hoặc cân nhắc kỹ càng hơn khi có ý định vượt qua xe bạn.

Một trường hợp nữa cũng được khá nhiều người đồng tình khi sử dụng đèn khẩn cấp là việc lái xe di chuyển chậm qua khu vực có xảy ra tai nạn hoặc chở người đi cấp cứu.

Với những thông tin nêu trên, lái xe nên cân nhắc để sử dụng đúng những tính năng của đèn cảnh báo nguy hiểm.

Hiện nay, khi lưu thông trên đường, nhiều tài xế bật để đi thẳng qua ngã tư, vòng xuyến gây khó chịu cho người điều khiển các phương tiện khác. Thực tế, khi qua ngã tư, nếu không bật xi-nhan bên nào thì mặc định xe đi thẳng. Qua vòng xuyến cũng tương tự, rẽ bên nào, bật bên đó. Nếu đi thẳng qua vòng xuyến, luật không yêu cầu phải bật xi-nhan, nhưng nên sử dụng theo quy tắc "vào trái, ra phải" để an toàn hơn.

Trong cả hai trường hợp này, đèn khẩn cấp đều không nên sử dụng. Thậm chí nhiều người cho rằng, cách bật đèn này để thị uy với tài xế khác, muốn phóng nhanh cướp đường, gây nguy hiểm, hiểu nhầm cho tài xế từ cả hai phía.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mẹo giữ nội thất ô tô luôn mới
Mẹo giữ nội thất ô tô luôn mới

VOV.VN - Việc chăm sóc nội thất ô tô vô cùng quan trọng trong quá trình bảo dưỡng, nếu không chăm sóc đúng cách, chiếc xe có thể bị xuống cấp nhanh chóng.

Mẹo giữ nội thất ô tô luôn mới

Mẹo giữ nội thất ô tô luôn mới

VOV.VN - Việc chăm sóc nội thất ô tô vô cùng quan trọng trong quá trình bảo dưỡng, nếu không chăm sóc đúng cách, chiếc xe có thể bị xuống cấp nhanh chóng.

Ô tô cũ ít sử dụng thì bao lâu nên nổ máy một lần?
Ô tô cũ ít sử dụng thì bao lâu nên nổ máy một lần?

VOV.VN - Đối với ô tô cũ ít sử dụng, cần chăm sóc đúng cách và thường xuyên để xe không bị trục trặc kỹ thuật, cũng như bền bỉ với thời gian.

Ô tô cũ ít sử dụng thì bao lâu nên nổ máy một lần?

Ô tô cũ ít sử dụng thì bao lâu nên nổ máy một lần?

VOV.VN - Đối với ô tô cũ ít sử dụng, cần chăm sóc đúng cách và thường xuyên để xe không bị trục trặc kỹ thuật, cũng như bền bỉ với thời gian.

Mua bơm lốp ô tô cần lưu ý những gì?
Mua bơm lốp ô tô cần lưu ý những gì?

VOV.VN - Bơm lốp xe hơi sẽ giúp bạn xử lý kịp thời những trường hợp khẩn cấp như: xì lốp, lốp bị cán đinh… sau khi đã sử dụng luôn cả lốp dự phòng.

Mua bơm lốp ô tô cần lưu ý những gì?

Mua bơm lốp ô tô cần lưu ý những gì?

VOV.VN - Bơm lốp xe hơi sẽ giúp bạn xử lý kịp thời những trường hợp khẩn cấp như: xì lốp, lốp bị cán đinh… sau khi đã sử dụng luôn cả lốp dự phòng.

Mẹo tiết kiệm tiền khi thay bộ lọc gió trên ô tô
Mẹo tiết kiệm tiền khi thay bộ lọc gió trên ô tô

VOV.VN - Tất cả các phương tiện đều yêu cầu vật liệu tiêu hao như dầu, chất làm mát, dầu phanh và bộ lọc để hoạt động chính xác. Tuy nhiên, một trong những bộ phận hay bị bỏ quên nhất trên xe chạy xăng chính là bộ lọc gió, đặc biệt là bộ lọc động cơ và cabin. Để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng một cách tối đa, bạn có thể tự mình thay đổi bộ lọc gió trên xe.

Mẹo tiết kiệm tiền khi thay bộ lọc gió trên ô tô

Mẹo tiết kiệm tiền khi thay bộ lọc gió trên ô tô

VOV.VN - Tất cả các phương tiện đều yêu cầu vật liệu tiêu hao như dầu, chất làm mát, dầu phanh và bộ lọc để hoạt động chính xác. Tuy nhiên, một trong những bộ phận hay bị bỏ quên nhất trên xe chạy xăng chính là bộ lọc gió, đặc biệt là bộ lọc động cơ và cabin. Để tiết kiệm chi phí bảo dưỡng một cách tối đa, bạn có thể tự mình thay đổi bộ lọc gió trên xe.