Đổi mới trong kiểm định ô tô từ ngày 1/1/2016

Siết chặt chu kỳ kiểm định ô tô, đơn giản hóa một số hạng mục đăng kiểm, giảm thời gian chờ đợi của người dân…

Đó là những điểm mới tại Thông tư 70 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quy định về kiểm định ô tô, có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.

Không “soi” xe, máy móc

Ông Phù Minh Sơn - Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Khánh Hòa cho biết, bình thường mỗi ngày chỉ có khoảng 80 - 90 xe tới đăng kiểm, nhưng gần 2 tháng nay, lượng xe đến đăng kiểm tăng cao, từ 120 - 130 xe/ngày. Riêng ngày 6/1, có tới 155 xe, đông nhất trong vòng 2 tháng nay. Tuy lượng xe tăng gấp đôi bình thường, nhưng đơn vị vẫn giải quyết xong trong ngày cho người dân. 

Kiểm tra kỹ thuật xe tại Trung tâm đăng kiểm
Kiểm tra kỹ thuật xe tại Trung tâm đăng kiểm

Để làm được điều đó, các cán bộ, công nhân viên trung tâm phải tăng thời gian làm việc từ 8 tiếng lên 10 - 11 tiếng/ngày. 

Cùng với việc tăng thời gian làm việc, việc triển khai Thông tư 70 của Bộ GTVT đã đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch trong thủ tục kiểm tra, tránh phiền hà cho chủ xe, lái xe và thuận lợi cho các đăng kiểm viên, rút ngắn thời gian khi kiểm định. 

Cụ thể, đăng kiểm không yêu cầu chủ xe xuất trình giấy chứng nhận chất lượng nhập khẩu khi đưa xe đến lập hồ sơ và kiểm định lần đầu. Các đơn vị đăng kiểm thực hiện tra cứu trên mạng nhập khẩu tại cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT và của Chính phủ. Việc này giảm giấy tờ đầu vào, đồng thời ngăn chặn được tình trạng một số đối tượng cố tình sửa chữa giấy chứng nhận nhập khẩu nhằm lừa khách hàng để trục lợi.

Ngoài ra, lâu nay người dân khi đưa xe đi kiểm định đều than phiền là bị “soi”, “xét” đến từng con ốc, vết sơn bị xước, cứ bị một lỗi là không đạt, phải đi sửa chữa mới được kiểm định, kể cả xe mới. Còn bây giờ, việc kiểm định được phân chia làm 3 mức cụ thể: khiếm khuyết, hư hỏng không quan trọng (không ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành xe) vẫn được kiểm định, chủ xe khắc phục sau; khiếm khuyết, hư hỏng quan trọng và khiếm khuyết, hư hỏng nguy hiểm thì chủ xe phải sửa chữa xong mới được kiểm định lại. Trung tâm Đăng kiểm căn cứ vào những mức này mà áp dụng, xét ở từng loại xe cũ, mới. Ngoài ra, với xe mới thì chỉ cần quan sát có dấu hiệu thay đổi ở thùng, cabin không chứ không nhất thiết phải đo kỹ kích thước dài, ngang, cao như trước đây.

Trước đây, đối với xe bị hư hỏng nguy hiểm như đứt phanh, mất lái… trung tâm đăng kiểm không có chế tài bắt khách hàng không được tham gia giao thông. Vì vậy, nhiều trường hợp vẫn cố gắng chạy xe ra đường để đi sửa chữa rất nguy hiểm, gây mất an toàn giao thông. Còn bây giờ, với những lỗi như vậy bắt buộc  chủ xe phải sửa chữa tại chỗ, hoặc gọi xe cứu hộ hỗ trợ.

Siết chặt hơn chu kỳ kiểm định

Bên cạnh việc tạo thuận lợi cho người dân và đơn vị đăng kiểm, Thông tư 70 cũng siết chặt hơn chu kỳ kiểm định của ô tô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải, với thời hạn kiểm định định kỳ gần hơn so với trước, nhất là xe taxi. Trước đây, đối với xe taxi, chu kỳ kiểm định lần đầu 24 tháng, lần sau 12 tháng. Nhưng hiện nay, chu kỳ lần đầu 18 tháng, lần sau 6 tháng.

