Lái xe sau khi uống rượu bia bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?

VOV.VN - Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe khi tham gia giao thông đã uống rượu, bia có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 24 tháng.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các mức phạt đối với các hành vi lái xe khi đã uống rượu, bia đồng loạt tăng ở toàn bộ các mức quy định và ở mức cao nhất (nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1L khí thở); Mức phạt tiền tối đa sẽ tăng từ 18 triệu đồng lên 40 triệu đồng và thời gian tước quyền sử dụng GPLX cũng tăng từ 6 tháng lên gấp 4 lần (24 tháng). Cụ thể:

1. Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi:

- Điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 6 Điều 5).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 8 Điều 5)

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 -18 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm a, b khoản 10 Điều 5).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm một trong các hành vi:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 6 Điều 6).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 7 Điều 6).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 - 18 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm e, g khoản 8 Điều 6)

Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm một trong các hành vi:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm c khoản 5 Điều 7)

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1- 3 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm b khoản 7 Điều 7).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng.

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm a, b khoản 9 Điều 7).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng

+ Hình thức xử phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 - 24 tháng.

3. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm một trong các hành vi:

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Điểm q khoản 1 Điều 8).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Điểm e khoản 3 Điều 8).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng.

- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. (Điểm c, d khoản 4 Điều 8).

+ Mức xử phạt: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?
Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?

VOV.VN -Việc kiểm tra có còn cồng độ cồn trong máu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, nồng độ rượu, uống khi đói hay no, tình trạng bệnh lý...

Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?

Sau khi uống rượu, bia bao lâu thì được lái xe?

VOV.VN -Việc kiểm tra có còn cồng độ cồn trong máu, hơi thở phụ thuộc vào lượng rượu uống, nồng độ rượu, uống khi đói hay no, tình trạng bệnh lý...

Ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên bảng táp-lô ô tô
Ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên bảng táp-lô ô tô

VOV.VN - Các ký hiệu cảnh báo trên bảng táp-lô ô tô được thiết kế đều mang một ý nghĩa, chức năng riêng. Theo thống kế, có khoảng 64 ký hiệu đèn cảnh báo phổ biến nhất trên bảng táp-lô ô tô và việc hiểu ý nghĩa của nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi đi xe.

Ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên bảng táp-lô ô tô

Ý nghĩa của các đèn cảnh báo trên bảng táp-lô ô tô

VOV.VN - Các ký hiệu cảnh báo trên bảng táp-lô ô tô được thiết kế đều mang một ý nghĩa, chức năng riêng. Theo thống kế, có khoảng 64 ký hiệu đèn cảnh báo phổ biến nhất trên bảng táp-lô ô tô và việc hiểu ý nghĩa của nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều khi đi xe.

Khám phá các chế độ lái của Ford Ranger Raptor
Khám phá các chế độ lái của Ford Ranger Raptor

VOV.VN - Với hệ thống treo được thiết kế dành cho xe đua và một khung gầm được gia cố bền bỉ, Raptor được thiết kế để chinh phục những địa hình khó khăn nhất ở tốc độ cao mà vẫn duy trì sự kiểm soát tối đa.

Khám phá các chế độ lái của Ford Ranger Raptor

Khám phá các chế độ lái của Ford Ranger Raptor

VOV.VN - Với hệ thống treo được thiết kế dành cho xe đua và một khung gầm được gia cố bền bỉ, Raptor được thiết kế để chinh phục những địa hình khó khăn nhất ở tốc độ cao mà vẫn duy trì sự kiểm soát tối đa.

Phân biệt các ổ cắm sạc trên các xe ô tô điện
Phân biệt các ổ cắm sạc trên các xe ô tô điện

VOV.VN - Ô tô điện có ít nhất 5 loại cổng cắm điện tương ứng với các nhà sản xuất khác nhau, vì vậy, một trong những điều khó nhất đối với khách hàng đi xe chính là phân biệt các cổng sạc.

Phân biệt các ổ cắm sạc trên các xe ô tô điện

Phân biệt các ổ cắm sạc trên các xe ô tô điện

VOV.VN - Ô tô điện có ít nhất 5 loại cổng cắm điện tương ứng với các nhà sản xuất khác nhau, vì vậy, một trong những điều khó nhất đối với khách hàng đi xe chính là phân biệt các cổng sạc.