Bên cạnh đó, Thông tư nới rộng hơn chu kỳ kiểm định đối với rơ moóc, sơ mi - rơ moóc. Cụ thể, xe có niên hạn từ 20 năm trở lên được tăng chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng/lần, có niên hạn sử dụng từ hơn 7 năm đến 12 năm chu kỳ kiểm định tăng từ 6 tháng lên 12 tháng/lần. “Có thể nói, Thông tư 70 điều chỉnh chu kỳ kiểm định phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của từng loại phương tiện. Bởi, đối với xe taxi, cường độ hoạt động cả ngày lẫn đêm, độ hao mòn, xuống cấp nhanh nên bắt buộc phải kiểm định thường xuyên để chủ phương tiện có biện pháp sửa chữa kịp thời, đảm bảo an toàn cho hành khách”, ông Sơn nói.

Theo ông Trần Kỳ Hình, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thông tư 70 cải cách mạnh về nội dung kiểm tra xe cơ giới trong quá trình kiểm định, theo hướng áp dụng nhiều hơn nữa các khuyến nghị của Tổ chức Đăng kiểm ô tô quốc tế; tăng chất lượng kiểm định; đánh giá đúng thực tế và phù hợp với loại xe kiểm định; giảm thời gian chờ của người dân; nâng cao trình độ, trách nhiệm và vai trò của đăng kiểm viên trong công tác kiểm định xe cơ giới, đáp ứng tốt hơn yêu cầu thủ tục hành chính và quản lý chặt chẽ chất lượng kiểm định phương tiện, góp phần phòng ngừa tai nạn giao thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ô tô phải lắp bình cứu hỏa mini: Những bất cập dễ thấy!
Ô tô phải lắp bình cứu hỏa mini: Những bất cập dễ thấy!

VOV.VN -Khi xảy cháy, những bình chữa cháy mini trên ô tô có phát huy tác dụng hay không? Và trên thị trường người tiêu dùng đang lạc vào "ma trận" bình cứu hỏa

Ô tô phải lắp bình cứu hỏa mini: Những bất cập dễ thấy!

Ô tô phải lắp bình cứu hỏa mini: Những bất cập dễ thấy!

VOV.VN -Khi xảy cháy, những bình chữa cháy mini trên ô tô có phát huy tác dụng hay không? Và trên thị trường người tiêu dùng đang lạc vào "ma trận" bình cứu hỏa

Loạn thị trường bình chữa cháy xe ô tô - ai đảm bảo chất lượng?
Loạn thị trường bình chữa cháy xe ô tô - ai đảm bảo chất lượng?

Trên thị trường hiện xuất hiện hàng loạt nơi bán bình chữa cháy mini dành cho ô tô với đủ loại thương hiệu, xuất xứ và giá tiền.

Loạn thị trường bình chữa cháy xe ô tô - ai đảm bảo chất lượng?

Loạn thị trường bình chữa cháy xe ô tô - ai đảm bảo chất lượng?

Trên thị trường hiện xuất hiện hàng loạt nơi bán bình chữa cháy mini dành cho ô tô với đủ loại thương hiệu, xuất xứ và giá tiền.

Từ 6/1/2016, xe hơi 4-9 chỗ phải có bình chữa cháy
Từ 6/1/2016, xe hơi 4-9 chỗ phải có bình chữa cháy

Mỗi sáu tháng, tài xế hay chủ xe nên mang bình chữa cháy đến hãng, cơ sở sản xuất để bảo trì, kiểm tra bình còn hoạt động tốt hay không.

Từ 6/1/2016, xe hơi 4-9 chỗ phải có bình chữa cháy

Từ 6/1/2016, xe hơi 4-9 chỗ phải có bình chữa cháy

Mỗi sáu tháng, tài xế hay chủ xe nên mang bình chữa cháy đến hãng, cơ sở sản xuất để bảo trì, kiểm tra bình còn hoạt động tốt hay không.